SELECT MENU

Bệnh viêm thanh quản trẻ em: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Moaz BéBé - - 115
Share:

Bệnh viêm thanh quản trẻ em là bệnh lý hô hấp thường gặp phải, đặc biệt là ở những trẻ có sức đề kháng kém. Bệnh lý nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng về sức khỏe đồng thời gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Để hiểu hơn về bệnh lý này, mời các cha mẹ cùng tìm hiểu bệnh viêm thanh quản là gì, phân loại, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng chống trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung về bệnh viêm thanh quản

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về bệnh viêm thanh quản trẻ em, mời cha mẹ điểm qua những nội dung chính về định nghĩa, phân loại và phương pháp chẩn đoán của bệnh lý này.

Bệnh viêm thanh quản trẻ em là gì?

Viêm thanh quản là bệnh lý có thể gặp phải ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là bệnh lý chỉ tình trạng viêm của dây thanh quản do bị kích ứng, nhiễm trùng hay hoạt động quá sức. Bên trong của thanh quản là những thanh dây với hai nếp gấp của màng nhầy để bao phủ phần cơ và sụn. Khi dây thanh quản khỏe mạnh, chúng sẽ đóng mở rất nhịp nhàng để tạo âm thanh thông qua độ chuyển động và rung động.

Trong trường hợp thanh quản đang bị viêm, dây thanh quản thường rơi vào trạng thái kích thích làm biến dạng âm thanh mà trẻ phát ra ngoài. Vì vậy, trẻ bị viêm thanh quản thường có giọng khàn đặc và đôi khi bị mất giọng. Viêm thanh quản có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị.

Có mấy loại bệnh viêm thanh quản trẻ em

Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ có hai loại bao gồm:

  • Viêm thanh quản cấp tính: Các triệu chứng bệnh thường không quá nặng và đa số có thể tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày. Cách chữa bệnh viêm thanh quản cấp sẽ đơn giản hơn nhiều so với bệnh lý viêm thanh quản mạn tính.
  • Viêm thanh quản mạn tính: Là tình trạng viêm niêm mạc thanh quản kéo dài, thời gian viêm thanh quản có thể lên tới trên 3 tuần. Quá trình viêm thanh quản mạn tính có thể gây biến chứng như loạn sản hay teo niêm mạc thanh quản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Viêm thanh quản ở trẻ được chia làm cấp tính và mạn tính

Viêm thanh quản ở trẻ được chia làm cấp tính và mạn tính

Chẩn đoán bệnh viêm thanh quản ở trẻ em

Bệnh viêm thanh quản ở trẻ em có thể phát hiện qua việc thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ tiến hành soi tai mũi họng để xem xét các dấu hiệu bên trong nhằm đưa ra phán đoán chính xác nhất.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp các chẩn đoán cận lâm sàng chưa đưa ra được dấu hiệu có thể kết luận bệnh. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định nội soi hay sinh thiết nếu nghi ngờ những dấu hiệu trẻ đang mắc phải do sự xuất hiện của khối u hay những tổn thương từ bên trong.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm thanh quản

Người lớn hay trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh viêm thanh quản cấp. Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có nguy cơ mắc bệnh khác nhau. Với trẻ nhỏ, tình trạng viêm thanh quản thường xảy ra với những trẻ có một trong các yếu tố sau:

  • Trẻ sinh non, sức đề kháng kém.
  • Trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan…
  • Trẻ thường xuyên la hét, nói quá nhiều dẫn đến dây thanh quản bị tổn thương lâu ngày dẫn đến viêm thanh quản.
  • Trẻ bị viêm mũi họng quá phát gây viêm thanh quản.
  • Trẻ không được vệ sinh răng miệng, mũi họng đúng cách.
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá hay các môi trường nhiều trẻ mắc bệnh hô hấp.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày, viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân bệnh viêm thanh quản trẻ em

Ngoài bệnh viêm thanh quản là gì, các bậc cha mẹ còn thường băn khoăn về nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Bệnh viêm thanh quản cấp tính và mãn tính sẽ có các nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp tính là bệnh lý về sức khỏe mang tính chất tạm thời. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này là do trẻ quá dây thanh quản hoạt động quá sức hay bị nhiễm trùng. Cách chữa bệnh viêm thanh quản cấp tính tốt nhất là cần điều trị căn nguyên vấn đề để dây thanh quản hết viêm.

Nhìn chung, bệnh viêm thanh quản cấp tính đa số thường do những nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây ảnh hưởng đến dây thanh quản.
  • Trẻ sau khi bị viêm đường hô hấp dẫn đến biến chứng viêm thanh quản.
  • Trẻ thường xuyên la hét, nói quá nhiều hay hét to.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính

Tình trạng viêm thanh quản mạn tính là do dây thanh quản thường xuyên phải tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh. Tình trạng này diễn ra lâu dài khiến bệnh viêm thanh quản quá phát khó kiểm soát và đặc biệt khó điều trị dứt điểm.

Viêm thanh quản mạn tính ở trẻ nhỏ thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường có hoá chất độc hại hay có chất gây dị ứng.
  • Trẻ bị trào ngược axit dạ dày.
  • Trẻ có tiền sử bị viêm xoang mạn tính.
  • Gia đình có người hút thuốc lá và trẻ thường xuyên phải ngửi mùi khói thuốc.
  • Trẻ bị bội nhiễm nấm do dùng thuốc hít điều trị bệnh hen suyễn.
  • Trẻ lạm dụng giọng nói gây ảnh hưởng đến dây thanh quản.
Trẻ hay mắc các bệnh hô hấp tăng nguy cơ viêm thanh quản

Trẻ hay mắc các bệnh hô hấp tăng nguy cơ viêm thanh quản

Biểu hiện, triệu chứng bệnh viêm thanh quản trẻ em

Triệu chứng bệnh viêm thanh quản nhẹ hay nặng sẽ tùy thuộc vào thể trạng của từng trẻ và giai đoạn bệnh. Bệnh viêm thanh quản thường xảy ra khá đột ngột và diễn biến từ nhẹ đến nặng trong khoảng một tuần. Các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản mạn phổ biến nhất phải kể đến như sau:

  • Trẻ có giọng nói khàn đặc, thường xuyên nói hụt hơi, khó nói câu dài.
  • Trẻ có thể bị mất tiếng.
  • Trẻ ho nhiều, cơn ho dai dẳng khó kiềm chế.
  • Trẻ thường xuyên hắng giọng do vướng đờm.
  • Trẻ khó ăn uống do khó nuốt, họng đau.

Bệnh viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và chán ăn. Với tình trạng viêm nắp thanh quản hay còn gọi là viêm thanh nhiệt, các mô ở dưới đáy lưỡi có thể bị sưng viêm.

Nắp thanh quản bao trùm phần thanh quản và khí quản nằm dưới đáy lưỡi để bảo vệ đường thở khi trẻ nuốt. Nếu nắp thanh quản bị viêm, môi sẽ sưng lên dẫn đến tình trạng hẹp đường thở tăng nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu gặp những dấu hiệu sau:

  • Trẻ khó thở và thường xuyên phải lấy hơi để nói.
  • Trẻ khó nuốt, cảm giác nuốt đau dẫn đến chán ăn.
  • Trẻ chảy dãi, tiết nhiều nước bọt.
  • Khi trẻ thở mẹ nghe thấy âm thanh khò khè hoặc tiếng rít.
  • Trẻ bị sốt cao, sốt lâu ngày không hạ.
  • Giọng trẻ bị khàn đặc quá 2 tuần hay bị mất tiếng bất ngờ.

Biến chứng bệnh viêm thanh quản trẻ em

Đại đa số trường hợp bệnh viêm thanh quản trẻ em có thể tự khỏi sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trẻ cần đi khám và sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng đau khó chịu do viêm thanh quản gây ra. Trong trường hợp trẻ đang bị viêm thanh quản nhưng thường xuyên nói nhiều, nói to cũng sẽ khiến bệnh lý phức tạp hơn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm thanh quản nếu để lâu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến biến chứng bội nhiễm làm sức đề kháng của trẻ suy giảm trầm trọng. Những biến chứng phải kể đến của bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ như sau:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm phổi
  • Viêm amidan, viêm họng cấp
  • Viêm đường hô cấp cấp gây khó thở

Để tránh bệnh viêm thanh quản mãn tính biến chứng, cha mẹ cần quan sát kỹ những dấu hiệu của trẻ. Nhìn chung, viêm thanh quản cấp mãn tính diễn ra khá nguy hiểm có thể dẫn đến hiện tượng phù nề đường thở khiến trẻ khó thở dẫn đến tử vong. Khi trẻ có dấu hiệu sốt khó hạ, thở rên, thở rít cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm thanh quản ở trẻ em cần được điều trị kịp thời tránh biến chứng

Viêm thanh quản ở trẻ em cần được điều trị kịp thời tránh biến chứng

Cách chữa bệnh viêm thanh quản

Cách điều trị bệnh viêm thanh quản mãn tính tùy thuộc vào triệu chứng bệnh và tình hình sức khoẻ của trẻ. Thông thường, bệnh viêm thanh quản đa số có thể điều trị tại nhà. Một số ít trường hợp có các dấu hiệu bệnh nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe mới cần sự can thiệp của y tế.

Điều trị bệnh viêm thanh quản tại nhà

Chữa bệnh viêm thanh quản cấp có thể thực hiện bằng cách nghỉ ngơi và tự chăm sóc tại nhà. Một số biện pháp sau sẽ giúp cải thiện sức khỏe đồng thời giúp giảm các triệu chứng của bệnh lý này. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng các loại máy phun hơi nước hay máy tạo ẩm để tạo độ ẩm thích hợp nhất trong phòng trẻ.
  • Uống nhiều nước, bổ sung các loại thực phẩm mềm lỏng, dễ tiêu hoá.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất tăng đề kháng.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cho trẻ vận động nhẹ nhàng, cải thiện sức khỏe.
  • Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên làm dịu cổ họng như mật ong, trà gừng, tỏi mật ong…

Bệnh viêm thanh quản ở trẻ em để tự chăm sóc tại nhà đòi hỏi cha mẹ cần có kinh nghiệm và đồng thời theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ. Trẻ cần được nghỉ ngơi, ăn uống và tập luyện đúng cách để cơ thể nhanh hồi phục và các triệu chứng viêm thanh quản dần biến mất. Ngoài việc áp dụng các biện pháp trên, cha mẹ nên lưu ý trẻ cần hạn chế nói và hát to tránh ảnh hưởng đến vùng họng đang tổn thương.

Điều trị bệnh viêm thanh quản bằng thuốc

Bệnh viêm thanh quản và cách điều trị như thế nào tùy thuộc vào từng trường hợp. Nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao hay bỏ ăn, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kê thuốc để giảm triệu chứng bệnh giúp trẻ dễ chịu hơn. Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ có thể dùng chẩn đoán hình ảnh hoặc nội soi thanh quản để phát hiện các dấu hiệu và cấp độ bệnh.

Viêm thanh quản có thể nhận thấy bằng vệ dây thanh quản phù nề, có mủ hay sung huyết. Ngoài ra, ở mức độ viêm nặng dây thanh quản có thể tròn như sợi dây và quá phát to che bớt đường thở dẫn đến việc phát âm gặp khó khăn.

Trong trường hợp chẩn đoán viêm thanh quản do vi khuẩn gây ra, bác sĩ thường sẽ phải kê kháng sinh để kiểm soát và loại bỏ vi khuẩn. Nếu trường hợp viêm thanh quản nặng, trẻ có thể sẽ cần bổ sung thêm corticosteroid để kháng viêm.

Biến chứng của bệnh viêm thanh quản đôi khi dẫn đến những bệnh lý khác như viêm xoang hay trào ngược dạ dày. Nếu trẻ đang gặp các  biến chứng này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm thanh quản bao gồm cả những bệnh lý khác. Nếu điều trị bằng thuốc không thuyên giảm, bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ đôi khi cần can thiệp thủ thuật xâm lấn. Trẻ có thể được tư vấn phẫu thuật nếu thanh quản đã bị tổn thương quá nặng.

Điều trị viêm thanh quản như thế nào tuỳ theo mức độ viêm của từng trẻ

Điều trị viêm thanh quản như thế nào tuỳ theo mức độ viêm của từng trẻ

Phòng ngừa bệnh viêm thanh quản

Ngoài tìm hiểu các cách chữa bệnh viêm thanh quản mãn tính, các bậc cha mẹ còn thường quan tâm về cách phòng tránh bệnh lý này cho trẻ. Một số lưu ý giúp trẻ giảm tối đa số lần tái viêm thanh quản cha mẹ có thể tham khảo như sau:

Tránh xa khói thuốc lá

Một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản là do trẻ phải tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá. Khói thuốc làm tăng tuyến nhầy ở mũi, kích thích bạch cầu đa nhân hoạt động và giảm khả năng vận động của lông bảo vệ trong tế bào niêm mạc mũi họng.

Điều này khiến trẻ dễ mắc phải bệnh lý viêm thanh quản hay các bệnh lý hô hấp khác. Vì vậy, trẻ em có tiền sử bị viêm thanh quản nên hạn chế tối đa tiếp xúc với khói thuốc để giảm tái lại bệnh lý này.

Bổ sung đủ nước

Để hỗ trợ cho các cách điều trị bệnh viêm thanh quản cấp, trẻ cần bổ sung thêm nhiều nước mỗi ngày nhằm giữ cổ họng luôn ẩm và ấm. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng là cách tốt nhất làm giảm đau cổ họng, loãng đờm và đồng thời giảm triệu chứng ho hiệu quả. Ngoài nước lọc, cha mẹ có thể bổ sung thêm nước trái cây, nước canh, nước cháo cho trẻ để cung cấp thêm hàm lượng vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Tránh ăn thực phẩm cay nóng

Thực phẩm cay nóng sẽ khiến các biểu hiện của bệnh viêm thanh quản càng nặng nề và khó điều trị hơn. Độ cay nóng của thực phẩm sẽ gây kích ứng niêm mạc họng đang tổn thương dẫn đến tình trạng bệnh viêm thanh quản mạn tính gây nhiều biến chứng đáng tiếc cho sức khỏe hệ hô hấp của trẻ.

Hạn chế nói to, la hét          

Các dây thanh âm của trẻ viêm thanh quản đang bị sưng lên và vô cùng nhạy cảm. Dây thanh quản này cần có thời gian để phục hồi nên trẻ cần hạn chế tối đa tình trạng nói lớn tiếng hay la hét.

Triệu chứng của bệnh viêm thanh quản sẽ tái lại và nặng nề hơn nếu trẻ thường xuyên la hét, nói to, nói nhiều. Vì vậy, cha mẹ nên khuyên trẻ nói vừa đủ nghe, đặc biệt là trong những giai đoạn trẻ đang bị viêm họng.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Môi trường sống bụi bặm, ô nhiễm có thể dẫn đến bệnh viêm thanh quản ở trẻ con. Vì vậy, nếu trẻ sức đề kháng kém và dễ mắc phải những bệnh lý về mũi họng mẹ nên chú trọng đến việc tạo môi trường sống trong lành, sạch sẽ cho bé. Điều này không chỉ giúp làm giảm tình trạng bệnh viêm thanh quản tái lại mà còn giúp trẻ giảm tiếp xúc với vi khuẩn, virus gây bệnh hô hấp từ môi trường.

Sử dụng máy hút bụi giường nệm Moaz BeBe MB – 037 là lựa chọn tuyệt vời nhiều nhiều chị em nội trợ ưa chuộng. Đây là dòng máy hút bụi giường nệm mini nhỏ gọn có lực hút cao giúp loại bỏ tối đa mọi vi khuẩn, nấm mốc trên bề mặt. Đặc biệt, thiết bị máy hút bụi giường nệm của Moaz BeBe MB – 037 còn tích hợp thêm loại đèn UV có bước sóng 253.7nm với tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ những siêu vi trùng trên chăn đệm và đồ dùng gia đình.

Với những gia đình có trẻ nhỏ, máy hút bụi giường nệm là thiết bị cần có giúp giảm các tác nhân gây bệnh lý về hô hấp và da liễu. Máy được thiết kế với phần tay cầm tiện lợi, cốc đựng bụi dung tích lớn, đèn UV diệt khuẩn và hai đèn cảm ứng cùng bánh xe tiện lợi. Mẹ có thể sử dụng máy hút bụi cầm tay của Moaz để vệ sinh thảm đệm, chăn gối, sofa, nệm ngồi rất tiện lợi và nhanh gọn.

Máy hút bụi Moaz BeBe MB – 037 cần thiết cho mọi gia đình

Máy hút bụi Moaz BeBe MB – 037 cần thiết cho mọi gia đình

Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh viêm thanh quản trẻ em, cách chữa trị và phòng tránh bệnh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về bệnh lý này và chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý