SELECT MENU

Hướng dẫn cách tập cho bé bú bình hiệu quả ‘một phát ăn ngay’

Cao Thao - - 19

Khi mẹ trở lại với công việc bận rộn, gia đình nên tập cho con bú bình sớm để giúp con cảm thấy thoải mái khi chuyển từ bú mẹ sang dùng bình sữa. Moaz BéBé sẽ tiết lộ với ba mẹ cách tập cho bé bú bình sữa hiệu quả qua những chia sẻ sau.

1. Khi nào cần phải tập cho bé bú bình?

Thời điểm thích hợp để tập cho con bú bình là vào khoảng tuần thứ 4 – 6 sau khi sinh. Vào thời gian này, bé sẽ dễ dàng học được kỹ năng bú bình và dễ dàng thích nghi hơn. Vì thế, nếu mẹ sắp sửa quay trở lại với công việc, gia đình có thể cho bé tập bú bình sớm từ tuần thứ 4. Đồng thời mẹ kết hợp song song với việc cho bú mẹ trực tiếp trong quá trình tập.

khi nào cần tập cho bé bú bình

Thời điểm thích hợp để tập cho con bú bình là khi nào

2. Cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất cho mẹ

Để bé nhanh chóng làm quen, ba mẹ có thể áp dụng những cách tập cho bé bú bình như sau:

2.1 Tập cho bé bú bình khi bé đang đói

Mẹ chờ đến khi bé đói thì đưa bình sữa vào miệng để bé ngậm. Cách này sẽ giúp bé vô thức tiếp nhận việc bú bình thay vì bú mẹ trực tiếp. Nếu bé kháng cự thì gia đình cũng đừng lo lắng, có thể kiên nhẫn chờ bé để giúp việc tập luyện hiệu quả hơn.

2.2 Tập cho bé bú bình giữa cữ bú mẹ

Cách tập cho bé bú bình hiệu quả là thử vào giữa hai lần bú mẹ. Ở thời điểm này, bé có thể chấp nhận bú bình như một bữa ăn phụ.

2.3 Tập cho bé bú bình khi đang ngái ngủ

Gia đình có thể thử cho bé tập bú bình vào thời điểm bé đang buồn ngủ. Như vậy thì bé không dễ dàng chú ý sự khác biệt giữa vú mẹ và bình sữa. Liên tục lặp lại hành động này sẽ giúp bé quen dần với cảm giác bú bình và có tỉnh táo cũng không kháng cự. Nhưng ba mẹ nên tập khi bé không quá no nhé.

cách tập cho bé bú bình

2.4 Kiên nhẫn với bé

Thời gian đầu bé sẽ quấy khóc, phản kháng kịch liệt. Tuy nhiên ba mẹ đừng quá lo lắng hay bỏ cuộc, hoặc là cáu gắt với bé. Thay vào đó hãy thật nhẹ nhàng và kiên nhẫn, bé chắc chắn sẽ chịu tiếp nhận sữa bú bình sau một thời gian.

2.5 Biến bình sữa thành một món đồ chơi cho bé

Trẻ con luôn hiếu kỳ, tò mò về những thứ mới lạ. Hãy để bé xem bình sữa như một món đồ chơi, cầm quen tay rồi thì sẽ không kháng cự nữa. Sau này, bé cũng dễ dàng tiếp nhận bình sữa hơn.

2.6 Đừng để bé lại gần ti mẹ khi tập bú bình

Bé sẽ cố gắng dụi và đến gần với ti mẹ hơn khi không thích bú bình. Vì thế, ba hãy tập cho con hoặc những thành viên khác trong gia đình thay vì để mẹ tập cho bé.

2.7 Cho sữa mẹ vào bình

Một cách tập cho bé bú bình được nhiều người áp dụng là cho sữa mẹ vào bình. Bé sẽ thích nghi dần với việc sử dụng bình sữa. Mẹ dùng các loại máy hút sữa để vắt sữa mẹ ra cho bé sử dụng.

Nếu chính ba mẹ hoặc các thành viên trong gia đình khó chịu, cáu gắt để ép bé bú bình thì bé sẽ sợ hãi và phản kháng. Điều này còn ây ra ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của bé. Vì thế hãy giữ bình tĩnh và kiên nhẫn để giúp bé tập luyện.

2.8 Sử dụng núm vú mềm mại mô phỏng bầu vú mẹ

Lý do khiến nhiều bé không thích bú bình là do núm vú cứng, mùi lạ, không giống với bầu vú của mẹ. Bé sẽ có cảm giác đau khoang miệng, mỏi lưỡi và nhức hàm. Do đó cách tập cho bé bú bình hiệu quả là dùng những loại núm ti có chất liệu mềm mại, mô phỏng bầu vú của mẹ, vừa tốt cho sức khỏe vừa tạo cảm giác quen thuộc cho bé.

3. Cách tập bú bình cho trẻ 2 tháng

Đối với bé từ 2 tháng cần tập bú bình, gia đình cũng áp dụng các biện pháp như trên, nhưng nên dùng loại đầu ti lớn hơn 1 cỡ, có thể là 1 đến 2 tia với ký hiệu là M, 1 hoặc 0 – 4 tùy theo đơn vị sản xuất. Loại này có tốc độ chảy sữa 150ml/10 phút.

Cách tập bú bình cho trẻ 2 tháng

Cách tập bú bình cho trẻ 2 tháng

4. Tập bú bình cho bé 4 tháng

Với bé từ 4 tháng trở đi nên dùng loại bình sữa có đầu ti lớn hơn, do bé có khả năng kiểm soát lực hút và lượng sữa lớn hơn. Số lượng tia là 3 với các cỡ M ghi trên bao bì.

5. Một số nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình

Chắc hẳn có nhiều gia đình rất lo lắng vì bé không chịu bú bình. Rất có thể là do những nguyên nhân như sau:

– Bé không thích mùi sữa công thức do đã quen với mùi vị của sữa mẹ. Vậy nên ba mẹ có thể đổi sang loại sữa có mùi tương tự sữa mẹ, chọn sữa kỹ lưỡng để tránh những loại gần hết hạn đã biến đổi mùi.

– Núm ti bình sữa quá cứng làm bé khó chịu khi bú thử, đặc biệt là loại núm ti có lỗ nhỏ nên sữa khó chảy ra.

– Bé đang mọc răng, cảm thấy ngứa ngáy, đau đớn ở nướu nên không muốn bú bình.

– Bé chưa thực sự đói nên từ chối bú bình.

– Bé không quen khi được người lạ cho bú bình hoặc tư thế cho bú khiến bé khó chịu.

Một số nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình

Một số nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình

6. Một số lưu ý khi tập cho bé bú bình

Khi đang tập cho bé bú bình, gia đình cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nên để người khác trong gia đình tập cho bé bú bình thay vì để mẹ thực hiện.
  • Nên đổi phòng khi tập cho bé bú bình và không làm bé nhớ đến mẹ trong quá trình tập.
  • Đừng chọn những loại núm ti có lỗ thoát quá to, lượng sữa chảy quá nhiều sẽ làm bé bị sặc.
  • Nên làm ấm bình sữa để bé cảm thấy như đang bú mẹ trực tiếp.
  • Sử dụng loại sữa công thức phù hợp để cân bằng dinh dưỡng cho bé.

Trên đây là những cách tập cho bé bú bình. Quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn từ cả gia đình, nên hãy bình tĩnh để hỗ trợ bé nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý