SELECT MENU

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em khi chăm sóc các mẹ cần lưu ý những gì?

Moaz BéBé - - 144
Share:

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là một trong số những bệnh lý rất dễ gặp phải. Đặc biệt, là trong thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh trẻ gặp vấn đề tai, mũi, họng… Vậy bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh như thế nào? làm sao để điều trị bệnh tốt nhất? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết nhé. 

Tổng quan về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Bệnh viêm tai giữa là gì? 

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Tai giữa là vị trí sau màng nhĩ của tai. Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng gây sưng, đau, sốt và chảy dịch. 

Độ tuổi thường gặp bệnh này nhất là trong khoảng từ 6 tháng đến 3 tuổi. 

Dựa theo tình trạng nhiễm trùng tai mà bệnh lý này được chia làm 3 loại dưới đây:  

  • Viêm tai giữa cấp tính: Bệnh thường xảy ra do nhiễm trùng đường hô hấp, chức năng của vòi nhĩ bị rối loạn. Viêm tai giữa cấp tính có thể dễ dàng điều trị và ít gây nguy hiểm. 
  • Viêm tai giữa mạn tính: Viêm tai giữa dai dẳng thường khoảng thời gian trên 12 tuần, tai bị chảy mủ lâu ngày qua lỗ thủng màng nhĩ .
  • Viêm tai giữa ứ dịch: Đây là tình trạng niêm mạc của tai giữa bị viêm và tiết dịch. Tuy nhiên, dịch này không chảy ra ngoài tai mà bị ứ đọng phía sau màng tai. Dịch ứ có thể là ở dạng thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo dính.

Bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trẻ không được điều trị đúng cách ngay từ sớm dễ chuyển sang mãn tính. Trẻ sẽ bị gây đau, chảy dịch, ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.

Ngoài ra, viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ, xơ cứng khớp giữa các xương con… ảnh hưởng đến sức nghe, có thể gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ chưa nói sõi. Một số trường hợp nặng hơn, viêm tai giữa còn có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch, liệt dây thần kinh mặt.

Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Một số nguyên nhân chủ yếu gây viêm tai giữa ở trẻ em: 

  • Trẻ em có hệ miễn dịch chưa phát triển, không đủ sức chống lại sự xâm nhập tác động của vi khuẩn gây ra. 
  • Do ống thính giác: Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn thiện. Ống thính giác của trẻ ngắn. Tai trong được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống thính giác bị đóng, các chất thải không thoát được. Vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng. 
  • Biến chứng của các bệnh lý tai, mũi, họng gây ra như: viêm họng, viêm VA, viêm xoang, viêm amidan…
  • Viêm vòi nhĩ
  • Viêm AV: VA nằm ở vị trí gần chỗ mở của các vòi nhĩ. Khi VA bị viêm sưng to, có thể làm tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn đến nhiễm trùng tai giữa.

    Dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa

    Dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em

Bệnh viêm tai giữa có các triệu chứng khá rõ rệt, tuy nhiên các triệu chứng này có thể dễ gây nhầm lẫn với một số các bệnh khác. Để hiểu rõ hơn các triệu chứng của bệnh giúp điều trị kịp thời. Chúng tôi đưa ra các triệu chứng phổ biến nhất dưới đây khi trẻ mắc viêm tai giữa. 

  • Sốt trên 38 độ C
  • Trẻ cảm thấy khó chịu tai, thường dùng tay để kéo hoặc dụi 
  • Trằn trọc, khó ngủ, quấy khóc, đau đầu
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy
  • Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài
  • Nghe kém, phản ứng kém với âm thanh 
  • Triệu chứng đau tai, đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ như thế nào hiệu quả

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ như thế nào hiệu quả

Hầu hết bệnh viêm tai giữa ở trẻ em sẽ khỏi sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng cần có phương pháp điều trị riêng. 

Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc hoặc phẫu thuật là 2 phương pháp được áp dụng hiện nay. 

Với bệnh viêm tai giữa cấp: Bố mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà bằng thuốc của bác sĩ kê đơn. Một số thường được dùng như: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm phù nề, thuốc xịt mũi, bơm hơi vòi nhĩ. nếu trẻ bị thủng màng nhĩ cần chú ý vệ sinh tai, lau mủ cho trẻ bằng nước muối sinh lý để tránh bít tắc. 

Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng với những trường hợp nặng: nhiễm trùng lan rộng, điều trị thuốc trong thời gian dài không đạt hiệu quả… Phẫu thuật được xem xét nếu viêm tai giữa có kèm theo viêm xương chũm mạn tính, có biến chứng, có hồi viêm…

Tổng quan về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Tổng quan về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Trẻ viêm tai giữa kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Để tình trạng viêm tai giữa ở trẻ được cải thiện, ngoài điều trị bằng thuốc bố mẹ cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ. Chế độ ăn cũng giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho trẻ nhỏ. 

Vậy trẻ bị viêm tai giữa nên hay không nên ăn gì? 

  • Vẫn bổ sung chế độ ăn uống thường ngày của trẻ.
  • Sử dụng dầu ô liu.
  • Ăn nhiều trái cây, rau, các loại hạt.
  • Trẻ biếng ăn có thể chia thành các các bữa nhỏ, đảm bảo năng lượng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất
  • Thực phẩm được chế biến, sạch sẽ, rõ nguồn gốc. 
  • Sử dụng các chế phẩm từ sữa hàng ngày, chủ yếu là sữa chua và pho mát.
  • Thịt đỏ, cá, trứng nên ăn hạn chế.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

Các thực phẩm bé không nên ăn khi bị viêm tai giữa: 

  • Protein từ sữa bò
  • Lúa mì không có celiac
  • Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
  • Đồ uống công nghiệp có đường

Cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em các mẹ cần lưu ý những gì?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì vậy bố mẹ nên lưu ý một số các vấn đề dưới đây để giúp trẻ tránh mắc bệnh viêm tai giữa nhé. 

Vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ. Tập cho trẻ thói quen rửa tay, giữ vệ sinh cơ thể. 

– Tiêm phòng cho trẻ đúng thời điểm. 

– Nên cho trẻ bú sữa mẹ để tăng đề kháng tốt nhất. 

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhiều khói, bụi, thuốc lá.

Bài viết trên đã liệt kê: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bố mẹ hãy đọc kỹ thông tin để có thể chăm sóc sức khỏe bé yêu tốt nhất nhé. 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý