SELECT MENU

Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ không cần máy nhanh chóng từ A – Z

Cao Thao - - 75

Sử dụng máy hâm sữa là biện pháp làm ấm sữa nhanh chóng và hiệu quả nhất cho các mẹ bỉm hiện đại. Sữa được hâm nóng nhờ máy chuyên dụng không bị mất chất dinh dưỡng và không bị ảnh hưởng hương vị. Tuy nhiên, nếu mẹ không có máy hâm sữa thì phải làm thế nào. Nếu vậy, mẹ có thể áp dụng một số cách hâm sữa mẹ không cần máy hiệu quả sau đây.

1. Những cách hâm sữa mẹ không cần máy phổ biến hiện nay

Sử dụng máy hâm sữa để làm nóng sữa mẹ đến nhiệt độ chuẩn nhất đang là cách làm được nhiều gia đình ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu gia đình ở trong tình trạng không có máy hâm sữa, hoặc máy bị hỏng hóc thì cần phải áp dụng những biện pháp hâm sữa mẹ mà không dùng máy. Dưới đây là một số cách được nhiều người sử dụng:

1.1 Hâm sữa mẹ bằng nước ấm hoặc nước sôi

Hâm sữa mẹ bằng nước ấm là cách truyền thống nhất mà nhiều mẹ bỉm quen thuộc. Sữa được lấy ra từ ngăn đá, sau đó rã đông bằng cách đặt tại ngăn mát, đợi đến khi tan thành thể lỏng thì mẹ đem ra ngâm bình sữa vào một bát nước ấm to.

>> Tham khảo: Có nên mua máy hâm sữa cho bé không? Kinh nghiệm chọn mua dành cho mẹ

>> Tham khảo: TOP 7+ dòng máy hâm sữa tốt nhất 2024 có giá ưu đãi

cách hâm sữa mẹ không cần máy

Cách hâm sữa mẹ bằng nước ấm hoặc nước sôi

Nước mẹ sử dụng không được quá nóng vì sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa, phá hủy dinh dưỡng trong sữa. Ngoài ra, nước quá nóng còn có thể gây bỏng cho bé khi sử dụng. Bên cạnh đó mẹ cũng phải đảm bảo nước ấm từ bát, cốc không bị lọt vào bình sữa vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và làm bé bị đau  bụng khi uống.

Khi sữa đã ấm trở lại, mẹ kiểm tra độ ấm của sữa để đảm bảo không quá nóng hoặc quá lạnh rồi mới cho bé sử dụng. Ngoài ra, mẹ chỉ nên làm ấm một lượng sữa vừa đủ cho bé để ăn trong cữ đấy, không nên hâm nóng quá nhiều sữa cùng lúc vì vừa khó nóng lên, lại vừa lãng phí. Nếu bé uống sữa còn thừa thì mẹ nên bỏ đi, không nên sử dụng lại, không tốt cho sức khỏe của bé.

2.2 Cách hâm sữa mẹ bằng khăn ấm

Ngoài biện pháp hâm sữa bằng nước ấm, mẹ có thể thực hiện cách hâm sữa mẹ bằng khăn ấm. Các bước thực hiện rất đơn giản như sau:

  • Lấy một chiếc khăn sạch và nhúng vào nước ấm khoảng 40- 50 độ C.
  • Vắt khăn để loại bỏ nước thừa, đảm bảo khăn còn ẩm nhưng không bị nhỏ giọt rồi quấn quanh bình sữa đã được rã đông.
  • Mẹ đặt khăn ở một bề mặt phẳng, bọc kín toàn bộ phần chứa sữa mẹ trong bình và giữ nguyên tình trạng này trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Thỉnh thoảng, mẹ lắc nhẹ bình sữa để phân bố đều nhiệt độ. Đồng thời bổ sung thêm khăn ấm để giữ nhiệt cho bình sữa.
  • Sau khi sữa đã ấm lên, mẹ kiểm tra kỹ nhiệt độ rồi mới cho bé sử dụng.

Với cách làm này, mẹ phải đảm bảo giữ có bình sữa luôn có khăn ấm quấn xung quanh để nhiệt độ ổn định, gia tăng độ ấm cho sữa trong bình.

2. Cách rã đông sữa mẹ bằng nước ấm

Đối với sữa rã đông mà mẹ cần làm nóng bằng nước ấm, mẹ thực hiện như biện pháp trên, nhưng phải đảm bảo đã rã đông sữa hoàn toàn. Mẹ có thể đặt bình sữa trong ngăn mát tủ lạnh 24 giờ, hoặc là xối bình sữa, bịch sữa dưới nước lạnh, hay ngâm trong nước lạnh cho đến khi rã đông hoàn toàn.

cách rã đông sữa mẹ bằng nước ấm

Cách rã đông sữa mẹ bằng nước ấm

Các bước rã đông sữa mẹ bằng nước ấm:

Bước 1: Đối với sữa bảo quản trong ngăn đông, lấy ra và để ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút cho sữa mềm bớt.

Bước 2: Chuẩn bị một chậu nước ấm có nhiệt độ khoảng 40°C. Ngâm túi sữa vào chậu nước, lắc nhẹ cho sữa tan đều.

Bước 3: Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ sữa. Khi sữa đạt 37°C (tương đương nhiệt độ cơ thể), tắt bếp và lấy sữa ra.

Bước 4: Nếu sữa vẫn còn lạnh, bạn có thể tiếp tục hâm sữa bằng cách cho vào máy hâm sữa hoặc ngâm trong nước ấm cho đến khi đạt nhiệt độ mong muốn.

3. Những lưu ý khi hâm sữa mẹ không dùng máy

Khi hâm sữa mẹ mà không dùng máy hâm sữa chuyên dụng, gia đình cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Không làm nóng sữa bằng nước sôi trực tiếp, vì nhiệt độ cao sẽ làm hỏng các dưỡng chất có trong sữa.
  • Mẹ nên lắc nhẹ túi chứa sữa hoặc bình sữa trước khi hâm nóng để các lớp kem và sữa được hòa tan với nhau, nhưng không được lắc mạnh vì sẽ làm hư sữa.
  • Nên sử dụng sữa ngay sau khi đã được hâm nóng không dùng máy trong khoảng 1 giờ.
  • Mẹ không hâm sữa lại lần nữa, cũng như không nên tiếp tục bảo quản đông đá trở lại. Rã đông và hâm sữa nhiều lần sẽ làm hỏng dưỡng chất cùng hương vị của sữa mẹ.
  • Không nên hâm sữa mẹ bằng lò vi sóng vì có thể làm mất đi những chất dinh dưỡng quan trọng trong sữa. Hơn nữa sữa mẹ được hâm nóng bằng lò vi sóng sẽ quá nóng, gây nguy hiểm cho bé.
  • Mẹ cần hâm sữa đến nhiệt độ ấm tiêu chuẩn, để bé cảm thấy thoải mái hơn khi uống sữa.
những lưu ý khi hâm sữa mẹ không dùng máy

Những lưu ý khi hâm sữa mẹ không dùng máy

4. Một số mẹo để hâm sữa mẹ nhanh chóng

Cách hâm sữa mẹ tốt nhất là sử dụng máy hâm sữa. Những chiếc máy này giúp mẹ có thể bảo toàn tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong sữa, lưu giữ các vitamin và kháng thể một cách tối ưu nhất.

Máy hâm sữa có tính năng kiểm soát được mức nhiệt độ an toàn, tránh gây nguy hiểm cho bé. Nhờ vậy mà bé được uống sữa có đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo hương vị và không bị bỏng, cảm thấy thoải mái. Chưa kể, máy hâm sữa có khả năng làm ấm nhanh chóng nên đảm bảo sự nhanh chóng và tiện lợi hơn cho các mẹ bỉm và gia đình chăm con nhỏ.

mẹo hâm sữa mẹ nhanh chóng

Mẹo hâm sữa mẹ nhanh chóng

Nhìn chung, áp dụng các cách hâm sữa mẹ không cần máy có thể đơn giản và dễ áp dụng, nhưng hiệu quả mang lại không tối ưu bằng máy hâm sữa chuyên dụng. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm máy hâm sữa khác nhau, giá thành dao động từ 300.000đ – 1 triệu đồng, nên gia đình có thể dễ dàng mua sắm. Ba mẹ hãy liên hệ ngay cho Moaz BéBé để sở hữu ngay một chiếc máy hâm sữa phù hợp nhất để mang lại những điều tốt đẹp cho con yêu.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý