SELECT MENU

Buổi hẹn cuối tuần cùng chuyên gia BV Phụ Sản Mê Kông chuyên đề “NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG THỜI KỲ HẬU SẢN”.

Moaz BéBé - - 230

Thứ 7, ngày 22/04/2023 tại BV Phụ sản Mê Kông đã tổ chức lớp học tiền sản với chủ đề được nhiều mẹ quan tâm: “ Những điều cần biết trong thời kì hậu sản”. Theo các chuyên gia cho biết, thời kì hậu sản là thời kì giúp cơ thể người mẹ hồi phục và dần trở về trạng thái như lúc trước khi mang thai. Nếu giai đoạn này không có sự chăm sóc đặc biệt có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần người mẹ. Chính vì vậy, hội thảo tiền sản đã được tổ chức và được nhiều mẹ bầu hưởng ứng. 

Chia sẻ của chuyên gia về: “ Những điều cần biết trong thời kì hậu sản” 

Bệnh hậu sản là gì?

Hình ảnh tại hội thảo tiền sản

Hình ảnh tại hội thảo tiền sản

Hậu sản là giai đoạn khoảng 6 tuần sau khi sinh của mẹ bầu. Khi mang thai một số các cơ quan trong cơ thể mẹ thay đổi để phù hợp cho việc mang thai và sinh con. Sau khi sinh cơ thể mẹ bắt đầu trở lại bình thường, trừ tuyến vú tiếp tục phát triển để sản sinh sữa cho bé bú. Thời kì này gọi là thời kì hậu sản và cực kì quan trọng đối với sức khỏe người mẹ. Nếu người mẹ trong giai đoạn này không được chăm sóc cẩn thận có thể mắc các bệnh lý và đây được gọi là bệnh lý hậu sản. 

Thời kỳ hậu sản kéo dài trong bao lâu?

Theo quan niệm dân gian, hậu sản là thời kỳ 3 tháng sau khi sinh; còn Y học hiện đại cho rằng giai đoạn này sẽ kéo dài 6 tuần kể từ ngày sinh.

Những căn bệnh thường gặp nhất trong thời kỳ hậu sản?

Băng huyết sau sinh

Nhiễm khuẩn hậu sản: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo; Viêm niêm mạc tử cung; Nhiễm trùng huyết.

Sản dịch 

Tiền sản giật sau sinh 

Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh

Hội thảo tiền sản bệnh viện Mê Kông

Hội thảo tiền sản bệnh viện Mê Kông

Các hiện tượng lâm sàng trong thời kỳ hậu sản?

4 hiện tượng lâm sàng các mẹ thường gặp trong thời kì này là

  • Sự co hồi tử cung: Tử cung của người mẹ sẽ thu nhỏ lại ngay sau khi đẻ , đáy tử cung trên khớp vệ 13 cm và mỗi ngày thu nhỏ lại 1 cm. Độ co của tử cùng sẽ khác nhau với người sinh con đầu và sinh con thứ, sinh mổ với sinh thường…. Người sinh con so tử cung co hồi nhanh hơn người sinh con dạ, đẻ thường tử cung co hồi tốt hơn mổ đẻ, cho con bú co hồi tốt hơn không cho con bú. Nếu nhiễm khuẩn hay bị táo bón, bí tiểu thì tử cung người mẹ cũng co hồi chậm hơn. Hiện tượng co hồi tử cung có kèm theo cơn đau do tử cung co bóp để tống máu cục và sản dịch ra bên ngoài. Cơn co tử cung khi sinh con dạ sẽ đau hơn so với sinh con đầu. 
  • Sản dịch: Đây là chất dịch chảy ra ngoài âm hộ vào thời kì đầu, chất dịch này vô trùng, mùi tanh nồng , pH kiềm , 2-3 ngày đầu màu đỏ tươi về sau có màu đỏ sẫm , ngày thứ 4-8 sản dịch loãng hơn lẫn chất nhầy lờ lờ máu cá, từ ngày 8-12 sản dịch chỉ là chất nhầy trong. Sản dịch sẽ hết hẳn sau 2 tuần. Đối với những mẹ không có con bú sau 3 tuần sẽ có kinh non. 
  • Xuống sữa: Xuống sữa vào ngày thứ 2 với đẻ con dạ và ngày thứ 3 để đẻ con so. Xuống sữa sẽ kèm theo các triệu chứng như: vú cương, sốt nhẹ, đau đầu. Triệu chứng này sẽ mất đi sau 2-3 ngày. 
  • Một số các hiện tượng khác: rét run sinh lý, mạch chậm hơn, cân nặng giảm, thở sâu và chậm…

Cách chăm sóc trong thời kỳ hậu sản?

  • Chăm sóc vết mổ: Mẹ có thể lau người và tắm nhanh với nước ấm. Lau khô vết mổ nhẹ nhàng để tránh nhiễm trùng. Không nên băng kín vết mổ hoặc tự ý bôi những dung dịch sát không. Thời gian lành vết mổ giao động từ 3-5 ngày. 
  • Vệ sinh cá nhân: mẹ vẫn có thể tắm và vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, cần tắm nhanh bằng nước ấm và phòng tắm kín gió. Giữ bộ phận sinh dục sạch, khô thoáng, không nên rửa quá nhiều lần hay thụt rửa mạnh gây tổn thương. Kiêng quan hệ quá sớm, ảnh hưởng đến vết thương.

    Quà tặng minigame của Moaz Bé bé

    Quà tặng minigame của Moaz Bé bé

  • Chế độ ăn uống: Mẹ được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng ở giai đoạn sau sinh, để phục hồi sức khỏe và có đủ sữa cho con. Mẹ nên ăn thức ăn từ lỏng đến đặc dần trong ngày đầu sau sinh, kiêng ăn trong 6 tiếng đầu. Thực đơn nên tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa,… Thực phẩm nên tránh như: ớt, trà, cà phê sẽ làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Mẹ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây để đề phòng táo bón. 
  • Chế độ sinh hoạt: Sau khi sinh mẹ nên tập những bài vận động nhẹ nhàng để cơ thể phục hồi nhanh. Nếu trong trường hợp sinh mổ, thời gian cần được chăm sóc lâu hơn, mẹ không nên vận động mạnh. Nên ngủ từ 8 – 9 tiếng để phục hồi năng lượng, hỗ trợ tiết sữa tốt hơn, đồng thời giảm thiểu tình trạng căng thẳng sau sinh.

Gian trưng bày của Moaz BéBé tại lớp học được nhiều mẹ quan tâm

Sản phẩm của Moaz BéBé

Sản phẩm của Moaz BéBé

Moaz BéBé luôn tự hào là nhãn hàng tiên phong trong việc nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm tiên tiến, hữu ích và tiện dụng nhất cho mẹ và bé; chúng tôi luôn đi đầu xu hướng về sự cải tiến công nghệ cùng với mong muốn mang đến cho ba mẹ những giải pháp chăm sóc mẹ và bé an toàn, tiện lợi và khoa học.

Tại lớp học tiền sản lần này, Moaz BéBé đã trưng bày bộ sản phẩm chăm sóc bé khoa học để bố mẹ có cơ hội trải nghiệm sản phẩm. Mỗi bố mẹ tham gia hội thảo đều nhận được 1 phần quà từ Moaz BéBé. Đồng thời, hoạt động vui nhộn nhận quà may máy là 3 chiếc máy: 

  • Máy tiệt trùng núm ti giả Moaz BéBé MB – 045 
  • Máy cọ rửa bình sữa Moaz BéBé MB – 047
  • Máy hút mũi cho bé Moaz BéBé MB – 056
Quà tặng của Moaz BéBé tại hội thảo

Quà tặng của Moaz BéBé tại hội thảo

Các sản phẩm của Moaz tại hội thảo nhận được sự quan tâm của nhiều mẹ bầu. Sản phẩm được đánh giá rất tốt về sự tiện nghi, chất lượng và an toàn cho trẻ nhỏ. Trong nhiều năm qua Moaz Bé Bé đã có mặt tại hơn 1000 hệ thống đại lý toàn quốc, tại nhiều bệnh viện và đến với nhiều gia đình Việt. Cùng đồng hành trong hành trình chăm sóc con yêu khỏe mạnh. 

Mong rằng trong thời gian tới. Các sản phẩm của Moaz bé Bé sẽ được các mẹ ủng hộ nhiều hơn nữa. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng tổ chức ra những lớp học bổ ích để đưa những kiến thức hữu ích nhất đến các mẹ bầu, mẹ bỉm Việt. 

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý