SELECT MENU

Cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa an toàn, hiệu quả dành cho mẹ

Cao Thao - - 13

Điều mà nhiều mẹ bỉm quan tâm khi cai sữa cho con chính là cách tiêu sữa nhanh chóng. Trên thực tế có nhiều biện pháp để áp dụng nhưng đòi hỏi mẹ cần kiên nhẫn. Dưới đây là một số cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa mà nhiều mẹ tin tưởng và thực hiện, nhận được hiệu quả như mong muốn.

1. Tại sao mẹ cần thực hiện cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa cho con

Cai sữa tức là ngừng cho bé bú sữa. Tuy nhiên, mẹ không thể muốn cai sữa là ngừng có sữa được, mà cần một khoảng thời gian nhất định. Và tiêu sữa, hay tức là cơ thể ngừng sản xuất nhanh là điều các mẹ luôn mong muốn. Đó là bởi vì những nguyên nhân như sau:

tại sao cần tiêu sữa nhanh khi cai sữa

Tại sao cần tiêu sữa nhanh khi cai sữa

  • Làm dịu những cơn đau do căng tức sữa ở ngực. Nguyên nhân chủ yếu do thời gian đầu cai sữa, sữa mẹ vẫn tiếp tục sản xuất và nếu không được bú hoặc vắt ra thì sẽ bị căng tức, đau ngực.
  • Ngăn ngừa nguy cơ viêm ngực vì lúc này là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
  • Mẹ có thể dễ dàng lấy lại vóc dáng thon gọn, săn chắc nhanh chóng hơn vì loại bỏ được lượng calo dư thừa trong lúc mang thai và nuôi con.
  • Giúp cơ thể mẹ sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo.

2. Top 5 cách làm tiêu sữa nhanh khi cai sữa

Căng sữa lâu ngày khi đang cai sữa cho bé khiến nhiều mẹ đau đớn, khó chịu. Nếu để lâu sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe cũng như khiến cho tâm lý căng thẳng, bực bội. Vậy nên gia đình cần tìm cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa. Dưới đây là một số biện pháp có tính hiệu quả cao, đồng thời không gây ra sự đột ngột trong khi thực hiện để tránh được những tác động xấu.

>>Xem thêm: Cai sữa bao lâu thì hết sữa? Bí quyết giảm căng tức ngực

cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa

Cách làm tiêu sữa nhanh khi cai sữa

2.1 Giảm dần số lần cho bé bú

Khi cai sữa cho các bé, mẹ không nên ngừng bú ngay lập tức, thay vào đó hãy giảm dần tần suất cho con bú. Đây là quá trình giúp bé làm quen với việc không bú mẹ nhiều và dần dần ăn dặm hoặc uống sữa công thức để thay thế.

Biện pháp này sẽ giúp bé không bị hụt hẫng, cũng như không sợ hãi khi không được dùng thức ăn quen thuộc. Bé cũng sẽ không khóc nhiều vì khó chịu. Và trong quá trình này, sữa mẹ sẽ dần dần sản xuất ít lại để phù hợp với nhu cầu ăn uống của các bé, giúp mẹ tránh được nguy cơ bị ứ đọng sữa.

2.2 Tiến hành vắt sữa hoặc hút sữa

Nếu mẹ cho bé bú xong mà vẫn còn sữa thì nên vắt sữa hoặc hút sữa để chống căng tức ngực. Mẹ có thể dùng tay để vắt hoặc dùng máy hút sữa chuyên dụng để hút đi. Tuy nhiên mẹ không nên hút cạn sữa vì sẽ dẫn đến việc làm cho cơ thể nhầm tưởng đây là tín hiệu bé cần sữa và sẽ kích thích sản xuất nhiều sữa hơn.

2.3 Tránh việc kích thích núm vú

Để tiêu sữa nhanh khi cai sữa, mẹ cần tránh làm những hành động kích thích núm vú, vì sẽ làm cho tuyến sữa hoạt động trở lại. Do đó mẹ nên tránh mặc các loại áo ngực chật, hoặc là sử dụng miếng lót thấm sữa để làm khô sữa tiết ra. Ngoài ra, bố mẹ có thể lưu ý khi quan hệ. Nếu mẹ có massage bầu ngực cũng tiến hành nhẹ nhàng.

2.4 Cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa bằng lá bắp cải

Trong lá bắp cải có chứa một số thành phần giúp hạn chế tuyến sữa hoạt động và làm dịu cảm giác căng sữa. Vì thế nhiều mẹ có thể đắp lá bắp cải lên ngực để giảm các kích thích sản xuất sữa của cơ thể, giúp tiêu sữa nhanh chóng hơn.

Cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa bằng lá bắp cải

Cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa bằng lá bắp cải

2.5 Sử dụng các loại thuốc tiêu sữa

Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc được sử dụng để tiêu sữa, ức chế cơ thể sản xuất hormone prolactin, giảm dần hoạt động của tuyến sữa. Tuy nhiên trước khi dùng thì mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Một số điều mẹ cần lưu ý khi áp dụng các cách tiêu sữa nhanh

Khi áp dụng các cách tiêu sữa nhanh, mẹ nên lưu ý một số điểm như sau:

  • Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Không ngừng sữa đột ngột vì việc ngừng sữa quá nhanh có thể gây tắc tia sữa hoặc viêm tuyến vú. Hãy giảm sữa từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi.
  • Chăm sóc và massage ngực nhẹ nhàng để giảm đau, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
  • Các mẹo dân gian hoặc sản phẩm hỗ trợ nên được sử dụng đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế thực phẩm lợi sữa như nước hầm xương, móng giò và uống các loại nước hỗ trợ tiêu sữa.
  • Nếu có các dấu hiệu như đau ngực dữ dội, sốt cao, hoặc ngực sưng đỏ, hãy đi khám ngay để được xử lý kịp thời.
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng vì stress có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu sữa.

4. Một số câu hỏi liên quan

Trong quá trình thực hiện cai sữa và tiêu sữa, mẹ có thể gặp nhiều thắc mắc. Dưới đây là những câu hỏi thường thấy nhất và các đáp án liên quan:

Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa?

Nếu mẹ uống thuốc tiêu sữa thì thường hết sữa trong vòng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cần thời gian lâu hơn, thông thường là 5 – 7 ngày hoặc kéo dài hơn. Nếu dùng thuốc rồi mà vẫn còn sữa thì nên đến gặp bác sĩ để nhận tư vấn xử lý.

Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không?

Khi mẹ uống thuốc tiêu sữa thì không nên vắt sữa. Bởi vì thuốc tiêu sữa có tác dụng giảm sự sản xuất sữa trong cơ thể mẹ. Hành động vắt sữa sẽ kích thích cơ thể sản xuất sữa trở lại, nên sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Vì thế mẹ không nên vắt sữa.

Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không?

Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không?

Trong trường hợp sữa vẫn còn trong ngực, gây khó chịu và đau đớn thì mẹ có thể chườm ấm để giảm đau và giúp lưu thông máu tốt hơn. Hoặc mẹ chườm lạnh lên ngực để làm giảm việc sản xuất sữa. Đồng thời nên mặc những loại áo ngực thoải mái, không quá chật.

Căng sữa khi cai sữa có nên vắt sữa không?

Nếu đang cai sữa cho bé mà bị căng sữa, đau tức ngực thì mẹ nên vắt sữa đi để giảm nguy cơ viêm vú. Nhưng mẹ không nên vắt quá kiệt vì có thể kích thích cơ thể sản xuất sữa trở lại.

>>Xem thêm: Mẹo dân gian chữa căng sữa an toàn và hiệu quả tại nhà

Trên đây là những cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa. Những biện pháp này yêu cầu mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Nếu còn những thắc mắc, ba mẹ hãy liên hệ với Moaz BéBé để được giải đáp chi tiết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý