SELECT MENU

Hướng dẫn cách rửa mũi cho bé sơ sinh bị khò khè đúng cách

Cao Thao - - 463

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cách loại bỏ chất nhờn, vi khuẩn bên trong khoang mũi để giảm thiểu, phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết cách rửa mũi cho bé sơ sinh bị khò khè, tránh thực hiện sai cách làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Bài viết dưới đây là những chia sẻ về cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách cha mẹ có thể tham khảo.

1. Các trường hợp cần rửa mũi cho bé

Khi trẻ có dấu hiệu sụt sịt hay khò khè, cha mẹ thường băn khoăn rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không. Nhìn chung, rửa mũi cho trẻ là một biện pháp phòng ngừa và điều trị các bệnh về mũi, họng, tai, xoang hiệu quả. Rửa mũi giúp làm sạch mũi, loại bỏ vi khuẩn, virus, giảm nghẹt mũi và phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp trên cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Những trường hợp cha mẹ nên rửa mũi cho bé như sau:

  • Khi trẻ có hiện tượng tắc mũi do dịch mũi đặc, quánh không thể chảy ra ngoài.
  • Trẻ thở có tiếng khò khè do có đờm và chất nhầy.
  • Trẻ bị viêm mũi, nghẹt mũi, khó thở.
  • Trẻ bị sụt sịt, sổ mũi, viêm mũi.
  • Trẻ thường xuyên ở môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, bụi bẩn, nấm mốc…
  • Trẻ nằm phòng điều hòa liên tục dẫn đến nghẹt mũi.
  • Trẻ có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính.

>>Xem thêm: Có nên mua máy hút mũi cho bé không? Review Top 5 máy hút mũi tốt cho bé

Trẻ cần rửa mũi khi có dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi

Trẻ cần rửa mũi khi có dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi

2. Cách rửa mũi cho bé đúng cách an toàn

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi. Bạn có thể mua nước muối sinh lý có sẵn hoặc tự pha theo tỉ lệ 9g muối/1 lít nước sôi.
  • Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên. Để vòi phun chai nước muối vào sát lỗ mũi của bé. Nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, chờ vài phút để gỉ mũi mềm ra.
  • Dùng khăn bông mềm sạch lau mũi cho bé. Dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy ra khỏi khoang mũi theo hướng dẫn.
  • Chú ý đặt đầu dụng cụ ngay bên trong lỗ mũi nhưng không đưa vào quá sâu. Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông ở bên ngoài nếu cần.
  • Lặp lại các bước trên với bên mũi còn lại.

>>Xem thêm: Khi nào cần hút mũi cho trẻ sơ sinh? Hướng dẫn cách hút mũi an toàn, hiệu quả

Rửa mũi cần thực hiện đúng cách tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Rửa mũi cần thực hiện đúng cách tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

3. Lưu ý rửa mũi đúng cách

Khi vệ sinh mũi cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

3.1 Tần suất thực hiện

Cha mẹ chỉ nên rửa mũi cho bé khi có chỉ định của bác sĩ hoặc khi bé có các triệu chứng cần rửa mũi như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi… Không nên rửa mũi cho bé quá thường xuyên hoặc không cần thiết vì có thể làm giảm khả năng tự làm sạch của niêm mạc mũi.

3.2 Chọn đúng thời điểm

Thời điểm rửa mũi cho bé thích hợp là khi bé đang thức, không quấy khóc hoặc khó chịu. Đa số các bé nhỏ thường không hợp tác rửa mũi, cha mẹ cần động viên trẻ để trẻ giảm sợ hãi đồng thời tránh rửa mũi ngay sau khi ăn dễ dẫn đến nôn trớ ảnh hưởng dạ dày.

3.3 Chọn dụng cụ rửa mũi cho bé

Dụng cụ rửa mũi cũng là vấn đề mẹ cần đặc biệt quan tâm.  Có nhiều loại dụng cụ rửa mũi cho bé như bình xịt, ống tiêm, bình hút… Cha mẹ nên chọn loại dụng cụ có đầu nhỏ tránh tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Máy hút mũi MB 010 là thiết bị y tế hỗ trợ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được nhiều bậc cha mẹ ưa chuộng. Máy hút mũi Moaz giúp hỗ trợ hút dịch đờm khỏi khoang mũi tạo đường thở thông thoáng và hỗ trợ trẻ phục hồi lại hệ hô hấp sạch sẽ, khoẻ mạnh.

Sở hữu một chiếc máy hút mũi cho bé tại nhà sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe đường hô hấp cho trẻ. Sản phẩm có hai đầu hút để hút dịch nhầy và dịch lỏng riêng đồng thời có khả năng điều chỉnh lực hút phù hợp đảm bảo không làm tổn thương niêm mạc mũi non nớt của trẻ.

Ưu điểm của chiếc máy hút mũi cho trẻ sơ sinh Moaz MB – 095 là còn tích hợp tính năng chạy nhạc giúp trẻ thư giãn, thoải mái hơn khi hút mũi. Sản phẩm có thể lau chùi, vệ sinh dễ dàng với đầu hút tháo rời. Ngoài ra, thiết bị máy hút mũi mb 095 này được thiết kế rất nhỏ gọn nên gia đình có thể mang theo sử dụng khi đi xa.

>>Xem thêm: Máy hút mũi Moaz BéBé có tốt không? Review những điểm nổi bật và cách sử dụng hiệu quả

Sản phẩm tham khảo
máy hút mũi moaz bebe mb095

550.000

Máy hút mũi không dây Moaz BéBé MB - 095 là trợ thủ đắc lực cho các bé trong việc làm sạch niêm mạc mũi, loại bỏ những dịch nhầy và mảng bám trong mũi. Sản phẩm có thiết kế tiện lợi, 5 cấp độ hút cùng chất liệu silicone mềm mại sẽ giúp bé nhanh chóng cảm thấy dễ chịu.

3.4 Đảm bảo an toàn vệ sinh

Khi rửa mũi cho trẻ, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh. Các dụng cụ vệ sinh mũi cho bé như nước rửa mũi, dụng cụ hút mũi đều cần tiệt trùng sạch sẽ tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Trước và sau khi sử dụng, mọi dụng cụ đều phải được làm sạch, để khô và tiệt trùng cho lần sử dụng sau.

4. Tác hại việc rửa mũi cho bé

Cách rửa mũi cho bé cần đảm bảo đúng thao tác vì nếu không có thể dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe và tinh thần của trẻ. Một số sai lầm phổ biến thường thấy như:

  • Tự dùng xi lanh để rửa mũi cho trẻ.
  • Tự pha nước muối rửa mũi cho trẻ tại nhà với nồng độ và vệ sinh không đảm bảo.
  • Mẹ cho bé nằm hay ngồi rửa mũi tư thế không đúng.

Những sai lầm trong việc rửa mũi của trẻ có thể dẫn đến những tác hại như:

  • Bé bị sặc dẫn đến nước vào phổi: Nếu rửa mũi cho bé khi bé đang ngủ hoặc không hợp tác, nước muối có thể chảy vào họng và phổi của bé, gây nguy cơ nhiễm trùng hoặc viêm phổi.
  • Bé bị kích ứng, đau rát, ngứa mũi: Cách rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh đưa quá sâu vào trong mũi có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của bé. Nếu tự ý pha chế nước muối sinh lý tại nhà không đúng tỉ lệ hoặc dùng nước không sạch, có thể làm cho nước muối quá đặc hoặc quá loãng, gây kích ứng và khô mũi.
  • Bé bị nhiễm trùng mũi: Nếu không vệ sinh dụng cụ rửa mũi sạch sẽ trước và sau khi sử dụng, có thể mang các vi khuẩn từ dụng cụ vào trong mũi của bé, gây nhiễm trùng.
  • Bé bị viêm tai giữa: Nếu rửa mũi không đúng cách, nước muối có thể chảy vào ống tai giữa thông qua khoang vòm miệng, gây viêm tai giữa. Ngoài ra, tác hại của việc rửa mũi bằng nước muối pha không đúng tỷ lệ cũng có thể khiến trẻ bị viêm tai mũi.
  • Bé bị tâm lý sợ hãi: Nếu rửa mũi cho bé khi bé đang khóc hoặc bực bội, hoặc rửa mũi quá thường xuyên hoặc không cần thiết có thể làm cho bé cảm thấy khó chịu và sợ hãi mỗi khi rửa mũi.

Để tránh những tác hại này, bạn nên chọn dung dịch và dụng cụ rửa mũi phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bé. Bạn cũng nên chọn thời điểm rửa mũi cho bé hợp lý và chỉ rửa mũi khi có chỉ định của bác sĩ hoặc khi bé có các triệu chứng cần rửa mũi.

may hut mui bang dien

>>Xem thêm: Hướng dẫn cách hút mũi cho bé bằng máy an toàn và hiệu quả

Bài viết trên đây là những chia sẻ về cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị khò khè tại nhà. Hy vọng những kiến thức này sẽ hỗ trợ cha mẹ biết cách rửa mũi cho trẻ đúng thao tác và chọn dụng cụ rửa mũi phù hợp giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình vệ sinh mũi.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý