SELECT MENU

Cách giữ thai trong 3 tháng đầu thai kỳ: Mẹ khỏe mạnh, con phát triển tốt

Cao Thao - - 1

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn “vàng” đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Đây cũng khoảng thời gian nhạy cảm, thai nhi còn yếu chưa ổn định nên mẹ bầu rất dễ gặp nguy cơ động thai, sảy thai. Vậy cách giữ thai trong 3 tháng đầu như thế nào là an toàn cho cả mẹ và bé? Mẹ bầu nên ăn gì khi bị động thai? Hãy cùng Moaz BéBé tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cách giữ thai trong 3 tháng đầu an toàn

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi chưa làm tổ chắc chắn trong bụng mẹ. Đôi khi, việc vận động, sinh hoạt hàng ngày cũng khiến mẹ gặp một số sai lầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Cách giữ thai trong 3 tháng đầu

Để giữ thai trong 3 tháng đầu an toàn, mẹ bầu có thể tham khảo các cách sau:

1.1 Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học

Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố hàng đầu để giữ thai ổn định. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của thai nhi. Nguồn dinh dưỡng để nuôi thai nhi lúc này chính là các dưỡng chất được mẹ nạp vào cơ thể mỗi ngày. Do đó, cách giữ thai trong 3 tháng đầu tốt nhất chính là xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất, cân bằng giữa các bữa ăn.

Mẹ cần tập trung vào những nhóm chất sau:

>> Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì? Thực phẩm tốt nhất cho mẹ

Nhóm chất Vai trò Nguồn thực phẩm Cách dùng
Axit folic (vitamin B9) Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho bé Rau xanh (bông cải xanh, rau bina), ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng, trứng, sữa. 400-600 mcg/ngày.
Vitamin B6 Giảm tình trạng ốm nghén cho mẹ bầu Cá hồi, chuối, ngũ cốc
Sắt Tăng cường hồng cầu, phòng thiếu máu. Thịt bò, gan, cá, đậu nành, rau muống, cải bó xôi. Kết hợp vitamin C (cam, chanh) giúp hấp thu sắt tốt hơn
Canxi và vitamin D Phát triển hệ xương cho thai nhi Sữa, sữa chua, phô mai, tôm, cua, cá nhỏ ăn cả xương. Nên tắm nắng nhẹ 10-15 phút mỗi sáng để tổng hợp vitamin D.
Protein Giúp hình thành tế bào thai nhi. Có nhiều trong trứng, thịt nạc, cá, đậu phụ, sữa.
Omega-3 (DHA, EPA) Tốt cho não bộ và thị giác thai nhi. Có trong cá hồi, cá thu, quả óc chó, hạt lanh
Trái cây Cung cấp đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho mẹ và bé

Bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa giúp giảm tình trạng ốm nghén

Chuối, táo, nho, lê, dưa hấu, dâu tây, ổi…

Lưu ý: Mẹ bầu nên uống đủ 2l nước mỗi ngày và tránh xa các loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi như: Thức ăn tái, sống, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, cà phê, nước ngọt có gas, rượu bia, cá biển có hàm lượng thủy ngân cao,…

1.2 Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái

Một cách giữ thai an toàn trong 3 tháng đầu mẹ bầu nên áp dụng đó là dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi và luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Trong tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi sẽ bị chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài xung quanh việc sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Trong thời gian này, cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi như: có thể ra máu, đau bụng dưới,… mẹ cần thăm khám bác sỹ thường xuyên để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời cũng dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm các công việc nặng nhọc để thai nhi ổn định.

mẹ bầu cần nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu có thể tham khảo lịch sinh hoạt sau:

  • Ngủ đủ 7-8 tiếng/đêm, nghỉ ngơi trưa khoảng 30 phút.
  • Tránh căng thẳng, lo âu quá mức. Căng thẳng làm tăng hormone cortisol, ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Tham gia các lớp học tiền sản, yoga bầu để vừa thư giãn vừa tăng cường lưu thông máu.
  • Hạn chế xem tin tiêu cực, thay vào đó đọc sách, nghe nhạc nhẹ, đi dạo.

1.3 Hạn chế vận động mạnh, mang vác nặng

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ vị trí thai chưa ổn định rất dễ bị tổn thương, nếu không cẩn thận mẹ bầu rất dễ bị động thai, sảy thai. Do đó, cách giữ thai tốt nhất ở giai đoạn này là mẹ bầu hạn chế vận động mạnh và mang vác nặng.

mẹ bầu cần nghỉ tránh làm việc nặng

Mẹ nên tránh các hoạt động như: Leo cầu thang liên tục, cúi gập người sâu, tập thể dục cường độ mạnh,… Các hoạt động này tưởng chừng vô hại nhưng chúng lại vô tình khiến thai nhi bị tổn thương nếu mẹ bầu không thận trọng. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên ưu tiên cho việc đi bộ nhẹ nhàng 15-30 phút/ngày, co duỗi cơ thể đơn giản để lưu thông máu, không bê vật nặng quá 5kg.

1.4 Kiểm tra thai định kỳ, uống thuốc theo chỉ định

Khám thai định kỳ là việc làm cần thiết trong suốt quá trình mang thai. Mẹ bầu nên đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc mỗi tháng 1 lần để nắm bắt được tình hình sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

mẹ bầu cần kiểm tra thai định kỳ

Đặc biệt ở những giai đoạn như:

  • 8 – 10 tuần tuổi: Xác định bé đã có tim thai, thai nhi phát triển tốt
  • 11 – 13 tuần tuổi: Đo khoảng sáng sau gáy để phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể. Có thể là: bệnh down, thoái hóa cơ hoành,…
  • 20 – 24 tuần tuổi: Kiểm tra hình thái thai nhi, phát hiện các bất thường nếu có như: sứt môi, dị dạng cơ quan nội tạng, hở hàm ếch,…
  • 30 – 32 tuần tuổi: Siêu âm hình thái học nhằm phát hiện các bất thường khởi phát muộn ở thai nhi như: đầu nhỏ, ước tính kích thước thai nhi, bất thường hệ thần kinh trung ương,…

Mẹ nên thực hiện siêu âm thai, xét nghiệm máu, nước tiểu để theo dõi sức khỏe mẹ và bé

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ, uống thuốc bổ sung sắt, axit folic, canxi, DHA… đúng liều lượng, không tự ý dùng thuốc ngoài mà chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

1.5 Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: khói thuốc lá, hóa chất tẩy rửa mạnh, thuốc diệt côn trùng, mùi sơn,…. Đây là các chất độc hại nếu tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây dị tật thai nhi, thai nhi phát triển chậm,… Trong trường hợp buộc phải tiếp xúc, mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân như: đeo khẩu trang, găng tay, mở cửa thông thoáng.

1.6 Cẩn trọng khi quan hệ tình dục

Để giữ thai trong 3 tháng đầu an toàn, mẹ bầu nên hạn chế quan hệ tình dục. Theo một số ý kiến, mẹ bầu có thể quan hệ tình dục nhẹ nhàng trong 3 tháng đầu nếu thai nhi đã ổn định và cơ thể khỏe mạnh. Mẹ bầu nên chọn các tư thế đơn giản, tránh tác động lên vùng bụng.

Nếu có các dấu hiệu như: đau rát vùng âm đạo, ra máu âm đạo bất thường hoặc có tiền sử sảy thai, bị dọa sảy thai,… mẹ bầu không nên quan hệ.

2. Các sai lầm mẹ bầu thường mắc phải trong cách giữ thai 3 tháng đầu

Trong thực tế, sau khi tìm hiểu, Moaz BéBé thấy rằng có nhiều mẹ đang hiểu sai và thực hiện sai cách giữ thai trong 3 tháng đầu thai kỳ như:

một số sai lầm mẹ bầu thường mắc phải

  • Chỉ nằm yên một chỗ, lười vận động: Đây là suy nghĩ sai lầm, không những không có lợi mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe của mẹ bầu như: máu không được lưu thông, cơ thể mệt mỏi, uể oải,…
  • Kiêng hoàn toàn quan hệ tình dục: Mẹ bầu có thể quan hệ tình dục nhẹ nhàng, thực hiện các tư thế đơn giản, tần suất hợp lý,… sẽ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, stress, tâm trạng thoải mái hơn và ngủ ngon giấc hơn.
  • Bồi bổ quá mức: Nạp vào cơ thể quá nhiều chất khiến mẹ bầu tăng cân không kiểm soát và có thể dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp hoặc gặp các vấn đề về tim mạch, đặc biệt là có thể dẫn đến tiền sản giật, gây sảy thai,…
  • Không khám thai: Nhiều mẹ bầu lo lắng, siêu âm nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nhưng đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Siêu âm giúp mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu thai kỳ, siêu âm giúp xác định vị trí của thai nhi đã ổn định trong bụng mẹ hay chưa? Con có tim thai hay chưa? Con có các bất thường gì không? Khám thai theo định kỳ là việc nên làm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và theo dõi sự phát triển của thai nhi.

3. Bị động thai trong 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì để giữ thai?

Khi bác sĩ chẩn đoán mẹ bị động thai ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bên cạnh việc nghỉ ngơi, mẹ cần chú trọng bổ sung một số thực phẩm an thai sau:

Bị động thai trong 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì

  • Củ gai tươi: Trong dân gian coi củ gai là “thần dược” an thai. Chúng có tác dụng giảm co bóp tử cung. Mẹ bầu có thể luộc hoặc sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Cháo cá chép: Đây là món ăn tốt cho tuần hoàn máu, giúp thai nhi khỏe mạnh.
  • Móng giò hầm đu đủ xanh: Có tác dụng bổ sung collagen, giúp tử cung co hồi tốt, lợi sữa sau sinh.
  • Nước dừa tươi: Mẹ bầu nên uống sau tuần thứ 12. Nước dừa có tác dụng cung cấp điện giải, làm mát cơ thể, hỗ trợ nước ối.
  • Các loại hạt dinh dưỡng như óc chó, hạnh nhân, hạt điều,…: Có tác dụng bổ sung omega-3, protein giúp thai nhi phát triển não bộ, đồng thời tăng cường sức khỏe cho mẹ.
  • Sữa bầu, sữa tươi: Đây là nguồn cung cấp canxi, đạm, vitamin dồi dào cần thiết cho cơ thể, dễ hấp thu.

Việc nắm rõ cách giữ thai trong 3 tháng đầu sẽ giúp mẹ bầu yên tâm, giảm thiểu nguy cơ động thai, sảy thai. Nếu không may bị động thai, mẹ cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ, nghỉ ngơi, ăn uống khoa học và kiêng cữ hợp lý. Hy vọng, các thông tin Moaz BéBé chia sẻ thực sự hữu ích với mẹ. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý