SELECT MENU

Các phương pháp ăn dặm phổ biến giúp bé phát triển toàn diện

Cao Thao - - 1

Khi bé chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm, ba mẹ cần phải chú ý nhiều vì đây là giai đoạn quan trọng. Đặc biệt là phải có đầy đủ dinh dưỡng, nhưng cần giúp bé hình thành những thói quen và kỹ năng ăn uống tốt. Vì thế, hãy cùng Moaz BéBé khám phá xem nên áp dụng phương pháp nào để tốt nhất cho các bé nhé.

1. Các phương pháp ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay

Các phương pháp ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay

Hiện nay có 4 phương pháp ăn dặm đang được nhiều gia đình áp dụng cho các bé. Ba mẹ có thể tìm hiểu về ưu và nhược điểm của những phương pháp này, để quyết định cho con sử dụng:

1.1 Phương pháp ăn dặm truyền thống

Ăn dặm truyền thống là phương pháp có từ lâu đời, được nhiều gia đình Việt Nam sử dụng cho con ăn dặm. Lúc đầu, ba mẹ sẽ cho ăn bằng bột xay chung với một số loại thực phẩm thích hợp cho bé như rau củ, cá, thịt, … Đến lúc bé mọc răng, sẽ chuyển sang ăn cháo và ăn kèm với những loại thức ăn mềm khác.

Biện pháp này có ưu điểm là giúp bé ăn được lượng thức ăn nhiều ngay từ những ngày đầu tiên, nên có thể nhanh chóng tăng cân. Ba mẹ cũng tiết kiệm nhiều thời gian hơn so việc chế biến thức ăn đơn giản. Và biện pháp chế biến chủ yếu là xay nhuyễn nên rất dễ tiêu hóa, không gây ảnh hưởng khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của bé.

Tuy nhiên, biện pháp này có nhược điểm là khiến cho khả năng ăn thực phẩm thô của bé chậm hơn. Bé không thể cảm nhận được hương vị riêng của từng loại thực phẩm, nên sẽ nhanh chóng bị ngán, có thể dẫn đến chán ăn và biếng ăn. Ngoài ra, ba mẹ khó lòng xác định loại đồ ăn nào bé không thích hoặc bé bị dị ứng do chế biến chung.

1.2 Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Ba mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật từ 5 – 6 tháng tuổi, theo công thức cháo pha loãng với tỷ lệ 1:10 và tăng dần độ thô lên theo độ tuổi của bé. Nhờ vậy mà bé có thể ăn những loại thực phẩm thô như thịt, cá, rau củ, … để tiếp nhận nhiều dưỡng chất hơn.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Khi ăn, ba mẹ sắp xếp để bé được ăn riêng nhiều loại thực phẩm theo 3 nhóm là: chất đạm, tinh bột, vitamin cùng tiêu chuẩn màu sắc vàng – đỏ – xanh. Toàn bộ thức ăn sẽ được chế biến và trình bày riêng trên đĩa, chứ không trộn lẫn vào nhau.

Nhờ ăn dặm kiểu Nhật mà bé được thích nghi sớm cùng thức ăn thô. Bé được thưởng thức những nhóm thức ăn khác nhau nên làm quen với nhiều hương vị. Và theo biện pháp ăn dặm này, bé sẽ ăn nhạt nên có lợi cho thận. Đồng thời có ưu điểm là giúp bé ăn uống không áp lực, thoải mái tâm lý nên ăn nhiều và tập trung hơn.

Tuy nhiên, ba mẹ phải dạy cho bé ngồi ăn, cầm thìa hay đũa từ sớm, nên sẽ tốn nhiều thời gian công sức. Đây cũng là phương pháp đòi hỏi ba mẹ phải chế biến thức ăn riêng nên mất nhiều thời gian và sức lực. Chưa kể còn phải biết cách phối hợp các nhóm thực phẩm để tạo ra các bữa ăn bổ dưỡng và đẹp mắt cho bé.

1.3 Phương pháp ăn dặm tự quyền (BLW)

Đây là một phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ châu Âu và châu Mỹ. Khi áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, người quyết định ăn gì, ăn món nào trước, món nào sau là các bé chứ không phải người lớn trong gia đình.

Khi ăn, bé có quyền quyết định ăn hoặc không ăn bất kỳ món nào xuất hiện trong thực đơn, tùy theo sở thích. Và bé có thể chọn ăn bằng muỗng, thìa hoặc bằng tay nếu muốn. Trong toàn bộ quá trình này, ba mẹ không được can thiệp hay bắt ép các bé.

Do bé sẽ tự mình khám phá và thưởng thức những món ăn theo ý thích của mình, nên phương pháp này giúp con rèn luyện tính tự lập. Ngoài ra còn giúp trẻ tăng thêm cảm xúc thoải mái và cơ hội phát triển giác quan trong các bữa ăn. Đây là phương pháp ăn dặm giúp giảm nguy cơ béo phì, đồng thời giúp bé trải nghiệm nhiều món ăn và khám phá nhiều hương vị mới lạ.

Tuy nhiên, ba mẹ không thể kiểm soát được các chất dinh dưỡng và lượng thức ăn mà bé tiếp nạp mỗi ngày. Và do bé được ăn thô ngay từ đầu nên có thể bị hóc. Do đó, ba mẹ phải luôn thật chú ý và cẩn thận với chế độ ăn này.

1.4 Phương pháp ăn dặm 3 trong 1

Phương pháp ăn dặm 3 trong 1 

Đúng như tên gọi, phương pháp này là sự kết hợp giữa phương pháp ăn dặm truyền thống, kiểu Nhật và tự quyền. Như vậy bé sẽ có nhiều trải nghiệm ăn uống thú vị hơn và có thể nhận được những hiệu quả tốt hơn.

Ba mẹ áp dụng phương pháp này có thể tùy chỉnh phụ thuộc vào tâm trạng và sức khỏe của con. Khi áp dụng, ba mẹ nên chú ý đến khả năng nhai, chức năng cơ miệng của con để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả nhất.

2. So sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp ăn dặm

Trước khi lựa chọn một phương pháp ăn dặm cho bé, mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng và nghiên cứu về phương pháp đó. Mỗi phương pháp ăn dặm đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Để ba mẹ dễ dàng so sánh và đưa ra quyết định phù hợp, Moaz BéBé đã tổng hợp các ưu và nhược điểm của từng phương pháp:

>>Xem thêm: Chuẩn bị cho bé ăn dặm, mẹ cần làm những gì?

Bảng so sánh các phương pháp ăn dặm phổ biến

Tiêu chí Phương pháp ăn dặm truyền thống Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW) Phương pháp ăn dặm 3 trong 1
Cách chế biến Xay nhuyễn, nấu cháo, kết hợp thịt và rau Tách riêng từng loại thực phẩm, hấp, luộc hoặc nghiền Thực phẩm nguyên miếng, cắt vừa tay bé, nấu mềm Kết hợp giữa xay nhuyễn, băm nhỏ và thức ăn nguyên miếng
Người kiểm soát Mẹ kiểm soát hoàn toàn lượng và cách ăn Bé tự trải nghiệm từng loại thực phẩm, mẹ hỗ trợ Bé tự quyết định cách ăn và lượng ăn Linh hoạt giữa bé và mẹ, phù hợp từng giai đoạn
Ưu điểm Bé ăn no nhanh, dễ kiểm soát dinh dưỡng

Hỗ trợ tiêu hóa tốt và giảm thiểu nguy cơ hóc nghẹn.

Linh hoạt trong việc điều chỉnh loại và lượng thức ăn để phù hợp với nhu cầu và sở thích của bé.

Giúp ba mẹ dễ dàng kiểm soát chính xác khẩu phần ăn của trẻ.

Giúp bé làm quen mùi vị từng loại thực phẩm

Đảm bảo nguồn thực phẩm tự nhiên, ít qua chế biến cho bé.

Khuyến khích trẻ tự tìm hiểu và trải nghiệm từng loại thức ăn theo cách của mình.

Giúp bé học hỏi văn hóa ẩm thực và rèn luyện kỹ năng ứng xử khi ăn uống.

Phát triển kỹ năng nhai, cầm nắm, tự lập

Khuyến khích trẻ rèn luyện kỹ năng tự ăn một cách tự nhiên.

Đem đến sự phong phú trong lựa chọn thực phẩm cho bé trong mỗi bữa ăn.

Tạo cơ hội cho trẻ tự tìm hiểu và khám phá thức ăn qua việc cầm, nắm và nhai.

Tích hợp ưu điểm của các phương pháp khác

Đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.

Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tự ăn và tự mình khám phá các loại thức ăn.

Tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm đa dạng phong cách và thực phẩm khác nhau.

Nhược điểm Bé dễ phụ thuộc vào thức ăn xay nhuyễn, chậm học nhai

Trẻ thiếu cơ hội khám phá và lựa chọn thức ăn theo sở thích cá nhân.

Hạn chế sự phát triển kỹ năng tự ăn của bé.

Giảm khả năng trải nghiệm đa dạng hương vị và chất dinh dưỡng.

Tốn thời gian chuẩn bị nhiều món nhỏ

Giới hạn sự đa dạng trong các loại thức ăn.

Cần cân đối và kết hợp các thành phần thực phẩm một cách hợp lý.

Việc chuẩn bị và chế biến các món ăn phong phú đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ năng nấu nướng.

Có nguy cơ hóc nghẹn khi trẻ ăn.

Trẻ có thể không hấp thụ đủ lượng dinh dưỡng cần thiết nếu chỉ tự ăn.

Yêu cầu sự theo dõi và giám sát chặt chẽ từ người lớn trong suốt quá trình ăn.

Yêu cầu mẹ có kinh nghiệm kết hợp đúng cách

Ít được biết đến và có hạn chế về tài liệu tham khảo.

Quá trình chọn lựa thực phẩm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

Yêu cầu người lớn phải có kiến thức và khả năng quản lý chặt chẽ.

Mục tiêu Đảm bảo bé ăn no và phát triển cân nặng Rèn luyện khả năng cảm nhận mùi vị, nhai và nuốt Khuyến khích bé tự lập, phát triển kỹ năng ăn uống Đáp ứng linh hoạt nhu cầu phát triển và sở thích của bé
Sự đa dạng trong bữa ăn Thường ít đa dạng, kết hợp nhiều loại thực phẩm trong một món Đa dạng, mỗi món có một hương vị riêng biệt Bé tự chọn món, đa dạng nhưng tùy sở thích bé Đa dạng, kết hợp cả truyền thống, Nhật và BLW
Dành cho đối tượng nào? Bé cần tăng cân nhanh, bố mẹ ít thời gian chuẩn bị Bé thích khám phá hương vị và kết cấu thực phẩm Bé có khả năng tự lập sớm, bố mẹ không ngại lộn xộn Phù hợp cho gia đình muốn linh hoạt và kết hợp nhiều phương pháp

3. Nên lựa chọn phương pháp ăn dặm nào cho bé

Do có nhiều phương pháp ăn dặm, nên việc lựa chọn có thể làm cho ba mẹ băn khoăn. Nếu gia đình muốn lựa chọn cần phải xem xét nhiều yếu tố, trong đó cần chú ý đến sự phát triển, tính cách và nhu cầu dinh dưỡng của con.

nên chọn phương pháp ăn dặm nào cho bé

Ví dụ như, nếu con thích khám phá và muốn tự mình làm mọi thứ, hãy thử phương pháp tự chỉ huy. Như vậy bé sẽ tự quyết định món ăn và lượng ăn mà mình muốn.

Nhưng nếu như bé cần có sự hỗ trợ và cha mẹ muốn kiểm soát lượng thức ăn, loại thực phẩm để đảm bảo chất dinh dưỡng thì có thể thử phương pháp truyền thống. Đây cũng là biện pháp tiết kiệm thời gian nhất.

Trong khi đó phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé khám phá được nhiều thứ hơn. Nhưng cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn từ gia đình để trợ giúp con trong suốt quá trình ăn uống.

>>Xem thêm: Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giàu dinh dưỡng, chuẩn khoa học

Những chia sẻ trên giúp ba mẹ có nhiều lựa chọn về phương pháp ăn dặm tốt nhất cho các bé. Tuy nhiên bé mới là người quyết định phương pháp nào phù hợp nhất. Vì thế, cả nhà hãy cùng phối hợp để tìm ra biện pháp hiệu quả nhất cho con nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý