SELECT MENU

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em khi chăm sóc các mẹ cần lưu ý những gì?

Moaz BéBé - - 196
Share:

Viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dẫn đến viêm và tắc nghẽn tiểu phế quản ở phổi. Thời điểm bệnh phát triển mạnh nhất là thời tiết lạnh, thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến hệ hô hấp non yếu của bé. Vậy bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu? Triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào? Bố mẹ hãy tìm hiểu trong bài viết nhé. 

Tổng quan về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Tiểu phế quản là các ống dẫn khí nhỏ nằm trong phổi. Khi tiểu phế quản bị tác động hay xâm nhập của virus có thể gây sưng, viêm làm tắc nghẽn, ngăn chặn khí lưu thông trong đường thở. 

Viêm tiểu phế quản là gì? Viêm tiểu phế quản là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, nhiễm trùng phổi do virus gây ra. 

Bệnh lý này thường xảy ra với độ tuổi < 24 tháng tuổi. Đặc biệt là trẻ từ 2-6 tháng tuổi. Hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện, không có khả năng chống trả hay đề kháng với các loại virus. 

Virus hợp bào hô hấp RSV bắt đầu xâm nhập từ đường hô hấp trên sau đó bắt đầu lan xuống phế quản trung bình, nhỏ và tiểu phế quản. Tình trạng này có thể gây hoại tử biểu mô và bắt đầu phản ứng viêm. 

Bệnh có thể lây lan thông qua nước bọt, virus bám trên đồ chơi… Chính vì vậy, nếu phát hiện trẻ mắc viêm tiểu phế quản, bố mẹ nên cho bé nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh. 

Triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em có những triệu chứng giống với nhiều bệnh lý về đường hô hấp khác. Dấu hiệu ban đầu có thể nhận biết chính là: khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi hoặc có thể là sốt trong 1-2 ngày. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, đúng cách các triệu chứng sẽ dần nặng hơn:

Dấu hiệu nhận biết viêm tiểu phế quản ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết viêm tiểu phế quản ở trẻ

  • Dấu hiệu trẻ ho nhiều, thở ngấp và thở khò khè, hụt hơi. 
  • Mỗi nhịp thở có thể nhận thấy sự co kéo của cổ và phổi.
  • Thời gian sốt kéo dài 4-5 ngày.
  • Mệt mỏi, thiếu nước.
  • Trẻ biếng ăn, quấy khóc. 
  • Nôn mửa kèm với tiêu chảy.
  • Có thể kéo theo viêm tai giữa.
  • Da, móng tay hoặc môi chuyển sang màu xanh tím. 

Cách điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là bệnh lý vô cùng phổ biến. Nếu nhận biết sớm và điều trị kịp thời thì không cần quá lo lắng. Tình trạng bệnh nhẹ bố mẹ có thể điều trị cho bé ngay tại nhà. Dưới đây là phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ bố mẹ cần lưu ý. 

Trong trường hợp bé được điều trị tại nhà, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Cách điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ

Cách điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ

  • Cho bé nghỉ ngơi, ăn uống điều độ để nạp đủ năng lượng, sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Uống đủ nước, tránh để bé mất nước. 
  • Nên đặt máy tạo ẩm trong phòng giúp bé dễ thở hơn. 
  • Làm sạch bụi bẩn trên giường nệm của bé, trong gia đình. 
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Không để bé ngửi khói thuốc lá, mùi hóa chất độc hại hay tiếp xúc với môi trường bụi bẩn. 
  • Giữ cho bé ở tư thế thẳng sẽ giúp bé dễ thở hơn.
  • Bố mẹ cho bé kết hợp dùng thêm thuốc: hạ sốt, giảm đau, trị ho, kháng viêm… theo chỉ định của bác sĩ. Không dùng quá liều gây tổn hại sức khỏe hoặc lờn thuốc. 

Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng như: Tím tái, bỏ bú hoặc bú kém, không uống được, trẻ sốt gây co giật, khó thở – thở gấp. Dấu hiệu mất nước bố mẹ nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị

Trẻ bị viêm tiểu phế quản ở trẻ em nên ăn gì và kiêng gì?

Để chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản bố mẹ cần chú ý chế độ ăn hợp lý cho bé. Trong thời điểm này trẻ sẽ mệt mỏi, biếng ăn nhưng vẫn cần phải bổ sung đủ năng lượng. Theo các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ mắc bệnh này bố mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm sau: 

  • Tôm, cá, rau xanh, chất béo lành mạnh (cá hồi,…).
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc, bổ sung oresol bù điện giải (nếu trẻ bị sốt cao, tiêu chảy),…

Chú ý, có thể chia ra nhiều bữa nhỏ, chế biến đồ ăn mềm nhừ, loãng để trẻ dễ ăn hơn. 

Bên cạnh đó, một số thực phẩm trẻ không nên ăn như: thực phẩm nhiều đường, nước có gas, thức ăn nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng, khó tiêu hóa…

Cách phòng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em các mẹ cần lưu ý những gì?

Các phương pháp phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em các mẹ cần lưu ý:

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản

  • Trẻ sinh đủ tháng, đủ cần năng sẽ giúp hạn chế mắc các bệnh lý hơn. Vì vậy ngay từ trong quá trình mang thai mẹ nên chú ý khám thai theo định kỳ, để cho trẻ một quá trình mang thai an toàn, khỏe mạnh nhất. 
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Những trẻ được bú sữa mẹ trong 2 năm đầu sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh cao hơn với trẻ uống sữa công thức. 
  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé. Đảm bảo không gian trong gia đình luôn trong lành, tránh trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, thuốc lá. 
  • Thời tiết giao mùa, trời lạnh nhớ giữ ấm cho trẻ.
  • Theo dõi thân nhiệt thường xuyên. 
  • Tránh khỏi vùng dịch hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh. 

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Bố mẹ nhớ lưu lại kiến thức trong sổ tay để có kiến thức tốt nhất chăm con nhé. 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý