SELECT MENU

Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc trớ hiệu quả

Cao Thao - - 15

Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa và hô hấp của con còn rất non yếu nên khi cho trẻ bú bình bố mẹ cần cho trẻ bú đúng cách tránh để con bị sặc/trớ sữa. Trong bài viết dưới đây, Moaz BéBé xin hướng dẫn bạn cách cho trẻ bú bình đúng cách an toàn, hiệu quả giúp bé phát triển khỏe mạnh.

1. Trẻ sơ sinh bú bình hay bị sặc/trớ nguyên nhân do đâu?

nguyên nhân trẻ sơ sinh bú bình bị sặc

Bé bú bình bị sặc hay bị trớ là nỗi lo của nhiều ba mẹ

Tại sao trẻ sơ sinh bú bình hay bị sặc hoặc trớ? Đây là mối bận tâm của nhiều bậc cha mẹ khi cho bé sử dụng bình sữa. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà ba mẹ cần lưu ý:

1.1 Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện

Trong những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của con còn rất yếu và chưa thể hoạt động hiệu quả. Khi bú bình trẻ chưa thể kiểm soát được việc nuốt, dễ dẫn đến tình trạng sữa trào ngược vào đường thở.

Cùng với đó, dạ dày của bé lúc này cũng chỉ chứa được một lượng rất nhỏ. Khi cho bé nằm ngang bú bình, sữa rất dễ bị trào ngược, đặc biệt là với các bé háu ăn bú nhanh, bú nhiều hoặc thay đổi tư thế bú đột ngột.

1.2 Tốc độ dòng chảy núm ti nhanh, mạnh

Khi mẹ chọn bình sữa có núm ti lỗ thông lớn hoặc không phù hợp với lực hút của con, dòng sữa chảy ra mạnh, nhanh khiến trẻ bú nuốt không kịp sẽ dẫn đến tình trạng sữa tràn vào đường thở và gây sặc.

Ngoài ra, lượng sữa chảy ra nhanh cũng khiến bé nuốt nhiều không khí. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng con bị trớ sau khi bú

1.3 Tư thế bú bình không đúng

bé bú bình bị sặc trớ do tư thế bú bình không đúng

Bé bú bình bị sặc trớ do tư thế bú bình không đúng

Tư thế cho bé bú bình không đúng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bú bình hay bị sặc/trớ. Việc bố mẹ cho bé bú sai tư thế cho con nằm ngửa hoàn toàn hoặc đầu thấp hơn dạ dày trong khi bú bình sẽ khiến con bị sặc sữa do sữa dễ bị trào ngược lên thực quản hoặc đi vào đường thở.

2. Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc/trớ hiệu quả

Dưới đây là một số yếu tố giúp bố mẹ cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc/trớ, mời các bạn tham khảo:

>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tập cho bé bú bình hiệu quả ‘một phát ăn ngay’

Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc trớ hiệu quả

Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc trớ hiệu quả

2.1 Lựa chọn núm ti bình phù hợp với con

Đây là yếu tố quan trọng giúp hạn chế tình trạng  trẻ bị sặc/trớ khi bú bình. Bố mẹ nên chọn cho trẻ những núm ti bình sữa có kích thước và tốc độ dòng chảy phù hợp với độ tuổi và khả năng hút của bé để bé bú dễ dàng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

  • Với trẻ sơ sinh, mẹ ưu tiên chọn bình có núm ti mềm mại, chất lượng tốt, lỗ thông nhỏ để dòng sữa chảy ra từ từ giúp trẻ dễ dàng kiểm soát được lượng sữa nuốt vào
  • Với trẻ lớn hơn, khi con có thể tự điều chỉnh được lực hút của mình, mẹ có thể chọn bình dung tích lớn phù hợp với lượng sữa con nạp vào cơ thể trong một cữ bú và núm ti có lỗ thông lớn để dòng sữa chảy ra mạnh đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con

Bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra núm ti của trẻ, hãy đảm bảo núm ti không bị hỏng, rách vì điều này sẽ có thể làm dòng sữa chảy không đều khiến trẻ có nguy cơ bị sặc sữa cao.

2.2 Cho bé bú đúng tư thế

Tư thế bú có ảnh hưởng rất lớn đối với việc bé có bị trớ/sặc sữa sau khi bú hay không. Khi cho bé bú bình, bố mẹ nên cho con nằm ở tư thế nghiêng, góc nghiêng so với mặt sàn khoảng 30 – 45 độ, hãy đảm bảo đầu bé cao hơn dạ dày. Với tư thế này sữa sẽ di chuyển dễ dàng xuống dạ dày giúp giảm nguy cơ trào ngược lên thực quản hạn chế tình trạng sữa tràn vào thực quản khiến bé bị sặc sữa. Khi bú bố mẹ nên giữ bình sữa nghiêng sao cho sữa ngập núm ti tránh để bé nuốt phải không khí khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng

2.3 Kiểm soát lượng sữa trong mỗi cữ bú của trẻ

Mỗi khi cho trẻ bú bình bố mẹ nên căn chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng mỗi cữ của bé. Không nên ép bé bú quá nhiều trong một lần khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá tải. Bởi đây là một trong số những nguyên nhân khiến con bị trớ sữa.

khi cho trẻ bú bình bố mẹ nên căn chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp

Khi cho trẻ bú bình bố mẹ nên căn chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp

Trong khi cho bú, bố mẹ cần chú ý cho bé bú từ từ và có thời gian nghỉ giữa các nhịp bú, tránh để bé bị mệt hoặc làm bé khó chịu.

Việc kiểm soát tốt lượng sữa trong bình không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà còn đảm bảo mỗi cữ bú của bé đều là những trải nghiệm tuyệt vời và an toàn với con.

2.4 Quan sát con trong khi bú

Như các bạn cũng biết, trẻ sơ sinh chưa thể tự kiểm soát và điều chỉnh được tốc độ bú nên khi bú, bé rất cần có bố mẹ ở cạnh. Trong khi bé bú, bố mẹ nên quan sát biểu hiện của bé, nếu gặp các dấu hiệu như: thở gấp, ho, vùng vẫy hoặc bé bú bình bị chảy sữa ra ngoài,… bố mẹ cần lật tức cho bé ngừng bú và điều chỉnh lại tốc độ bú của bé sao cho phù hợp.

Lưu ý: Tuyệt đối không để bé bú một mình hoặc tự bú khi nằm vì điều này rất nguy hiểm. Nó không chỉ làm bé dễ bị sặc mà còn tiềm ẩn nguy cơ ngạt thở gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bé.

2.5 Thực hiện việc vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú

Hầu hết, các bé thường nuốt phải một lượng không khí nhất định trong quá trình bú bình. Nếu lượng không khí này không được tống ra ngoài kịp thờisẽ khiến bé bị đầy hơi và trào ngược sữa ngay sau khi bú.

Thực hiện việc vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú

Bố mẹ cần thực hiện việc vỗ ợ hơi cho bé ngay khi bú bình xong nhằm đẩy lượng khí dư thừa ra ngoài

Để tình trạng này không xảy ra, bố mẹ cần thực hiện việc vỗ ợ hơi cho bé ngay khi bú bình xong nhằm đẩy lượng khí dư thừa ra ngoài. Việc vỗ ợ hơi được thực hiện như sau:

Bố mẹ bế bé ở tư thế thẳng đứng, nhẹ nhàng áp bé vào ngực của mình, rồi dùng tay vỗ phần lưng bé nhẹ nhàng theo một chiều hướng từ dưới lên trên.

Việc vỗ ợ hơi không chỉ giúp bé thoải mái hơn mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, hạn chế nguy cơ bé bị sặc và trớ sau khi bú.

3. Các lưu ý khi cho trẻ bú bình để bé không bị sặc/trớ

  • Không để bé bú một mình: Khi bé bú hãy luôn quan sát các biểu hiện của bé để xử lý kịp thời nếu xảy ra sự cố như bị sặc, trớ,…
  • Vệ sinh bình sữa sạch sẽ: Bình sữa, núm ti là vật dụng con tiếp xúc hàng ngày, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, bố mẹ cần tiệt trùng bình sữa và núm ti trước mỗi lần bé bú bình.
  • Chọn loại sữa phù hợp với thể trạng của con: Mẹ luôn ưu tiên chọn loại sữa công thức phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của bé, không nên đột ngột thay đổi sữa công thức cho bé.
Các lưu ý khi cho trẻ bú bình để bé không bị sặc

Các lưu ý khi cho trẻ bú bình để bé không bị sặc trớ

Hiện tại, Moaz BéBé có rất nhiều mã máy tiệt trùng bình sữa tiện dụng tích hợp đa tính năng cho mẹ lựa chọn.

Sản phẩm tham khảo

Ngoài ưu điểm diệt khuẩn tối đa sạch tới 99,99%, mỗi sản phẩm còn được trang bị thêm nhiều tính năng riêng biệt mang lại nhiều lợi ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ.

Việc cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách không phải bố mẹ nào cũng biết và thực hiện đúng. Hy vọng, với các thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên đã giúp bạn biết cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ/sặc và có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc con nhỏ tốt hơn. Hãy liên hệ với Moaz BéBé ngay nếu đang quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé đa tiện ích nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý