Hướng dẫn ba mẹ 8 cách phòng bệnh cúm cho trẻ khi giao mùa
Trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng thường xuyên mắc bệnh cảm cúm. Bởi trẻ nhỏ, sức đề kháng kém, kèm theo không khí lạnh ẩm, nhiệt độ thay đổi thất thường khiến virut gây bệnh phát triển mạnh. Trẻ nhỏ mắc bệnh cúm nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng khác nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phòng bệnh cúm cho trẻ, bố mẹ cùng theo dõi nhé.
Cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ
Thay vì bố mẹ tìm các phương pháp điều trị bệnh cúm cho trẻ thì hãy phòng bệnh cho trẻ từ ngay hôm nay bằng các phương pháp sau đây nhé.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân hàng ngày
Một trong những điều quan trọng nhất bố mẹ cần lưu ý nếu muốn phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ chính là vấn đề vệ sinh.
Bố mẹ nên chú ý trẻ tránh để trẻ nghịch bẩn, thường xuyên vệ sinh cho bé, thay quần áo tránh trẻ mặc quần áo dính bẩn hoặc nhiều mồ hôi.
Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng sau khi chơi, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…
Khử khuẩn tay, cơ thể cho trẻ và các thành viên trong gia đình, đặc biệt trong mùa dịch cúm.
Vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng dụng cụ ăn uống, cá nhân, đồ dùng của trẻ thường xuyên.
Giặt sạch quần áo, phơi khô tránh ẩm mốc tạo môi trường cho vi khuẩn, virus sinh sôi.
Tăng cường sức khỏe cá nhân
Sức đề kháng khỏe là cách giúp trẻ chống chọi với bệnh cúm tốt nhất. Chính vì thế, bố mẹ cũng cần phải chú ý đến sức khỏe, tăng cường đề kháng cho trẻ để trẻ phát triển khỏe mạnh. Đối với trẻ nhỏ ngoài bổ sung các dưỡng chất, vitamin các loại thực phẩm hỗ trợ bố mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn của trẻ.
Các chất giúp tăng đề kháng cho trẻ quan trọng như: kẽm, Selen, Sắt, Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho bé vận động, các hoạt động nhằm rèn luyện sức khỏe tốt hơn.
Vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc
Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, ẩm thấp… là điều kiện lý tưởng để các mầm bệnh sinh sôi phát triển. Chính vì thế, các bố mẹ không chỉ chú trọng vào chăm sóc cơ thể bé mà cần phải chú ý môi trường xung quanh nơi bé và gia đình sinh hoạt.
Phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng khách, giường đệm, thảm trong nhà đều có thể là nơi trú ngụ của mầm bệnh. Nên vệ sinh thường xuyên nhà cửa, môi trường nơi ở sinh hoạt.
Đặc biệt là phòng ngủ, giường nệm của bé. Hàng ngày bé ngủ và nằm tiếp xúc trực tiếp với giường nệm. Nếu giường nệm hay phòng ngủ nhiều bụi bẩn thì cũng là một trong những nguyên nhân gây hại đến đường hô hấp trẻ nhỏ.
Bố mẹ thay ga giường gối hàng tuần cho bé. Ngoài ra, nên hút bụi giường nệm, thảm sofa trong gia đình để hút sạch bụi mịn, sơ vải nhỏ có hại cho đường hô hấp bé.
Máy hút bụi giường nệm được rất nhiều mẹ sử dụng bởi lực hút, công suất hút lớn hút sạch bụi bẩn, bụi mịn trên giường nệm của bé. Đặc biệt, với tính năng diệt khuẩn của đèn UV tiêu diệt mọi vi khuẩn tác nhân gây hại đến sức khỏe con yêu. Ngoài hút bụi giường nệm máy hút bụi Moaz còn có thể dễ dàng hút sạch bụi bẩn trên thảm, sofa trong gia đình.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
Nếu trong gia đình có người mắc bệnh cúm bố mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với người bệnh. Có thể ngồi ăn riêng hoặc tránh bế, nựng trẻ. Những khu vực sinh hoạt chung cần phải vệ sinh, khử khuẩn thường xuyên.
Tiêm vắc xin cúm hàng năm
Bệnh cúm là bệnh gặp phải thường xuyên, do nhiều chủng loại virus khác nhau, khả năng lây nhiễm cao. Virus cúm cũng có thể biến đổi, mỗi loại cúm lại có những biểu hiện bệnh khác nhau.
Bệnh cúm tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể dẫn đến những chuyển biến nặng hơn. Đặc biệt là trẻ nhỏ, sức đề kháng kém bệnh cúm có thể gây ra: viêm xoang, viêm phổi, viêm tai.
Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin phòng ngừa cúm cho trẻ là vô cùng cần thiết. Khi tiêm vắc xin sẽ sản sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể bé khỏi virus cúm. Tuy nhiên, vắc xin thường sẽ có tác dụng trong thời gian 1 năm. Nên bố mẹ nên tiêm vắc xin cho bé theo định kỳ.
Sử dụng máy lọc không khí và tạo ẩm Moaz
Không khí ngày càng ô nhiễm, kèm với đó là thời tiết hanh khô hoặc bé thường xuyên năm điều hòa gây hiện tượng khô mũi, rát họng cũng là nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh cúm.
Sử dụng máy lọc không khí tạo ẩm 2 trong 1 của Moaz Bé Bé sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe bé yêu tốt hơn.
Máy sử dụng 4 lớp lọc: thô, kháng khuẩn, hepa, than hoạt tính; cùng 5 chế độ lọc không khí tạo một không gian sống trong lành hơn. Ngoài ra, tính năng tạo ẩm cân bằng độ ẩm không khí của máy sẽ tạo cho bé một điều kiện không gian không khí tốt cho da, hệ hô hấp. Máy có thể hẹn giờ phun sương tạo ẩm 1, 3, 6 tiếng. Công suất tạo ẩm lên tới 30ml/h. Chức năng đèn báo chất lượng không khí trong phòng dễ dàng theo dõi.
Ngoài ra, bẹn có thể lựa chọn dải đèn theo ý muốn lợi lợi sử dụng làm đèn ngủ: Đèn 7 sắc cầu vồng, Đèn đơn sắc màu xanh băng, Đèn đơn sắc màu vàng ấm. Máy có chức năng UVC diệt khuẩn không khí xung quanh giúp không khí sạch hơn. Sau khi bật chế độ lọc không khí, màn hình sẽ hiển thị chất lượng không khí theo thời gian thực, 0-35 biểu thị chất lượng không khí xuất sắc, 35-75 biểu thị chất lượng không khí tốt.
Nhờ chiếc máy này bố mẹ có thể biết được chất lượng không khí trong phòng, lọc không khí, tạo ẩm trong phòng của bé và bố mẹ.
Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho
Phương thức lây nhiễm bệnh cúm là lây lan qua đường hô hấp, nước bọt hoặc dịch mũi từ người bệnh khi hắt hơi, xì mũi có thể làm truyền đi xung quanh. Virus sẽ xâm nhập qua đường mũi họng người đối diện. Khoảng cách có thể lây nhiễm lên tới 2m.
Khi ra ngoài nên cho trẻ bịt khẩu trang, khi hắt hơi hoặc ho cần phải che miệng, mũi tránh lây nhiễm cho người khác đồng thời cũng hạn chế virus xâm nhập cơ thể mình.
Tránh đám đông
Trong những đợt dịch cúm mùa, cúm A… bố mẹ nên hạn chế cho bé đi ra ngoài, đặc biệt là những nơi tụ tập đông người.
Nếu lớp học của bé có nguồn lây bệnh, bé đi học nên cho đeo khẩu trang, khử khuẩn vệ sinh chân tay cần thận. Mẹ nên theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên.
Trong trường hợp nếu bé có hiện tượng mắc bệnh cúm, hoặc đã mắc bệnh mẹ nên cho bé nghỉ học ở nhà, không nên đi học tiếp xúc với các bạn khác tránh lây lan.
Trên đây là một số cách phòng tránh cúm mùa hoặc các loại bệnh cúm khác cho bé mà bố mẹ cần chú ý. Cảm ơn bố mẹ đã theo dõi bài viết, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết tiếp theo để chăm sóc con yêu khỏe mạnh bố mẹ nhé.