Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng sữa mẹ để ngăn mát an toàn cho bé
Sau khi vắt sữa ra, mẹ thường bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết cách sử dụng sữa mẹ để ngăn mát hiệu quả, chuẩn khoa học. Vì thế, đừng bỏ qua những chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu về cách bảo quản, sử dụng sữa mẹ vắt ra để ngăn mát.
1. Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ để ngăn mát
Vì bận rộn, không phải lúc nào cũng cho con bú trực tiếp, hoặc do ngực có nhiều sữa, nên mẹ thường vắt/hút sữa ra rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, khi nào cần thì sẵn sàng có để dùng. Đây được xem là một biện pháp hữu ích cho những gia đình hiện đại đang chăm con nhỏ.
>> Tham khảo: Sữa mẹ hâm nóng quá có sao không
Tuy nhiên, các bố và mẹ cần có biện pháp bảo quản và sử dụng sữa mẹ để trong ngăn mát thì mới đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Dưới đây chính là cách bảo quản và sử dụng, được khuyến cáo bởi các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu.
1.1 Cách bảo quản sữa mẹ để ngăn mát
Mẹ thường vắt sữa hoặc hút sữa ra trước rồi bảo quản trong tủ lạnh, nhưng không nên cất loại sữa mà bé đã sử dụng qua. Nguyên nhân là do khi bé đã uống thì có dính nước bọt chứa vi khuẩn, nên sữa sẽ nhanh chóng bị biến đổi chất dinh dưỡng, hỏng và có hại cho bé.
Vậy nên mẹ hãy bảo quản những sữa mới vắt ra mà thôi. Cách bảo quản hiệu quả là đặt trong bình sữa hoặc túi trữ sữa chuyên dụng. Mẹ có thể mua tại những cửa hàng chuyên đồ mẹ và bé. Đồng thời phải ghi thông tin ngày giờ vắt lên bình sữa, để bảo quản được đúng thời gian quy định
Ngoài ra, mẹ không được hòa lẫn sữa mẹ mới vắt với những túi sữa đã trữ một thời gian trong ngăn mát tủ lạnh. Đồng thời không được dùng chai nhựa, túi ni lông để trữ sữa. Mọi vật dụng trữ sữa mẹ đều phải được khử trùng và sấy khô trước khi dùng.
Có một lưu ý quan trọng là: Gia đình chỉ nên bảo quản sữa mẹ vắt ra trong ngăn mát tủ lạnh 24 giờ và muộn nhất là phải sử dụng sau 72 giờ. Nếu có dấu hiệu hỏng sữa, cần bỏ đi ngay.
1.2 Cách sử dụng sữa mẹ để ngăn mát
Để sử dụng sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, bố mẹ áp dụng 2 cách như sau:
Cách truyền thống: Đem sữa ra bên ngoài tủ lạnh, để khoảng 30 phút rồi ngâm trong nước 40 độ. Hoặc là ngay sau khi vừa đem ra khỏi tủ lạnh thì ngâm với nước bình thường trong 5 phút (thay nước 2 lần) rồi ngâm tiếp với nước ấm trong khoảng 5 phút (cũng thay nước 2 lần). Cuối cùng mới ngâm cùng nước ấm 40 độ C khoảng 5 phút và thay nước 2 lần. Mẹ thực hiện trong 15 phút thì sẽ có sữa cho con uống.
Cách hiện đại được nhiều mẹ áp dụng: Sử dụng máy hâm nóng sữa. Ngay sau khi lấy sữa ra khỏi ngăn mát tủ lạnh, mẹ cần thực hiện hâm sữa mẹ đúng cách bằng cách để bình sữa vào máy hâm sữa chuyên dụng, bật máy lên và thao tác chọn nhiệt độ phù hợp để làm ấm sữa.
Nếu mẹ đã hâm nóng sữa đến nhiệt độ vừa phải thì cho bé uống ngay. Và mẹ chỉ nên hâm đủ sữa cho bé ăn 1 lần. Nếu như bé ăn còn thừa sữa thì cũng bỏ đi, không bảo quản tiếp hay hâm lại nữa.
2. Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh có cần hâm nóng không?
Để đảm bảo con được an toàn, khỏe mạnh khi dùng sữa vắt ra, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ cần phải hâm nóng lại sữa sau khi lấy ra. Hâm nóng lại bằng máy hâm sữa sẽ là biện pháp hữu hiệu, đảm bảo chính xác nhiệt độ mẹ mong muốn, cũng như có khả năng làm ấm sữa đều và không phá hủy cấu trúc các chất dinh dưỡng trong sữa.
Lưu ý quan trọng là mẹ chỉ có thể bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh thời gian ngắn, khoảng 1 ngày và dài nhất là 3 ngày. Sau đó phải sử dụng ngay. Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, mẹ nên bảo quản sữa trong tủ lạnh mini chuyên dụng cho bé.
>> Tham khảo: Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng?
3. Những lưu ý khi bảo quản và sử dụng sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh
Có một số lưu ý quan trọng dành cho bố mẹ đang dùng sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho con uống:
Sữa mẹ nên bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh thì mới để được lâu dài (khoảng 4 tháng). Khi sử dụng thì mẹ rã đông bằng cách để xuống ngăn mát. Màu của sữa sau khi rã đông có thể có màu khác so với sữa tươi vừa vắt ra. Lúc này màu sữa có thể là hơi vàng, có thể bị tách thành các lớp như sữa chua và có thể xuất hiện mùi như xà phòng do sự phân tách của các chất béo.
Còn nếu sữa mẹ đã có mùi chua, mùi nồng, bị vón cục, màu xanh và nâu đậm thì mẹ nên bỏ đi. Đây là các dấu hiệu chứng tỏ sữa đã bị hỏng.
Khi vắt sữa ra, mẹ chia thành nhiều bình hoặc bịch sữa khác nhau với dung tích vừa đủ cho 1 lần uống của bé. Sau đó mẹ dán nhãn cho mỗi chai sữa để dễ theo dõi, bao gồm ngày vắt, thứ tự sử dụng, dung tích, ….
Trước khi sử dụng sữa vắt ra bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ phải vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ hâm sữa. Sau đó thực hiện hâm nóng đúng hướng dẫn.
>> Tham khảo: Cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa an toàn, đảm bảo dưỡng chất cho bé
Đây là cách sử dụng sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh. Bằng cách thực hiện đúng tiêu chuẩn, mẹ sẽ đảm bảo con được uống sữa có đầy đủ dinh dưỡng và hương vị nguyên bản. Vì thế, hãy liên hệ với Moaz BéBé để được hướng dẫn chi tiết những cách sử dụng sữa mẹ hiện đại và tiện lợi nhất.