Cách gọi sữa về sau khi mất sữa hiệu quả mẹ cần biết
Mất sữa trong thời gian cho con bú là nỗi lo của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Vậy nên các mẹ và gia đình cần tìm cách gọi sữa về sau khi mất sữa. Có rất nhiều cách để áp dụng, nhưng gia đình cần tìm hiểu kỹ dấu hiệu, nguyên nhân để khắc phục triệt để nhất.
1. Những dấu hiệu mẹ sắp mất sữa thường gặp nhất
Không thể cung cấp đủ sữa cho con bú là nỗi lo lắng của nhiều mẹ, vì e ngại sẽ không đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho các con. Vì thế, mẹ và gia đình có thể theo dõi để xác định được bị mất sữa bằng những dấu hiệu sau, giúp việc khắc phục được nhanh chóng và kịp thời hơn.
>> Xem thêm: Mẹ nên biết! 10 Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
1.1 Lượng sữa tiết ra ít hơn so với bình thường
Khi vừa mới sinh thì lượng sữa mẹ tiết ra khá ít, nhưng chỉ kéo dài khoảng 1 tuần, sau đó thì sẽ ra nhiều và trở nên ổn định. Nhưng nếu sau khoảng thời gian này mà lượng sữa tiết ra vẫn ít thì có khả năng là mẹ bị ít sữa. Nếu không khắc phục sớm thì dễ dẫn đến mất sữa.
1.2 Bầu ngực không căng tròn
Nếu bầu ngực của mẹ có nhiều sữa thì sẽ thường căng tròn, do lượng sữa được trữ bên trong các nang sữa ở ngực. Nhưng nếu như ngực của mẹ nhỏ lại, xẹp xuống thì có thể là các nang sữa đã giảm dần, mẹ bị ít sữa, mất sữa.
1.3 Mẹ bị đau tức bầu ngực
Nếu bé không bú mà mẹ vẫn cảm thấy đau tức bầu ngực thì có khả năng cao là bị tắc tia sữa. Nguyên nhân có thể là do bé không bú hết sữa, mẹ không vắt kiệt sữa dư thừa, dẫn đến gây tắc tia sữa. Nếu không xử lý kịp thời thì sẽ bị viêm hoặc áp xe ngực.
1.4 Bầu ngực phát triển bất thường
Nếu mẹ gặp phải những hiện tượng như kích thước 2 bên ngực không đều nhau, quá chênh lệch hoặc ngực kém phát triển trong lúc mang thai, khoảng cách 2 vú xa nhau, … đều có thể là dấu hiệu sữa mẹ bị giảm đi và có thể là mất đi.
1.5 Bé bú quá nhanh hoặc quá chậm
Thời gian trung bình cho một cữ bú là 10 – 20 phút. Nếu sữa tiết ra đều đặn thì bé sẽ bú tập trung và mẹ có thể nghe thấy rõ ràng tiếng hút, nuốt sữa.
Nhưng nếu bé bú quá nhanh thì có thể là không còn sữa. Hoặc nếu bé bú chậm, cố gắng hút sữa mà không được nhiều thì cũng là dấu hiệu ít sữa. Và dần dần bé bú không no thì sẽ bỏ bú, khó chịu là dấu hiệu cảnh báo mẹ có nguy cơ bị mất sữa.
1.6 Bé chậm tăng cân
Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các bé sơ sinh, nên khi không có đủ sữa thì bé sẽ chậm tăng cân hoặc giảm cân. Vậy nên mẹ cần chú ý kỹ lưỡng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho con.
1.7 Bé có lượng nước tiểu ít
Thông thường các bé sơ sinh sẽ đi tiểu từ 6 lần một ngày. Nhưng nếu số lần đi tiểu ít đi và lượng nước tiểu không nhiều thì chứng tỏ mẹ đang mất sữa và bé không có đủ lượng sữa cần thiết.
2. Nguyên nhân gây mất sữa ở mẹ sau sinh
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ ít sữa, ví dụ như mẹ bị các bệnh lý liên quan đến tuyến vú là viêm tuyến vú, áp xe vú, tắc tia sữa. Hoặc là mẹ bị stress, áp lực căng thẳng nên suy giảm hormone tạo sữa. Ngoài ra việc không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vào thực đơn cũng sẽ khiến mẹ thiếu dưỡng chất và ít sữa.
Mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc hoặc là bị rối loạn nội tiết sau sinh, thiếu máu cũng là một nguyên nhân đáng chú ý. Ngoài ra nếu mẹ từng can thiệp phẫu thuật phần ngực, do nhau thai sót còn bám trên tử cung đều là nguyên nhân gây ra ít sữa.
3. Mẹ bị mất sữa có kích lại được không?
Mẹ đừng quá lo lắng vì mất sữa vẫn có thể kích lại được nếu như xử lý kịp thời và đúng cách. Đặc biệt là khi tìm ra được nguyên nhân và có hướng xử lý chính xác thì việc lấy lại sữa sẽ không quá khó khăn.
Tuy nhiên không phải 100% các mẹ kích sữa có hiệu quả. Trong trường hợp mẹ không lấy lại được sữa thì nên có những biện pháp cung cấp dinh dưỡng khác cho bé như bổ sung thêm sữa công thức để đảm bảo quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
4. Mẹo chữa mất sữa và cách gọi sữa về sau khi mất sữa
Dưới đây là một số biện pháp gọi sữa về nếu bị ít sữa và mất sữa. Mẹ tham khảo để áp dụng biện pháp phù hợp nhất:
4.1 Cho bé bú càng sớm càng tốt
Ngay sau khi sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ thì mẹ cũng cố gắng cho con bú càng sớm càng tốt. Nếu trong vòng 1 giờ sau khi sinh mà mẹ cho bé bú thì sẽ cung cấp được sữa non quý giá và để bé kích thích sữa mẹ về nhiều hơn.
Nhờ sự tác động của bé mà cơ thể mẹ sẽ sản xuất sữa theo nhu cầu. Bé bú mẹ càng nhiều thì cơ thể mẹ sẽ càng tiết ra nhiều sữa hơn. Sau khi bé bú no sẽ tự động nhả núm vú ra và mẹ cần vắt sữa hoặc hút sữa thừa đang dư lại trong ngực để ngăn ngừa bị tắc tia sữa, dẫn đến mất sữa.
4.2 Mẹ cần tìm hiểu phương pháp cho bé bú đúng cách
Mẹ cho bé bú đúng tư thế, đúng cách ngậm vú để cơ thể dễ dàng có phản ứng xuống sữa. Hơn nữa cần hướng dẫn bé ngậm sao cho không làm tổn thương núm vú, thì mới dễ dàng cung cấp lượng sữa cần thiết cho con.
4.3 Dùng máy hút sữa
Nếu bé bú no mà vẫn chưa hết sữa, bầu ngực mẹ vẫn căng thì phải dùng máy hút sữa để hút lượng sữa còn dư lại ra bên ngoài. Mẹ chú ý giữ ngực luôn rỗng để cơ thể tiếp tục sản xuất thêm sữa.
4.4 Mẹ thực hiện chườm ấm và massage bầu ngực nhẹ nhàng
Trước mỗi cữ bú, mẹ thực hiện chườm ấm và massage bầu ngực nhẹ nhàng sẽ kích thích tuyến sữa hoạt động, cũng như giảm bớt cảm giác căng tức ngực và giúp sữa nhanh chóng tiết ra hơn.
Bằng cách luôn massage bầu ngực phù hợp, mẹ cũng làm tan các cục sữa đông để khơi thông dòng chảy của sữa. Nhờ vậy mà sữa mẹ luôn được tiết ra đều đặn hơn.
4.5 Mẹ ăn uống đủ chất, theo chế độ khoa học
Gia đình xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, cung cấp những thực phẩm có chất kích sữa sẽ giúp ích cho các mẹ. Ngoài ra không nên kiêng khem quá mức mà phải ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm để tránh thiếu hụt một số loại dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Ngoài ra mẹ cũng nên tránh các thực phẩm gây mất sữa hoặc làm thay đổi mùi vị sữa mẹ, sẽ khiến bé bỏ bú.
4.6 Mẹ uống nhiều nước
Mẹ nên uống thật nhiều nước mỗi ngày để tăng cường khả năng duy trì sữa và gọi sữa về khi bị ít, bị mất. Một ngày nên uống khoảng 3 lít nước và chú ý uống nước ấm, nước canh, tránh các loại nước trà, nước ngọt có ga, …
4.7 Mẹ ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý
Để cơ thể khỏe mạnh, giữ nguồn sữa ổn định, cũng như giúp lấy lại sữa sau khi mất, mẹ nên đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Gia đình cần để cho mẹ được ngủ đủ giấc và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý. Ngoài ra, mẹ cũng phải nghỉ ngơi thoải mái, tránh để bản thân căng thẳng, mệt mỏi, vì sẽ nhanh chóng ít dần sữa đi.
4.8 Duy trì tâm lý thoải mái
Sau khi sinh con, gia đình cố gắng để mẹ giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh suy nghĩ tiêu cực về việc bị mất sữa, vì nếu không sẽ khó lấy lại sữa. Nhờ có tinh thần vui vẻ, cơ thể mẹ dễ dàng tái tạo sữa hơn.
4.9 Tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu không thể lấy lại được sữa như mong muốn thì mẹ nên đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra cơ thể, tư vấn chế độ dinh dưỡng và cung cấp cho mẹ những biện pháp phù hợp nhất.
5. Một số câu hỏi thường gặp
Liên quan đến vấn đề bị mất sữa và cách kích lại, một số mẹ đã đưa ra những thắc mắc như sau, gia đình có thể tham khảo để có những biện pháp khắc phục hiệu quả hơn.
Mất sữa 2 tháng có kích lại được không?
Sau khi sinh 2 tháng mà mẹ bị mất sữa thì vẫn có thể kích lại an toàn và hiệu quả bằng những biện pháp như sau:
Sau mỗi cữ bú của bé, mẹ hút kiệt sữa để tăng tốc độ làm sữa trong cơ thể tái tạo lại. Như vậy sẽ giảm thiểu nguy cơ bị mất sữa.
Lưu ý rằng mẹ không nên hút sữa quá nhiều lần trong ngày hay là quá lâu mỗi lần, vì có thể gây tác dụng ngược, ảnh hưởng cơ thể và cho thấy tâm lý của mẹ đang quá áp lực. Vì thế mẹ nên hút sữa vào một thời điểm cố định trong ngày để cơ thể hình thành phản xạ tự nhiên, cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thời gian tái tạo sữa cần thiết.
Cùng với đó là áp dụng những biện pháp massage bầu ngực hằng ngày nhẹ nhàng để cơ thể sản sinh ra oxytocin, kích thích tuyến sữa hoạt động, loại bỏ các cục sữa đông và khơi thông dòng chảy sữa mẹ.
Đặc biệt là không sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện trong thời gian này hay bất kỳ loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Mẹ nên lắng nghe các hướng dẫn của chuyên gia để nhận được những tư vấn chính xác nhất.
>>Xem thêm: [Giải đáp] Hút sữa hoàn toàn có bị mất sữa không?
Mất sữa 4 tháng có kích lại được không?
Nếu cho con bú đến tháng thứ 4 mà bị mất sữa thì vẫn kích sữa về được nhưng đòi hỏi mẹ kiên nhẫn và cần thêm nhiều thời gian hơn. Nếu thuận lợi thì sẽ khoảng vài tuần mới kích sữa về được nên mẹ đừng vội vàng bỏ cuộc. Biện pháp kích sữa cũng tương tự như trên và mẹ cần thêm kiên trì.
>> Xem thêm: Mất sữa 1 bên có lấy lại được không? Những điều mẹ cần lưu ý
Những cách gọi sữa về sau khi mất sữa trên có hiệu quả, nhưng mẹ cần phải thực hiện đúng chuẩn và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Chúc mẹ sớm thành công để bé yêu có dòng sữa ngọt lành và đầy đủ dinh dưỡng.