SELECT MENU

Cách hâm sữa mẹ đúng chuẩn giữ trọn giá trị dinh dưỡng

Cao Thao - - 287

Sự bận rộn của cuộc sống hiện đại có thể làm mẹ không cho con bú trực tiếp được. Vì thế nhiều mẹ phải hút sữa sẵn và trữ đông để khi dùng sẽ hâm nóng lại và cho bé bú. Tuy nhiên nếu không thực hiện cách hâm sữa mẹ đúng chuẩn khoa học, sữa sẽ bị biến chất, không còn dinh dưỡng và những hương vị tự nhiên nữa. Vậy gia đình phải làm thế nào để hâm nóng sữa mẹ đúng cách?

1. Tại sao cần hâm sữa mẹ đúng cách?

Bé uống sữa ấm áp sẽ cảm thấy thoải mái dạ dày. Hơn nữa, được uống sữa ấm thì bé sẽ an tâm hơn, do vốn dĩ sữa mẹ tiết ra khi bú trực tiếp luôn có nhiệt độ bằng với nhiệt độ cơ thể mẹ (tức là khoảng 37 độ C). Vậy nên trong trường hợp mẹ cho bé bú sữa công thức, cũng cần có nhiệt độ lý tưởng như sữa mẹ, giúp bé cảm thấy dễ chịu và đảm bảo sức khỏe.

tại sao cần hâm sữa mẹ đúng cách

Tại sao cần hâm sữa mẹ đúng cách

Trong trường hợp mẹ hút sữa ra trước, lưu trữ trong tủ đông thì khi cho bé dùng lần tiếp theo cũng nên hâm nóng sữa lại. Sữa được hâm nóng ở nhiệt độ thích hợp sẽ giúp bé cảm thấy uống ngon hơn, cũng như an toàn cho sức khỏe hơn.

Tuy nhiên, sữa mẹ là một thực phẩm đặc biệt, nên việc hâm nóng cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Nếu mẹ hâm nóng không đúng cách, như nhiệt độ quá cao hoặc nhiệt độ quá thấp, để sôi quá lâu sẽ làm biến đổi các chất dinh dưỡng và hương vị của sữa. Chính vì thế, mẹ nên sử dụng những thiết bị có thể hỗ trợ hâm sữa đúng nhiệt độ và thời gian cần thiết.

>> Tham khảo: Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không

2. Cách hâm sữa mẹ an toàn và đảm bảo dinh dưỡng mẹ nên biết

Khi mẹ muốn cho con dùng sữa đã được vắt sẵn và bảo quản lạnh, mẹ có thể áp dụng những biện pháp như sau, để đảm bảo nhiệt độ của sữa phù hợp:

2.1 Cách hâm sữa mẹ trữ đông bằng máy hâm sữa

Khi trữ đông sữa mẹ trong một thời gian dài, gia đình cần làm ấm sữa trước khi cho bé bú. Cách hâm sữa trữ đông hiệu quả là nên dùng máy hâm sữa, với cách tiến hành như sau:

Bước 1: Để sữa từ ngăn trữ đông xuống ngăn mát để rã đông.

Bước 2: Sau khi sữa đã được rã đông, chuyển thành dạng lỏng thì mẹ tiến hành hâm nóng sữa bằng máy hâm sữa.

Bước 3: Mẹ chọn chế độ trên bảng điều khiển của máy hâm sữa sao cho phù hợp nhất: Nhiệt độ cần làm ấm, chất liệu bình sữa, dung tích bình sữa, …. tùy thuộc vào dòng sản phẩm máy hâm sữa đang sử dụng. Lưu ý, nếu mẹ dùng máy hâm sữa dùng nước thì cần đổ nước vào trước.

Bước 4: Sau khi sữa được hâm nóng, mẹ kiểm tra nhiệt độ sữa và cho bé sử dụng khi còn ấm.

Sữa mẹ rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu hâm sữa không đúng cách, các enzyme và kháng thể có lợi trong sữa có thể bị phá hủy, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cách hâm nóng sữa mẹ để tủ lạnh đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Bằng cách tuân thủ những hướng dẫn trên, bạn có thể đảm bảo bé yêu luôn được bú sữa mẹ an toàn và đầy đủ dinh dưỡng.

>> Tham khảo: Sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu

cách hâm sữa mẹ trữ đông bằng máy hâm sữa

Cách hâm sữa mẹ trữ đông bằng máy hâm sữa

2.2 Cách hâm nóng sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh bằng máy hâm sữa

Thời gian bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh không dài bằng ngăn đông, nên mẹ cần nhanh chóng sử dụng. Bên cạnh đó, nên hâm sữa đúng cách để đảm bảo sữa giữ được trọn vị và không bị mất chất dinh dưỡng.

Cách sử dụng sữa mẹ để ngăn mát cần phải hâm lại để đạt nhiệt độ phù hợp khi cho bé uống. Cách hâm sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát thực chất không khác biệt so với biện pháp được giới thiệu trước đó. Mẹ chỉ cần chọn đúng nhiệt độ, cài đặt chất liệu bình sữa và dung tích khi dùng máy. Hâm nóng sữa mẹ bằng máy hâm sữa là cách an toàn và tiện lợi để đảm bảo sữa luôn ở nhiệt độ phù hợp cho bé. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Bước chuẩn bị:

  • Máy hâm sữa: Chọn loại máy hâm sữa phù hợp với nhu cầu và loại bình sữa bạn đang sử dụng.
  • Sữa mẹ: Đã được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Nước sạch: Đủ để đổ vào khay chứa của máy hâm sữa (đối với các dòng máy hâm sữa dùng nước)

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đối với các dòng máy hâm sữa dùng nước thì cần đổ nước vào khay chứa của máy hâm sữa. Hoặc với các máy hâm sữa không dùng nước thì cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 2: Đặt bình sữa chứa sữa mẹ vào khay đựng bình sữa trong máy.

Bước 3: Chọn chế độ hâm sữa phù hợp với loại sữa (sữa đã được bảo quản trong ngăn mát).

Bước 4: Nhấn nút khởi động để máy bắt đầu hoạt động.

Bước 5: Sau khi máy báo hiệu hoàn thành, mẹ có thể lấy bình ra và cho bé bú.

Sau khi sữa được hâm nóng, mẹ có thể lấy ra cho bé dùng ngay. Trước đó, mẹ nên nhỏ một ít sữa ra cổ tay để kiểm tra nhiệt độ sữa đã phù hợp chưa, hoặc dùng nhiệt kế đo sữa chuyên dụng để tránh làm bỏng lưỡi của bé.

cách hâm sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh

Cách hâm sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh

2.3 Cách hâm sữa mẹ bằng nước ấm

Ngoài cách hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa chuyên dụng, nhiều gia đình có thể áp dụng biện pháp hâm sữa bằng nước ấm theo những bước như sau:

Bước 1: Lắc đều bịch sữa mẹ vừa được rã đông để chống tách lớp, làm cho lớp váng dầu và lớp sữa béo trộn đều với nhau.

Bước 2: Lấy một tô đựng nước ấm có nhiệt độ từ 37 đến dưới 40 độ C ra để sử dụng. Sau đó mẹ đặt bình sữa vào trong tô đựng nước ấm này và chờ đến khi sữa được ấm lên.

Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ sữa đã hâm ấm bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên cổ tay hay mu bàn tay, hoặc là sử dụng nhiệt kế đo sữa chuyên dụng rồi mới cho bé bú.

cách hâm sữa mẹ bằng nước ấm

Cách hâm sữa mẹ bằng nước ấm

2.4 Hâm sữa mẹ trong bao nhiêu phút

Để biết thời gian hâm sữa mẹ bao nhiều phút ba mẹ cần dựa nhiệt độ ban đầu của sữa, lượng sữa cần hâm và loại máy hâm sữa gia đình sử dụng. Mỗi loại máy hâm sữa có công suất và chế độ hâm khác nhau nên thời gian hâm cũng khác nhau. Thông thường, thời gian hâm sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát khoảng 3-5 phút. Còn thời gian hâm sữa bảo quản trong ngăn đá khoảng 6-10 phút.

Nếu ba mẹ sử dụng phương pháp hâm sữa bằng nước ấm thì thời gian hâm sữa sẽ lâu hơn so với khi sử dụng máy hâm sữa, thường khoảng 5-10 phút.

Thời gian hâm sữa sẽ không cố định, quan trọng nhất là ba mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của sữa sau khi hâm. Hãy đảm bảo sữa không quá nóng để tránh làm bỏng bé.

2.5 Sữa mẹ hâm nóng bao nhiêu độ

Nhiệt độ lý tưởng để hâm nóng sữa mẹ là khoảng 37 độ C. Đây là nhiệt độ tương đương với thân nhiệt của mẹ, giúp bé cảm thấy quen thuộc và dễ chịu khi bú. Khi hâm sữa ở nhiệt độ 37 độ C giúp bảo toàn được dưỡng chất có trong sữa mẹ một cách tốt nhất, tránh sốc nhiệt cho bé, giúp bé dễ dàng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất.

Hâm nóng sữa mẹ ở nhiệt độ 37 độ C là cách tốt nhất để đảm bảo bé được bú sữa mẹ an toàn và đầy đủ dinh dưỡng. Hãy luôn kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé bú để đảm bảo sự an toàn cho bé yêu ba mẹ nhé!

3. Một số lưu ý khi hâm sữa mẹ

Khi gia đình hâm sữa mẹ cho con sử dụng, cần phải chú ý một số vấn đề quan trọng như sau:

một số lưu ý khi hâm sữa mẹ

Một số điều cần lưu ý khi hâm sữa mẹ

  • Không được dùng lò vi sóng để hâm sữa vì không thể làm ấm sữa mẹ, lại còn làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có trong sữa mẹ.
  • Mẹ nên rã đông sữa hoàn toàn rồi mới thực hiện làm ấm sữa.
  • Ngoài ra, sau khi đã rã đông mà không sử dụng, mẹ không nên cất vào rồi lại rã đông một lần nữa vì sữa đã biến chất, vi khuẩn đã phát triển trong sữa.
  • Mẹ không nên rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng do có thể làm vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào sữa.
  • Trong quá trình hâm nóng bình sữa, không lắc bình sữa vì thay đổi đột ngột nhiệt độ của sữa, có thể làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có của sữa mẹ.
  • Nên sử dụng những loại máy hâm sữa có chất lượng tốt, có đầy đủ chức năng tiện ích nhất.
  • Sau khi hâm sữa xong, nên cho bé sử dụng trong vòng 2 giờ. Không sử dụng lại sữa thừa vì đã tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

>> Xem thêm: Hâm sữa cho bé bằng lò vi sóng có được không? Cần lưu ý gì?

Áp dụng cách hâm sữa mẹ chuẩn, đảm bảo đúng khoa học là cách để bố mẹ bảo vệ sức khỏe của con được tối ưu nhất. Vì thế, bố mẹ đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích trên. Và liên hệ Moaz BéBé ngay để nhận tư vấn nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý