Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng quy trình, tránh nhiễm khuẩn
Trong những tuần đầu đời, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh luôn là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Bởi đây là vùng nhạy cảm, nếu không được vệ sinh đúng cách có thể dẫn đến viêm rốn, nhiễm trùng cuống rốn,… làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy cách vệ sinh rốn cho trẻ như thế nào là đúng quy trình? Nếu rốn có mủ thì xử lý ra sao? Hãy cùng Moaz BéBé tìm câu trả lời qua các thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao mẹ cần vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách?
Có thể mẹ chưa biết, dây rốn có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ để nuôi dưỡng thai nhi trong hơn 9 tháng thai kỳ. Khi chào đời, trẻ đã có tự thở, tự tiểu tiện nên các bác sĩ sẽ kẹp dây rốn và cắt bỏ. Cuống rốn chính là phần còn sót lại sau khi cắt dây rốn trong phòng sinh.
>>Xem thêm: Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn – đơn giản, bố mẹ nên biết
Sau khi rụng rốn, các mạch máu ở khu vực này là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ. Đây là lý do vì sao, nếu rốn trẻ sơ sinh không được vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng, vùng da xung quanh sưng đỏ, xuất hiện dịch nhầy đục, có mủ tiết ra,… nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh.
2. Các bước vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản
Khi mới chuyển từ viện về nhà, cuống rốn trẻ chưa rụng bố mẹ có thể tham khảo cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản, hiệu quả Moaz BéBé chia sẻ dưới đây.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng, dụng cụ phục vụ cho việc vệ sinh, chăm sóc rốn như: bông vô trùng, gạc vô trùng, nước muối sinh lý hoặc cồn 70 độ,… Đây là các dụng cụ dễ tìm kiếm, mẹ có thể mua tại các hiệu thuốc.
Bước 2: Bố mẹ vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng và nước sạch, có thể rửa lại thêm một lần nữa với dung dịch cồn 70 độ để đảm bảo tay sạch khuẩn tránh lây nhiễm sang rốn của bé
Bước 3: Quan sát và kiểm tra khu vực rốn, có thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: cuống rốn mềm nhũn, có mùi hôi khó chịu, có dịch mủ chảy ra, vùng da xung quanh sưng đỏ,…
Bước 4: Dùng bông vô trùng thấm trong nước muối sinh lý lau xung quanh rốn. Miếng bông đầu tiên sẽ lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn, miếng tiếp theo sẽ lau một vòng quanh rốn. Sử dụng miếng bông khác để lau phần da – viền ngoài xung quanh rốn
Bước 5: Sau khi lau bằng nước muối sinh lý để rốn khô tự nhiên. Mẹ tuyệt đối không băng rốn cho trẻ ngay sau đó
Vệ sinh rốn ở nhà cho trẻ bố mẹ chỉ cần thực hiện như vậy mỗi ngày 1 lần. Thực hiện đều trong vòng từ 5- 15 ngày cuống rốn sẽ khô ráo và rụng ngay. Thời gian cuống rốn rụng sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và cách bố mẹ vệ sinh, chăm sóc vùng rốn của con. Ngoài ra ba mẹ cũng nên sắm ngay máy tiệt trùng chuyên dụng để đảm bảo tiệt trùng các vận dụng vệ sinh rốn cho bé hiệu quả nhất.
2.1 Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng gì?:
Đối với các bé sơ sinh rốn đã rụng và khô, không có dấu hiệu nhiễm trùng thì ba mẹ không cần bôi bất kỳ dung dịch nào lên rốn. Chỉ cần dùng khăn sạch thấm khô sau khi tắm là đủ.
Với các bé chưa rụng rốn, ba mẹ nên vệ sinh rốn cho bé mỗi ngày 1–2 lần, đặc biệt là sau khi tắm. Khi vệ sinh, ba mẹ cần sử dụng dung dịch vệ sinh rốn chuyên dụng, tránh áp dụng các mẹo dân gian như đắp lá hoặc dùng tay bứt dây rốn của bé.
Vậy nên dùng gì để vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh? Theo lời khuyên từ các bác sĩ nhi khoa, cha mẹ có thể sử dụng cồn 70 độ hoặc nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch rốn cho bé.
Không dùng thuốc sát khuẩn như Povidine. Hãy chọn mua sản phẩm vệ sinh tại các quầy thuốc hoặc cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn, tránh những sản phẩm kém chất lượng gây hại cho bé.
2.2 Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh có mủ
Khi phát hiện rốn trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô, có mủ hoặc mùi hôi, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh có mủ đúng cách đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bé. Vì thế, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:
- Giữ rốn sạch và khô ráo: Gấp tã của bé xuống dưới cuống rốn để tăng khả năng tiếp xúc với không khí, giúp rốn khô nhanh hơn.
- Tránh để phân và nước tiểu tiếp xúc với rốn: Nếu lỡ dính, cần vệ sinh ngay bằng bông hoặc gạc thấm cồn sát khuẩn, thực hiện 1-2 lần/ngày.
- Không mặc đồ bó sát: Ở nơi có nhiệt độ cao, chỉ cần mặc tã và áo rộng rãi cho bé để không khí lưu thông tốt, hỗ trợ làm khô rốn.
- Không tự ý kéo dây rốn: Thời gian rụng rốn của mỗi trẻ khác nhau. Cha mẹ không nên nóng vội cố ý làm rốn rụng trước khi nó khô hoàn toàn.
- Rửa tay trước khi vệ sinh rốn: Điều này ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ, giảm nguy cơ nhiễm trùng, uốn ván hoặc nhiễm trùng máu.
- Thay băng rốn đúng cách: Sau khi tắm, thay băng mới cho trẻ bằng cách vô trùng tay với cồn 70 độ, lau sạch rốn bằng bông tăm thấm dung dịch sát khuẩn, và băng rốn nhẹ nhàng, tránh băng quá chặt.
- Ngoài ra, cần giữ chăn màn, quần áo của trẻ sạch sẽ và cho trẻ ở trong phòng thông thoáng, tránh môi trường ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Tuyệt đối không dùng thuốc hoặc mẹo dân gian không rõ nguồn gốc để rắc lên rốn trẻ.
Cuối cùng, cha mẹ nên kiểm tra rốn trẻ hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé.
3. Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh mới rụng
Như chia sẻ phía trên, thời gian rụng rốn của trẻ sơ sinh là từ 5 – 15 ngày. Một số trẻ có thể cuống rốn sẽ rụng sớm hơn hoặc muộn hơn. Sau khi rụng rốn đay là giai đoạn rốn của trẻ rất nhạy cảm, nếu không được vệ sinh đúng cách rốn rất dễ bị nhiễm trùng. Vậy vệ sinh rốn sau khi rụng bằng gì? Cần lưu ý gì khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh mới rụng?
Dưới đây là những việc bố mẹ cần làm khi vệ sinh rốn của trẻ khi mới rụng:
- Thực hiện đúng quy trình vệ sinh rốn: Rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện, thấm cồn 70 độ hoặc nước muối sinh lý 0.9% vào bông gòn và thực hiện các bước lau vùng da xung quanh rốn trong vòng bán kính 5cm, lau theo đường xoắn ốc từ trong ra ngoài, trong quá trình vệ sinh cần thay bông gòn thường xuyên đến khi sạch hoàn toàn.
- Đảm bảo gốc rốn luôn khô thoáng: Sau khi vệ sinh xong, bố mẹ không cần băng rốn lại ngay lập tức mà hãy để rốn tiếp xúc với không khí và khô tự nhiên
- Chăm sóc vùng rốn của trẻ sau khi tắm: Không nên để rốn của trẻ ngâm trong nước tắm quá lâu. Khi tắm xong nên dùng vải mềm sạch lau khô toàn bộ cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng rốn. Bố mẹ cần lau khô một cách nhẹ nhàng tránh việc chà mạnh làm con đau rát.
- Chọn & mặc quần áo cho trẻ: Rốn của trẻ mới rụng chưa thể lành hẳn, ngoài việc nắm được các lưu ý khi vệ sinh rốn sau khi rụng cho trẻ bố mẹ cũng nên cho trẻ mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Hạn chế mặc những bộ quần áo bó sát người hoặc bodysuit vì chúng có thể làm trẻ cảm thấy bí bách, khó chịu và hạn chế quá trình tiếp xúc của rốn và không khí. Điều này sẽ khiến rốn trẻ lâu khô hơn.
- Cẩn thận khi thay tã bỉm cho trẻ: Khi mặc tã bỉm cho trẻ mẹ cần lưu ý gấp nếp tã xuống thấp hơn vùng rốn và nới lỏng phần eo. Tuyệt đối không để che lấp vùng rốn để tránh việc cọ xát hoặc nước tiểu có thể tràn lên làm ướt rốn.
- Để gốc rốn tự rơi: Bố mẹ không tự ý bứt gốc rốn của trẻ ngay cả khi thấy cuống rốn đã khô. Vì hành động này sẽ vô tình gây tổn thương đến vùng rốn và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu vùng rốn.
4. Các vấn đề liên quan đến việc vệ sinh rốn của trẻ sơ sinh
Trong quá trình chăm sóc và vệ sinh rốn trẻ sơ sinh, nếu bố mẹ thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường như: chảy máu, có mủ, có mùi hôi, u hạt,… Bố mẹ cần biết cách xử lý tạm thời và cho trẻ đi thăm khám bác sĩ.
Dưới đây là một số biểu hiện bất thường thường xảy ra đối với rốn trẻ sơ sinh:
- Rốn sau khi rụng bị chảy máu: Ở một số trường hợp, sau khi rụng rốn có dấu hiệu chảy máu. Nếu chảy máu ít và ngừng trong thời gian ngắn mẹ có thể chăm sóc và vệ sinh tại nhà. Nếu chảy máu nhiều, máu khó cầm, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
- Rốn có mủ và có mùi hôi: Đây là tình trạng thường gặp ở rốn trẻ sơ sinh nếu bố mẹ không vệ sinh rốn đúng cách. Việc rốn trẻ có mủ vàng và mùi hôi khó chịu là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nhiễm trùng rốn. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để khắc phục tình trạng này sớm nhất cho trẻ
- Rốn trẻ xuất hiện các u hạt: Sau khi rốn rụng mẹ quan sát thấy xuất hiện các dịch vàng, hạt trắng hoặc hạt vàng kích thước bằng hạt cơm trong rốn. Đây là dấu hiệu của u hạt rốn rất nguy hiểm, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
>>Xem thêm: TOP 11 sản phẩm chăm sóc sau sinh cho bé không thể thiếu
Cuống rốn là vết thương hở nên trong quá trình chăm sóc nếu bố mẹ không biết vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách, rốn rất dễ bị nhiễm trùng và gây biến chứng nhiễm trùng máu ở trẻ rất nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần thực sự chú ý trong việc vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh ngay cả khi cuống rốn chưa rụng hoặc đã rụng. Hy vọng những thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên thực sự hữu ích với bạn. Chúc bé yêu có một sức khỏe tốt.