Cách trữ đông sữa mẹ đúng chuẩn khoa học và an toàn cho bé
Khi mẹ có lượng sữa dồi dào mà bé không bú hết có thể lưu trữ để uống cho lần sau. Hoặc mẹ cũng nên trữ đông sữa khi quay lại với công việc. Quá trình trữ đông sữa mẹ cần phải đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh, để hạn chế các nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì thế, xin mời ba mẹ khám phá cách trữ đông sữa mẹ tại đây.
1. Cách trữ đông sữa mẹ trong tủ đông
Để trữ đông sữa mẹ, gia đình thực hiện theo những bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ trữ đông
Mẹ cần chọn các loại túi sữa hoặc bình chứa sữa chuyên dụng, được làm từ chất liệu cao cấp, không chứa BPA, đảm bảo an toàn sức khỏe. Bình hoặc túi được đi kèm với nắp bằng nhựa hoặc thủy tinh chất lượng tốt. Gia đình không dùng các loại bình nhựa dùng một lần hoặc túi nhựa thông thường.
Bước 2: Vệ sinh dụng cụ
Trước khi tiến hành hút sữa hoặc vắt sữa, mẹ cần vệ sinh sạch tay bằng xà phòng, đồng thời làm sạch các bộ phận của máy hút sữa hoặc dụng cụ vắt. Để đảm bảo, mẹ nên tiệt trùng và sấy khô sạch sẽ.
Bước 3: Vắt sữa và đổ vào dụng cụ trữ đông
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và vệ sinh sạch sẽ tay cùng các thiết bị hỗ trợ, mẹ tiến hành hút sữa, vắt sữa. Cách sử dụng máy hút sữa sẽ có sự khác nhau tùy vào mỗi loại. Quá trình hút sữa sẽ kéo dài khoảng 15 – 20 phút. Sau đó, mẹ đổ sữa vào các dụng cụ trữ đông sữa mẹ chuyên dụng.
Bước 4: Ghi ngày vắt sữa và lượng sữa lên túi hoặc bình trữ
Khi đã vắt sữa xong và chuyển sữa vắt được sang bình chứa, mẹ ghi thông tin ngày giờ vắt sữa cùng lượng sữa bên trong túi, bình là bao nhiêu. Đây là bước quan trọng giúp mẹ có thể theo dõi thời hạn sử dụng sữa, đảm bảo dùng đúng lúc, tránh những ảnh hưởng sức khỏe.
Mỗi bình hoặc túi trữ sữa chỉ nên chứa khoảng 60 – 120ml, vừa đủ với lượng sữa bé bú một lần, nhằm tránh lãng phí. Nếu như mẹ cần dùng cho trường hợp đặc biệt hoặc để vắt hết sữa còn dư thừa sau khi bé bú, có thể trữ lượng ít hơn trong một bình hay túi riêng.
Bước 5: Sắp xếp và đặt trong tủ đông
Ba mẹ lau sạch các bình và túi trữ sữa, sau đó xếp vào tủ đông, tủ lạnh trữ sữa chuyên dụng. Mẹ nên sắp xếp theo thứ tự mới ở trong, cũ ở bên ngoài để ưu tiên dùng những bình đã vắt từ trước.
Bước 6: Kiểm tra nhiệt độ và thời gian bảo quản
Bây giờ, mẹ cần phải cài đặt nhiệt độ phù hợp để trữ sữa, đảm bảo thời hạn bảo quản lâu dài cho sữa. Cụ thể là nên cài đặt -15 độ để trữ đông sữa mẹ được tối đa 2 tuần. Hoặc cài đặt nhiệt độ là -18 độ C, để trữ đông sữa mẹ được tối đa 3 tháng. Lâu hơn là 6 – 12 tháng khi cài đặt nhiệt độ -20 độ C.
2. Cách lựa chọn loại tủ trữ đông an toàn cho bé
Mẹ tùy theo nhu cầu của mình để lựa chọn loại tủ đông trữ sữa phù hợp nhất. Ví dụ như khi mẹ không cần trữ mát hoặc trữ đông riêng thì có thể chọn loại tủ lạnh mini 1 ngăn. Ngược lại, khi mẹ vừa muốn trữ mát lẫn trữ đông thì nên chọn loại tủ lạnh mini có ngăn tách biệt.
Ba mẹ cũng phải xem xét lượng sữa mà bé bú mỗi lần là bao nhiêu, hay là lượng sữa mẹ có thể vắt ra sau khi bé bú là bao nhiêu. Đây là những yếu tố giúp ba mẹ xác định nên lựa chọn loại tủ trữ đông nào cho bé.
Đừng quên chú ý đến công nghệ làm lạnh mà tủ lạnh đang ứng dụng. Nhờ làm lạnh bằng công nghệ sạch mà chất lượng và mùi vị của sữa mẹ trữ đông sẽ được đảm bảo.
3. Các loại tủ đông trữ sữa mini chất lượng tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Nếu mẹ đang cần tìm tủ đông trữ sữa mini, có thể tham khảo 2 sản phẩm: Tủ lạnh mini Moaz BéBé MB – 085 hoặc Tủ lạnh mini Moaz BéBé MB – 083. Đây là 2 mẫu tủ lạnh có 2 ngăn tách biệt, nên giúp ích cho nhu cầu vừa trữ đông vừa trữ mát của nhiều gia đình.
Cả 2 sản phẩm sử dụng chất làm lạnh không chứa flour, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe. Đồng thời MB – 083 và MB – 085 đều trang bị máy nén làm lạnh nhanh, độ ồn thấp nên vận hành êm ái, trữ sữa mẹ lâu dài và đảm bảo.
4. Một số lưu ý khi trữ đông sữa mẹ
Khi mẹ muốn trữ đông sữa của bản thân cho con, cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Ghi rõ ràng thời gian và hạn sử dụng trên bình/túi sữa trước khi trữ đông.
- Sử dụng tủ lạnh chuyên dụng, riêng biệt để bảo quản và trữ đông sữa mẹ giúp đạt được thời gian bảo quản tối đa.
- Mẹ không đổ đầy sữa trong bình chữa hoặc túi sữa vì sữa mẹ sẽ giãn nở khi đông lạnh, gây ảnh hưởng túi và bình.
- Chỉ để một lượng vừa phải sữa mẹ trong mỗi túi hoặc bình sữa, vừa đủ cho 1 lần ăn của bé để tránh lãng phí.
Nhờ thực hiện cách trữ đông sữa mẹ chính xác, đúng tiêu chuẩn, ba mẹ sẽ giúp con yêu luôn được thưởng thức những dòng sữa ngọt lành, đầy đủ dưỡng chất. Vì thế Moaz BéBé xin mời các ba mẹ tham khảo bài viết và áp dụng biện pháp chính xác nhất.