SELECT MENU

Bệnh viêm xoang ở trẻ là gì? Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả

Moaz BéBé - - 157
Share:

Bệnh viêm xoang ở trẻ gây đau nhức và khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt, học tập của trẻ hàng ngày. Tuy nhiên, không ít phụ huynh còn chưa hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh xoang ở trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và cách phòng chống bệnh viêm xoang trẻ em trong bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh lý này.

Bệnh viêm xoang trẻ em là gì?

Các hốc xương rỗng ở mặt gọi là xoang và vùng xoang chứa không khí với niêm mạc bao phủ thông với khoang mũi. Xoang sẽ bao gồm nhiều loại như xoang mũi, xoang trán, xoang hàm, xoang sàng.

Khi ở trạng thái bình thường, những lỗ xong sẽ thông thoáng đủ để dịch tiết và không khí lưu thông một cách tốt nhất. Viêm xoang xảy ra khiến tình trạng các xoang bị viêm sưng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Khái niệm bệnh viêm xoang trẻ em

Bệnh viêm xoang cấp ở trẻ em là tình trạng các xoang bị viêm nhiễm, sưng phù gây tắc nghẽn lỗ thông xoang. Bệnh viêm đa xoang trẻ em là tình trạng trẻ bị viêm đồng thời ở nhiều ổ xoang cùng một lúc. Những xoang bị viêm sẽ tích tụ nhiều dịch nhầy dẫn đến việc thoát nước, dịch nhầy ra ngoài gặp khó khăn.

Viêm xoang đa số thường gặp nhiều ở người lớn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng kém đi liền với cơ địa dị ứng. Những trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý về hô hấp như nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, viêm mũi dị ứng thường có tỷ lệ cao bị viêm xoang.

Thông thường, trẻ em khoảng trên 6 tuổi có tỷ lệ dễ mắc bệnh viêm đa xoang hơn so với những trẻ bé. Các xoang ở độ tuổi này đã phát triển tương đối toàn diện và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân dị ứng bên ngoài.

Tìm hiểu bệnh viêm xoang trẻ em là gì

Tìm hiểu bệnh viêm xoang trẻ em là gì

Bệnh xoang trẻ em có mấy loại?

Bệnh viêm xoang mũi trẻ em hiện nay được chia ra làm hai loại sau:

Viêm xoang mãn tính

Viêm xoang mãn tính là bệnh lý thường kéo dài khoảng 8 – 12 tuần. Những triệu chứng trong giai đoạn xoang mãn tính sẽ tương đối lâu nhưng mức độ chưa quá nặng. Thông thường, giai đoạn viêm xoang này trẻ sẽ bị sốt theo từng đợt, tình trạng ho kéo dài và sổ mũi, ngạt mũi tùy thể trạng. Một số trẻ có thể sẽ bị ù tai, đau tai, đau răng hoặc cảm giác nặng mắt, mệt mỏi.

Viêm xoang cấp tính

Viêm xoang cấp tính tình trạng bệnh sẽ kéo dài khoảng 4 tuần. Viêm xoang cấp tính thường sẽ cần sử dụng thuốc điều trị để đảm bảo giảm triệu chứng bệnh và hỗ trợ cơ thể trẻ nhanh hồi phục các vùng xoang.

Trẻ bị viêm xoang cấp tính cần thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc mà cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con.

>> Xem thêm: Bệnh hen suyễn trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Nguyên nhân bệnh viêm xoang trẻ em

Ngoài bệnh viêm xoang là gì, tìm hiểu nguyên nhân gây xoang ở trẻ là điều cha mẹ nên quan tâm. Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi xoang phổ biến nhất là vi khuẩn, virus và nấm.

Những virus, vi khuẩn gây viêm xoang thường gặp như Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella, Haemophilus influenzae… Những vi khuẩn gây bệnh di chuyển từ vùng hầu họng ngược lên các xoang dẫn đến tình trạng viêm xoang ở trẻ.

Viêm xoang thường gặp nhiều ở những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại. Ngoài ra, trẻ có cơ địa dị ứng và những bệnh lý liên quan thường có nguy cơ cao mắc viêm xoang. Cụ thể những bệnh lý tăng nguy cơ viêm xoang ở trẻ nhỏ như sau:

  • Bệnh viêm đường hô hấp trên: Trẻ bị viêm đường hô hấp trên thường ho nhiều, chảy mũi, sốt nhẹ.
  • Bệnh viêm mũi dị ứng: Trẻ viêm mũi có triệu chứng khò khè, chảy nước mũi trong kèm theo ran ở phổi.
  • Bệnh hen phế quản: Trẻ bị hen do phế quản co thắt dẫn đến trẻ khó thở gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Bất thường ở hốc mũi: Trẻ có dấu hiệu bất thường ở hốc mũi như vẹo vách ngăn, VA vòm thường sẽ có nguy cơ cao mắc viêm xoang.

Các bệnh lý trên nếu kéo dài dai dẳng không được điều trị kịp thời thường dẫn đến niêm mạch trẻ phù nề. Các lỗ thông mũi xoang có thể tắc lại dẫn đến tình trạng ứ dịch bên trong xoang mũi. Đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị biến chứng viêm xoang sau khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp.

Bệnh viêm xoang trẻ em xảy ra do nhiều nguyên nhân

Bệnh viêm xoang trẻ em xảy ra do nhiều nguyên nhân

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh viêm xoang trẻ em

Dấu hiệu bệnh viêm xoang tùy theo thể trạng và mức độ bệnh sẽ có sự khác nhau. Các triệu chứng xoang nhìn chung không có biểu hiện đặc hiệu như người lớn do kích thước các xoang của trẻ tương đối nhỏ. Đồng thời, nhiều trẻ nhỏ chưa miêu tả được chính xác triệu chứng, cảm giác mà bản thân đang gặp phải khiến cha mẹ khó nhận biết về bệnh viêm xoang ở trẻ trong giai đoạn đầu.

Cụ thể một số dấu hiệu phổ biến nghi ngờ trẻ bị bệnh viêm xoang cha mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Dịch mũi chảy nhiều xuống họng: Dịch mũi của trẻ chảy xuống họng lâu ngày có kèm mủ tích tụ khiến trẻ khó chịu, đau nhức.
  • Hắt hơi thường xuyên: Đa số trẻ viêm xoang đều bị kích ứng niêm mạc mũi dẫn đến hắt hơi thường xuyên, đặc biệt là ban đêm và sáng sớm. Hắt hơi cũng là cách mà trẻ tống bụi bẩn và tác nhân gây bệnh ra bên ngoài.
  • Cảm giác nặng quanh vùng mắt mũi: Vùng xoang và các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng do dịch mũi tích tụ khiến trẻ có cảm giác đau ở vùng mắt, vùng thái dương. Mức độ đau sẽ tăng theo tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ.
  • Ho và đau họng: Trẻ bị ngứa họng và đau họng do dịch mũi tiết ra chảy xuống họng. Tình trạng đau họng và ho dai dẳng sẽ nghiêm trọng hơn nếu vi khuẩn, virus từ vùng xoang bị viêm gây biến chứng bệnh niêm mạc họng.
  • Đau răng, đau hàm: Trẻ bị viêm xoang thường xuyên bị đau răng và đau vùng hàm. Đồng thời hơi thở của trẻ thường có mùi hôi khó chịu.
  • Tai đau nhức: Vùng xoang gây áp lực lên tai khiến tai thường xuyên bị đau nhức hay khó chịu. Nếu xoang lâu ngày có thể dẫn đến viêm tai giữa, suy giảm thính lực.

Biến chứng bệnh viêm xoang trẻ em

Bệnh viêm xoang ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Viêm xoang nếu không được điều trị đúng cách và triệt để có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm phải kể đến như:

  • Viêm dây thần kinh thị giác, viêm mí mắt, viêm nhiễm giảm thị lực.
  • Viêm phế quản mãn tính, viêm thanh quản, viêm họng hạt.
  • Hen suyễn, viêm tắc tĩnh mạch.
  • Viêm màng não hoặc áp xe não.
  • Viêm tai giữa.

Các biến chứng nguy hiểm kể trên có thể là nguyên nhân đe dọa tính mạng của trẻ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Các triệu chứng và biến chứng viêm xoang thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. Ngoài ra, bệnh viêm xoang cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, học tập và sinh hoạt của trẻ.

Với trẻ em bị viêm xoang, cha mẹ không được chủ quan mà cần đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên môn. Nếu trẻ đã điều trị bằng thuốc trong 7 – 10 ngày và chăm sóc tại nhà nhưng bệnh không thuyên giảm cần tái khám ngay để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, trường hợp trẻ sốt cao quá 2 ngày, cơ thể đau nhức, dịch mũi có mủ cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay tránh trường hợp bệnh biến chứng nguy hiểm.

Viêm xoang trẻ em dẫn đến nhiều biến chứng về sức khoẻ

Viêm xoang trẻ em dẫn đến nhiều biến chứng về sức khoẻ

Cách chữa trị bệnh viêm xoang trẻ em

Tùy xem bệnh viêm xoang ở trẻ em có nguyên nhân và mức độ như thế nào mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Một số phương pháp điều trị phổ biến như sau:

Điều trị bằng thuốc

Nếu phụ huynh đang nghi ngờ trẻ bị viêm xoang nên đưa trẻ đến phòng khám bác sĩ tai mũi họng để được kiểm tra và làm các xét nghiệm chuyên môn nhằm chẩn đoán bệnh. Bác sĩ thường sẽ nội soi mũi, chụp CT, MRI, kiểm tra dị ứng hoặc nuôi cấy mô mũi để xác định bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

Sau khi chắc chắn trẻ mắc viêm xoang, bác sĩ cần kê một số loại thuốc giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị viêm xoang cho trẻ tùy theo độ tuổi, cân nặng và mức độ bệnh. Các loại thuốc cơ bản như:

  • Thuốc kháng sinh dùng khi viêm xoang do vi khuẩn.
  • Thuốc giảm đau giúp giảm đau nhức ở vùng viêm xoang.
  • Thuốc kháng histamin dùng khi xoang do tác nhân dị ứng.
  • Thuốc Corticoid dùng trong tình trạng bệnh viêm mũi nặng.
  • Thuốc xịt thông mũi giảm ngạt mũi cho trẻ.

Liệu pháp miễn dịch

Nếu trẻ bị viêm đa xoang do dị ứng bác sĩ có thể áp dụng thêm liệu pháp điều trị miễn dịch. Phương pháp này cần test để biết được nguyên nhân gây dị ứng và giúp trẻ tránh được các dị nguyên ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

Can thiệp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh viêm xoang cấp tính tái phát dai dẳng. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật xoang để loại bỏ dịch ở vùng xoang giúp lỗ mũi thông thoáng hơn.

Đồng thời, trong quá trình này bác sĩ phẫu thuật có thẻ sẽ chỉnh sửa cấu trúc bất thường trong khoang mũi nếu có để hạn chế tình trạng viêm mũi tái lại. Tuy nhiên, can thiệp ngoại khoa không khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ. Vì vậy, biện pháp này chỉ được sử dụng trong trường hợp đặc biệt.

Bệnh viêm xoang cần điều trị kịp thời tránh biến chứng đáng tiếc

Bệnh viêm xoang cần điều trị kịp thời tránh biến chứng đáng tiếc

Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang trẻ em

Bệnh viêm xoang khiến trẻ khó chịu, sức khỏe kém và ảnh hưởng không nhỏ đến việc vui chơi, học tập hàng ngày. Vì thế, cha mẹ nên biết cách phòng chống bệnh lý này để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.

Điều trị tận gốc bệnh viêm mũi ở trẻ

Bệnh lý viêm mũi ở trẻ em nếu không được điều trị dứt điểm sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm xoang mãn tính. Vì vậy, khi trẻ gặp các triệu chứng của bệnh cảm cúm hay viêm mũi dị ứng gia đình nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Việc chẩn đoán chính xác và điều trị sớm sẽ ngăn ngừa tình trạng viêm mũi lan rộng đến các xoang mũi. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không nên tự mua thuốc điều trị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ

Bệnh viêm xoang thường dễ tái lại ở những trẻ có sức đề kháng yếu. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý giúp trẻ tăng sức đề kháng tự nhiên bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh đủ chất, tập luyện thể thao thường xuyên và nghỉ ngơi đúng cách.

Hạn chế các tác nhân gây dị ứng

Vận động ngoài trời là cách tốt nhất giúp trẻ tăng sức đề kháng tự nhiên. Trẻ được hòa mình vào thiên nhiên, vui chơi và chạy nhảy trong môi trường lành mạnh sẽ có sức khỏe tốt hơn.

Nhờ việc vận động và tập thể dục thể thao thường xuyên, cơ thể trẻ sẽ khỏe mạnh và nhanh phục hồi sau những đợt viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý giúp trẻ tránh xa những tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, khói thuốc và bụi bẩn.

Bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ

Hệ hô hấp của trẻ cần được bảo vệ đúng cách để hạn chế các bệnh lý về viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Một số lưu ý cha mẹ cần biết như:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị viêm đường hô hấp, người đang cảm cúm.
  • Giúp trẻ tránh xa những người hút thuốc, khói thuốc và các tác nhân gây dị ứng cho trẻ.
  • Cho trẻ đánh răng, súc miệng nước muối và rửa tay thường xuyên.
  • Nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý ấm hàng ngày.
  • Chú ý giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, không nuôi thú cưng trong nhà, vệ sinh máy lạnh thường xuyên.
  • Bổ sung thêm máy tạo ẩm không khí giúp phòng có độ ẩm phù hợp, tránh hiện tượng khô mũi.
  • Tạo thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài cho trẻ.
  • Xông hơi mũi bằng nước gừng, sả, chanh giúp khoang mũi giảm tắc nghẽn đồng thời làm ẩm đường thở, xoa dịu những mô xoang đang tổn thương.
  • Nhắc nhở trẻ nên uống nhiều nước bao gồm nước lọc, nước trái cây hay nước canh để làm loãng dịch nhầy trong mũi họng để chất nhầy ra ngoài.
Thể thao tăng sức đề kháng cho trẻ

Thể thao tăng sức đề kháng cho trẻ

Vệ sinh giường đệm, nhà cửa sạch sẽ

Môi trường không sạch sẽ, nhiều bụi bẩn là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh viêm xoang ở trẻ em tái đi tái lại dù cha mẹ đã thực hiện nhiều biện pháp phòng chống bệnh. Vì vậy, gia đình cần có biện pháp bảo vệ hệ hô hấp của trẻ bằng cách giữ nhà cửa luôn sạch sẽ. Đặc biệt khu vực phòng ngủ của trẻ cần được quan tâm đúng mực bằng cách hút bụi, vệ sinh giường nệm thường xuyên.

Sử dụng máy hút bụi giường nệm Moaz BeBe MB – 037 là giải pháp tuyệt vời được nhiều gia đình có trẻ nhỏ ưa chuộng hiện nay. Đây là dòng máy hút bụi cầm tay nhỏ gọn có lực hút mạnh tối đa 12.000 pascal, đảm bảo hút sạch mọi bụi bẩn trên giường nệm. Sử dụng máy hút bụi cầm tay cũng là cách tốt nhất giúp cha mẹ làm sạch các loại lông thú nuôi, tóc trên bề mặt đồ dùng, hạn chế tác nhân gây viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Điểm ưu việt của máy hút bụi cầm tay Moaz BeBe MB – 037 là sản phẩm được tích hợp đèn UV có bước sóng 253.7nm giúp loại bỏ hầu hết các vi khuẩn, nấm mốc, siêu vi trùng trên chăn đệm và đồ dùng. Nhờ vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm vì mọi vi khuẩn đều được diệt sạch giúp đảm bảo sức khỏe cho hệ hô hấp của bé yêu.

Ngoài vệ sinh giường nệm cho bé, máy hút bụi giường nệm còn có thể dùng để vệ sinh thảm gia đình, rèm cửa, sofa đặc biệt tiện lợi. Ngoài ra, sản phẩm máy hút bụi đến từ thương hiệu Moaz BeBe còn có khả năng đo lường khoảng cách phù hợp nhất để làm sạch tối đa bề mặt chăn đệm. Nếu người dùng nhấc máy lên độ cao quá mức so với quy định làm sạch thì đèn UV diệt khuẩn sẽ tự động tắt.

Cách sử dụng máy hút bụi cầm tay Moaz BeBe MB – 037 rất đơn giản. Vì vậy, máy đặc biệt tiện ích cho mọi gia đình giúp bầu không khí luôn trong lành mang lại giấc ngủ ngon cho cả gia đình. Đồng thời, sở hữu một chiếc máy hút bụi cầm tay Moaz BeBe cũng sẽ giúp môi trường luôn sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn giúp trẻ hạn chế các bệnh lý về hô hấp, viêm mũi dị ứng.

Máy hút bụi cầm tay Moaz BeBe cần thiết cho gia đình có trẻ nhỏ

Máy hút bụi cầm tay Moaz BeBe cần thiết cho gia đình có trẻ nhỏ

Bài viết trên là những chia sẻ chi tiết nhất về tổng hợp các thông tin cha mẹ cần biết về bệnh viêm xoang ở trẻ. Hy vọng với những kiến thức kể trên sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về bệnh lý này và có cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý