Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì? Thực đơn cho người sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết khiến sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ em bị thuyên giảm. Vì vậy, để sức khỏe nhanh hồi phục trẻ cần được chăm sóc về chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Vậy bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thực đơn cho người sốt xuất huyết
Để lên thực đơn cho người sốt xuất huyết, bạn cần tìm hiểu kỹ bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng ăn gì. Theo tư vấn từ bác sĩ dinh dưỡng, người bị sốt xuất huyết cần chú ý những vấn đề sau:
Bị bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến hệ miễn dịch của của trẻ. Trong quá trình điều trị và sau khi khỏi bệnh, sức đề kháng của trẻ sẽ yếu hơn đồng thời dễ gặp tình trạng chán ăn, sụt cân ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì vậy, tìm hiểu bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì là điều nên làm để cha mẹ có thể giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe đồng thời hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Cháo súp, thức ăn mềm
Để trẻ dễ tiêu hoá hơn, cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn cho trẻ những loại thức ăn dạng lỏng như súp và cháo. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, cháo súp được nấu loãng còn cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn đồng thời bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Ngoài cháo súp thông thường, cha mẹ nên chú ý kết hợp thêm nhiều loại rau củ, thịt, cá khác để món ăn đầy đủ dưỡng chất. Các loại cháo như cháo cá, cháo thịt gà, cháo thịt bò, cháo rau củ… cần bổ sung hàng ngày và luân phiên các món ăn khác nhau để kích thích vị giác cho trẻ sau ốm.
Bổ sung rau xanh
Nếu bạn đang băn khoăn bị bệnh sốt xuất huyết ăn gì thì rau xanh là một trong những nhóm thực phẩm rất cần thiết. Đây là nguồn thực phẩm mang lại nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Rau xanh giàu khoáng chất và vitamin sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, trẻ sau khi bị sốt xuất huyết nên bổ sung nhiều các loại rau giàu dưỡng chất như rau bina, bông cải xanh, rau cải, súp lơ… Nếu trẻ nhỏ lười ăn rau, cha mẹ có thể chế biến các món nước ép rau kết hợp các loại quả ngọt như nước ép táo cà rốt, nước ép cải xoăn dứa cà rốt hay kết hợp các loại củ quả tùy theo sở thích của trẻ.
Bổ sung trái cây tươi
Bệnh sốt xuất huyết ăn được trái cây gì là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Nhìn chung, mỗi loại trái cây đều có hàm lượng chất dinh dưỡng riêng nhưng điểm chung đều chứa vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Bệnh sốt xuất huyết ăn trái cây gì còn tùy thuộc vào sở thích của trẻ. Tuy nhiên, với trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ nên chú ý bổ sung các loại trái cây tươi đa dạng, đặc biệt là những loại quả có múi giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung những loại trái cây mọng nước này cũng là cách giúp người bệnh được kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn hiệu quả.
Ăn thực phẩm giàu đạm
Một nhóm thực phẩm nhất định nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ bị sốt xuất huyết chính là thực phẩm giàu đạm. Cha mẹ có thể tìm thấy chất đạm dồi dào trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, thịt, cá… Bổ sung đầy đủ chất đạm sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp trẻ khỏe mạnh hơn và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Uống nước đầy đủ
Ngoài bệnh sốt xuất huyết nên ăn trái cây gì, gia đình cần chú ý cho trẻ uống nước nhiều hơn để đào thải độc tố đồng thời cung cấp lại hàm lượng nước, điện giải mất đi trong quá trình mắc bệnh. Trẻ có cân nặng khoảng trên 10kg sẽ cần uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày. Lượng nước sẽ bao gồm nước lọc, sữa, nước hoa quả, nước cháo loãng…
Bị sốt xuất huyết không nên ăn gì?
Ngoài bị bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, bệnh sốt xuất huyết không nên ăn gì cũng là vấn đề được quan tâm. Các loại thực phẩm dưới đây người bị sốt xuất huyết nên tránh để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe đồng thời ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị.
Đồ ăn dầu mỡ
Đồ ăn dầu mỡ chứa nhiều chất béo sẽ tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Điều này dẫn đến cơ thể đang phục hồi bị ảnh hưởng đồng thời làm hệ miễn dịch suy giảm. Ngoài ra, nếu nạp nhiều đồ ăn dầu mỡ sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu hoá, đầy bụng khiến hệ tiêu hoá của trẻ bị ảnh hưởng.
Đồ cay nóng
Bệnh sốt xuất huyết trẻ em nên hạn chế ăn đồ cay nóng. Điều này khiến dạ dày bị tích tụ axit lâu ngày sẽ dẫn đến loét thành mạch máu. Các tổn thương trong dạ dày sẽ khiến quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết bị ảnh hưởng và lâu hồi phục sức khỏe.
Thực phẩm có màu đỏ, màu đen
Những loại thực phẩm có màu đỏ hay màu đen đậm như củ dền, thanh long đỏ, cà chua không nên ăn khi trẻ đang bị sốt xuất huyết. Nguyên nhân là do người bệnh khi bị sốt xuất huyết có thể bị đi ngoài ra máu. Nếu ăn các thực phẩm màu đỏ đậm màu cha mẹ sẽ khó phân biệt được trẻ đang bị xuất huyết hay do ăn những thực phẩm này.
Đồ ngọt
Khi bị sốt xuất huyết, trẻ nên hạn chế ăn đồ ngọt hay uống các loại nước đồ gas. Những loại đường tự nhiên hay mật ong cũng nên hạn chế sử dụng vì việc dùng nhiều đồ ngọt sẽ khiến bạch cầu khó chống lại được các vi khuẩn gây hạ khiến bệnh sốt xuất huyết lâu khỏi hơn.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, trẻ trong và sau quá trình điều trị sốt xuất huyết cần chú ý bổ sung thêm lượng lớn chất lỏng đồng thời tránh ăn những thực phẩm gây hại đến quá trình phục hồi của cơ thể. Nếu xuất hiện các triệu chứng đáng lo ngại như ngủ li bì, chảy máu chân răng, da tái xanh, khó thở cần tái khám lại ngay tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Bệnh sốt xuất huyết nên uống gì?
Trẻ bị sốt xuất huyết cần được bổ sung nước và chất điện giải. Vì vậy, tìm hiểu bệnh sốt xuất huyết nên uống gì là cần thiết để trẻ tăng sức đề kháng và nhanh phục hồi cơ thể.
Bệnh sốt xuất huyết uống nước dừa được không?
Trong những loại nước trái cây hiện nay, nước dừa được đánh giá cao bởi độ tinh khiết và hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Theo Đông y, nước dừa là loại nước rất tốt cho người bị bệnh sốt xuất huyết. Đây là nguồn nước tự nhiên với hàm lượng khoáng chất, chất điện giải dồi dào. Trẻ sốt xuất huyết uống nước dừa chính là cách bổ sung chất lỏng và chất điện giải tự nhiên cho cơ thể.
Bệnh sốt xuất huyết uống nước cam được không?
Bệnh sốt xuất huyết uống nước cam được không là niềm băn khoăn của nhiều người. Thực chất, nước cam là loại nước rất tốt cho người đang bị bệnh sốt xuất huyết. Với hàm lượng vitamin C dồi dào và mọng nước, nước cam cung cấp thêm chất lỏng và dưỡng chất cần thiết cho việc tăng sức đề kháng, cung cấp năng lượng cho trẻ.
Bệnh sốt xuất huyết có uống sữa được không?
Trẻ em bị sốt xuất huyết có thể uống sữa để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ càng nên tăng cữ bú để cung cấp nước và các kháng thể cần thiết cho cơ thể.
Bệnh sốt xuất huyết ăn yến được không?
Người bệnh đang bị sốt xuất huyết nên bổ sung yến trong thực đơn dinh dưỡng. Đây là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A, C và hàng loạt dưỡng chất cần thiết trong việc bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, yến chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi và dùng với khối lượng ít để tránh gây áp lực lên đường ruột của trẻ.
Ngoài tìm hiểu các thông tin bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng ăn gì, cha mẹ cần lưu ý cách phòng chống bệnh lý này. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sốt xuất huyết là do virus Dengue có trong cơ thể muỗi. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh gia đình nên chú ý vệ sinh môi trường sống và các vật dụng của trẻ sạch sẽ.
Với những trẻ từ 0 – 2 tuổi, mẹ cần lưu ý tích cực cho trẻ bú mẹ vì trong sữa mẹ có chứa hàng loạt kháng thể dễ hấp thu tốt cho sức khỏe của trẻ. Hiện nay, nhiều mẹ bỉm sữa đang chuộng sử dụng dòng máy hút sữa không dây . Đây là thiết bị hút sữa thông minh với ba chế độ bao gồm hút sữa, massage và chế độ tự động.
Sản phẩm máy hút sữa không dây Moaz BeBe MB – 052 “được lòng” các mẹ bỉm sữa nhờ lớp màng silicon mềm mại cùng 12 cấp độ hút sữa giúp mẹ dễ chịu nhất trong quá trình hút. Điểm ấn tượng của dòng máy hút sữa này là có chức năng ghi nhớ, máy sẽ tự động điều chỉnh đến mức hút và lực hút phù hợp cho lần sau dựa theo chế độ hút lần trước.
Sử dụng máy hút sữa không dây đến từ thương hiệu Moaz là cách tốt nhất giúp mẹ bỉm sữa có thể dễ dàng mang theo khi đi du lịch đảm bảo lượng sữa dinh dưỡng và đầy đủ nhất cho bé. Nhờ vậy, bé yêu trong giai đoạn đầu đời sẽ được bổ sung dưỡng chất và kháng thể cần thiết để tăng đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
Bị bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì chắc hẳn các bậc cha mẹ đã có câu trả lời. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp cha mẹ dễ dàng hơn khi lên thực đơn dinh dưỡng cho trẻ trong và sau quá trình điều trị bệnh.