SELECT MENU

Mách mẹ cách dùng tay chặn sữa khi cho con bú tránh bị sặc

Cao Thao - - 6

Khi sữa mẹ xuống quá nhiều, bé có thể bú không hết hoặc khi bé đang đói nên bú gấp gáp đều có thể bị sặc. Vì thế ba mẹ cần có cách chặn sữa và phổ biến nhất là cách dùng tay chặn sữa để tránh làm con bị sặc. Những biện pháp sau sẽ giúp ích rất nhiều cho cả mẹ lẫn bé.

1. Sữa xuống nhiều bé bú không kịp gây ảnh hưởng như thế nào?

Khi bé bú, đặc biệt là vào buổi sáng, nếu như sữa mẹ tiết nhiều có thể chảy ra ngoài, làm cho bé bú không kịp. Việc này tưởng chừng như vô hại, nhưng trên thực tế có thể gây ra những ảnh hưởng cho cả mẹ lẫn bé. Cụ thể là:

Sữa xuống nhiều bé bú không kịp gây ảnh hưởng như thế nào?

  • Khi sữa tiết quá nhiều, sẽ gây ra sự chênh lệch hương vị và chất lượng sữa đầu cùng sữa cuối.
  • Mẹ có thể gặp các cảm giác khó chịu, như căng tức và nặng nề bầu ngực. Sữa bị chảy ra bên ngoài, làm ẩm ướt da và cơ thể, có thể gây kích ứng, nổi mẩn da nếu không kịp thời xử lý.
  • Có thể dẫn đến tình trạng bị viêm đầu ti, ảnh hưởng sức khỏe và tâm trạng của mẹ.
  • Sữa xuống quá nhiều mà bé bú không kịp, khiến sữa còn tích trữ trong bầu ngực sẽ tồn đọng lại và gây ra tình trạng tắc tia sữa.
  • Bên cạnh đó, các bé có thể bị sặc khi bú, do sữa ra quá nhiều, không bú kịp.
  • Tia sữa bắn mạnh và nhanh còn làm cho các bé hoảng sợ khi bú, nên không muốn tiếp tục bú mẹ. Điều này sẽ khiến cho bé không thể tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất cần thiết với sự phát triển của cơ thể.
  • Ngoài ra còn có thể làm bé bị trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng do phải vội vàng nuốt lượng sữa tiết ra. Thậm chí còn bị ọc sữa, nôn trớ.
  • Sữa xuống quá nhanh còn làm cho bé không có thời gian để thở hoặc ho, nên sẽ sợ hãi, hoặc khó chịu, hay là gặp các nguy hiểm với sức khỏe.

2. Cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú

Nếu như sữa mẹ xuống quá nhiều, làm cho bé bú không kịp thì mẹ có thể khắc phục bằng một số biện pháp như sau:

2.1 Cách dùng tay chặn sữa khi cho con bú

Bằng cách dùng tay để chặn ngực đúng phương pháp, mẹ có thể hỗ trợ con bú được nhiều sữa nhất, đồng thời đảm bảo an toàn, tránh gặp phải tình trạng bị sặc, nôn trớ hay khó chịu. Cách dùng tay chặn sữa này được thực hiện như sau:

Cách dùng tay chặn sữa khi cho con bú

Mẹ đặt 4 ngón tay áp vào thành ngực ở dưới vú, rồi dùng ngón tay trỏ để nâng bầu ngực lên và đặt ngón tay cái để ở phía trên. Lưu ý rằng, không để ngón tay của mình quá gần núm vú và không nên khum lại như gọng kìm khi đỡ bầu ngực, vì sẽ chặn dòng sữa chảy ra, khiến cho bé không bú được sữa.

Khi dòng sữa mẹ chảy mạnh, ba mẹ có thể dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào quầng vú, ngay phía trên núm vú, để giảm áp lực dòng sữa. Lưu ý không dùng lực quá mạnh để tránh gây đau và tổn thương mô ngực.

2.2 Cho bé bú từng bên

Để hạn chế dòng sữa chảy quá mạnh, mẹ nên áp dụng cách cho bé bú từng bên ngực trong mỗi lần bú. Phương pháp này không chỉ giúp bé bú đủ lượng sữa cần thiết mà còn tránh được nguy cơ bị sặc. Đồng thời, bé sẽ hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng từ cả phần sữa đầu giàu nước và sữa cuối giàu chất béo, hỗ trợ phát triển toàn diện.

2.3 Cho bé bú thường xuyên

Mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn, để giúp cơ thể sản xuất sữa đều đặn và giảm tình trạng đau tức ngực ở mẹ bỉm sữa.

cho bé bú thường xuyên để giảm căng tức ngực

2.4 Cho bé bú đúng tư thế

Khi mẹ cho bé bú, nhất định phải chọn đúng tư thế thì mới đảm bảo sự thoải mái cho cả 2 mẹ con, đồng thời giúp chặn sữa ra quá nhiều, cũng như để bé hấp thu đầy đủ dinh dưỡng từ sữa. Dưới đây là những tư thế phù hợp để cho con bú mà mẹ có thể áp dụng:

Tư thế ôm nôi được đánh giá đơn giản và dễ thực hiện nhất. Mẹ bế bé bằng 2 tay và ngồi xuống giường hoặc ghế, hay những nơi có điểm tựa chắc chắn. Sau đó đặt thân và đầu bé nằm trên một đường thẳng, kề sát bụng của mẹ và bé.

Mẹ đặt mặt bé đối diện với núm vú và cho bé bú. Khi bú, mẹ dùng tay cùng phía với bầu ngực để đỡ đầu và cơ thể của bé.

Cho bé bú đúng tư thế

Đối với các mẹ sinh mổ và vết thương chưa lành, cần cho con bú thì có thể thực hiện tư thế như sau: Cho con nằm bên phải hoặc bên trái cánh tay và để miệng bé ở vị trí ngang tầm với đầu ti của mẹ. Sau đấy dùng bên tay thuận nhất để đỡ đầu và gáy của bé, tay còn lại thì đỡ ngực và cho bé bú.

Ngoài ra còn có tư thế giữ Koala cũng có hiệu quả tốt. Mẹ sẽ ngồi thẳng theo tư thế này, đặt bé ngồi trên đầu gối, điều chỉnh ngực ngang tầm với miệng của bé, dùng đầu gối làm điểm tựa và 2 tay mẹ giữ cơ thể bé. Đây là tư thế có thể gây mỏi tay mẹ, nên cần chú ý.

Nếu mẹ nằm cho bé bú thì hãy nằm nghiêng, dùng gối kê cao đùi và đầu gối và đặt bé nằm nghiêng, đầu hướng về phía ngực bé, miệng đối diện với núm vú. Mẹ kê gối hoặc dùng tay đỡ đầu bé để tránh bị sặc. Sau đó kéo người bé lại sát ngực để bú thoải mái.

Lúc cho bé bú ở tư thế nằm cần chú ý rút ti ra khỏi miệng nếu bé đã ngủ, tránh đè lên mũi vì có thể gây ngạt thở bé. Ngoài ra mẹ cần tỉnh táo hoặc nhờ ai đó nhắc nhở để không ngủ quên.

2.5 Vắt bớt sữa trước khi cho bé bú

Nếu sữa về quá nhiều, tia sữa chảy mạnh và nhanh thì mẹ có thể vắt bớt sữa ra ngoài rồi mới cho con bú. Phần sữa được vắt ra có thể lưu trữ trong tủ lạnh, để bé bú bình sau đó, hoặc là mẹ có thể khuấy bột cho con ăn dặm.

3. Những lưu ý và lời khuyên cho mẹ

Khi sữa mẹ xuống quá nhiều, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thoải mái của mẹ mà còn gây khó khăn cho bé khi bú. Tình trạng này có thể làm bé dễ bị sặc, nuốt khí, hoặc gặp khó khăn trong việc bú đúng cách, từ đó ảnh hưởng đến trải nghiệm bú mẹ của bé. Đồng thời, mẹ có thể cảm thấy đau tức ngực, khó chịu, hoặc thậm chí gặp nguy cơ viêm tắc tia sữa nếu không kiểm soát tốt. Để khắc phục, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mình, đảm bảo cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng.

Những lưu ý và lời khuyên cho mẹ 

Việc điều chỉnh tư thế khi cho con bú cũng rất quan trọng. Mẹ nên thử các tư thế giúp bé dễ kiểm soát dòng sữa hơn, chẳng hạn như tư thế bán nằm hoặc nằm nghiêng, để hạn chế áp lực sữa chảy mạnh. Bên cạnh đó, mẹ nên mặc những bộ quần áo thoải mái, đặc biệt là áo ngực không gây chèn ép bầu ngực, giúp kiểm soát lượng sữa chảy tốt hơn. Trong trường hợp bé không kịp bú hoặc có dấu hiệu khó chịu, mẹ có thể dùng tay hoặc khăn sạch để nhẹ nhàng điều tiết dòng sữa trước khi cho bé bú.

Ngoài ra, nếu tình trạng sữa chảy quá nhiều kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé, mẹ nên cân nhắc tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia về sữa mẹ để được tư vấn và điều chỉnh phù hợp. Việc can thiệp sớm sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe của mình và đảm bảo bé có một hành trình bú mẹ an toàn, thoải mái hơn.

>>Xem thêm: Sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trên đây là những cách dùng tay chặn ngực và xử lý khi sữa xuống nhiều, bé bú không kịp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho mẹ khi chăm sóc bé, giúp con yêu tiếp nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý