SELECT MENU

Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt an toàn và khoa học

Cao Thao - - 7

Sữa mẹ sau khi hút ra vẫn có thể giữ lại phần lớn các dưỡng chất và kháng thể quan trọng cho bé nếu được bảo quản và sử dụng đúng phương pháp. Vậy cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt an toàn và khoa học nhất là gì?

1. Các cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt thông dụng

cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt

Để bảo quản sữa mẹ sau khi vắt an toàn và khoa học nhất, gia đình áp dụng những biện pháp như sau:

1.1 Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Nếu ba mẹ vắt sữa ra và bảo quản trong tủ lạnh, tủ lạnh trữ sữa mini thì áp dụng cách như sau:

  • Cách cấp đông sữa mẹ: Ba mẹ dùng túi hoặc bình sữa chuyên dụng để đựng sữa được vắt ra. Sau đó ba mẹ đưa vào ngăn đông tủ lạnh với nhiệt độ dưới -18 độ C và lưu trữ được trong thời hạn 6 tháng.
  • Cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh: Đối với sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, ba mẹ có thể để được 3 – 4 ngày khi nhiệt độ dưới 4 độ C.
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

1.2 Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh

Khi gia đình không có tủ lạnh mà muốn bảo quản sữa mẹ khi được hút ra thì áp dụng cách như sau:

  • Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường: Mẹ hút sữa ra bằng dụng cụ chuyên dụng và đổ vào túi hay bình sữa chuyên dụng. Sau đó ba mẹ đậy kín và để nơi thoáng mát, trong điều kiện nhiệt độ phòng từ 24 – 26 độ thì để được tối đa 4 giờ. Nếu nhiệt độ vượt quá mức này thì nên dùng ngay lập tức hoặc ít nhất sau 1 giờ.
  • Sử dụng dụng túi giữ lạnh hoặc hộp giữ nhiệt: Hiện nay có nhiều sản phẩm máy hút sữa bán kèm với túi giữ lạnh hoặc thanh đá khô. Ba mẹ sử dụng hộp giữ nhiệt và sắp xếp kèm với thanh đá khô để giữ lạnh trong thời gian dài đến khoảng 6 giờ – 24 giờ.

2. Dụng cụ và cách thức bảo quản sữa mẹ

Để bảo quản sữa mẹ chính xác, gia đình nên dùng những dụng cụ và cách thức như sau:

Dụng cụ và cách thức bảo quản sữa mẹ

Chuẩn bị dụng cụ để bảo quản sữa mẹ

  • Sử dụng máy hút sữa để nhanh chóng vắt sữa ra, tránh để sữa tiếp xúc nhiều cùng không khí.
  • Đựng sữa trong các bình chứa và túi trữ sữa có chất lượng tốt, chất liệu an toàn, không chứa BPA độc hại, bảo đảm tốt cho sức khỏe.
  • Mỗi túi hoặc bình trữ sữa chỉ nên đựng khoảng 60 – 120ml sữa mẹ. Ba mẹ không đổ đầy bình sữa hoặc túi sữa vì sữa sẽ giãn to ra khi bảo quản đông lạnh.
  • Sử dụng tủ lạnh mini trữ sữa chuyên dụng để cấp đông, bảo quản sữa mẹ trong thời gian dài. Tránh để chung sữa mẹ trong tủ lạnh gia đình, không đặt bên cạnh thực phẩm tươi sống để tránh lây nhiễm chéo.
  • Cài đặt nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh dưới 4 độ C để bảo quản sữa mẹ trong thời gian ngắn.
  • Cài đặt nhiệt độ ngăn đông tủ lạnh dưới -18 độ C để bảo quản sữa mẹ trong thời gian dài.

3. Những lưu ý khi bảo quản và sử dụng sữa mẹ

Khi bảo quản và sử dụng sữa mẹ, ba mẹ cần lưu ý:

Những lưu ý khi bảo quản và sử dụng sữa mẹ

Những lưu ý khi bảo quản và sử dụng sữa mẹ

  • Hút sữa và đặt trong nhiều bình hoặc túi với lượng sữa đủ dùng cho bé trong một lần, tránh bất tiện khi phải hâm nóng.
  • Đánh số thứ tự sử dụng, ngày giờ vắt sữa và thời hạn nên dùng.
  • Không lưu trữ sữa mẹ ở cánh cửa tủ lạnh hoặc tủ đông vì nhiệt độ khu vực này dễ dàng thay đổi khi đóng và mở cửa. Ba mẹ nên đặt sữa ở nơi lạnh nhất của tủ lạnh và hạn chế lấy ra hoặc di chuyển chúng.
  • Khi đông lạnh sữa mẹ cần chừa một khoảng trống trên bịch sữa hoặc túi sữa, không đổ đầy bình đựng vì sữa nở ra khi để ngăn đá.
  • Để bình sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm khi cần rã đông.
  • Hâm nóng sữa bằng máy hâm sữa chuyên dụng, không hâm nóng bằng cách nấu sôi hay dùng lò vi sóng.
  • Nên dùng sữa mẹ được hâm nóng trong vòng 2 giờ.
  • Sử dụng sữa mẹ trong vòng 24 giờ kể từ khi rã đông trong tủ lạnh.

Đây là các cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt an toàn và khoa học. Xin mời các ba mẹ cùng Moaz BéBé tham khảo để có cách thực hành chính xác nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý