SELECT MENU

8 Cách xử lý nền nhà bị nồm ẩm hiệu quả giúp nhà luôn khô thoáng

Cao Thao - - 21

Người dân miền Bắc đã quá quen với hiện tượng nồm ẩm khi xảy ra mỗi năm và luôn gây những phiền phức cho đời sống thường nhật. Đặc biệt là những gia đình có con nhỏ luôn đau đầu trong công cuộc đấu tranh cùng nồm ẩm. Trong đó phải kể đến việc tìm những cách xử lý nền nhà bị nồm ẩm, để đảm bảo không gian sống khô thoáng, đảm bảo sự thoải mái và an toàn sức khỏe.

1. Hiện tượng nồm ẩm là gì?

Nồm là một hiện tượng thời tiết đặc trưng của vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam, thường diễn ra vào khoảng tháng 2 – 4 hàng năm (gần cuối mùa xuân). Mỗi đợt nồm có thể kéo dài 2 – 3 ngày, hoặc kéo dài cả tuần tới vài tuần.

Hiện tượng nồm ẩm là gì?

Hiện tượng này xảy ra khi độ ẩm của không khí tăng cao, dẫn đến ngưng tụ hơi nước trong không khí và đọng lại trên bề mặt của các đồ vật, trơn trượt, đi lại dễ té ngã.. Dấu hiệu thường thấy nhất trong mùa nồm là sàn nhà, tường, trần nhà, gương ẩm ướt; chăn, đệm, quần áo phơi lâu khô hơn và có mùi hôi nếu không được sấy khô; đồ điện tử dễ bị hỏng hóc, thực phẩm nhanh mốc và hỏng. Đặc biệt, không khí ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.

2. Nguyên nhân gây nồm ẩm. Nồm ẩm xuất hiện khi nào

Nguyên nhân gây nồm ẩm chủ yếu xuất phát từ sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm giữa môi trường bên ngoài và bên trong nhà. Khi không khí ngoài trời đột ngột trở nên ấm áp và mang theo nhiều hơi ẩm, hơi nước sẽ ngưng tụ khi gặp bề mặt lạnh như sàn nhà, tường, đồ đạc, tạo thành lớp nước mỏng gây ẩm ướt.

Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa, nhất là cuối đông – đầu xuân, độ ẩm không khí thường vượt trên 90%. Độ ẩm cao khiến nước bốc hơi chậm, làm nhà cửa, đồ vật luôn trong trạng thái ẩm ướt, khó chịu. Bên cạnh đó, các vật liệu xây dựng như gạch men, đá lát sàn, tường gạch có khả năng giữ lạnh lâu. Khi hơi ẩm trong không khí gặp những bề mặt này, nước sẽ dễ dàng đọng lại, khiến sàn nhà và tường “đổ mồ hôi” rõ rệt.

Nguyên nhân gây nồm ẩm

Hiện tượng nồm ẩm thường xuất hiện vào cuối đông và đầu xuân, khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm ở miền Bắc Việt Nam. Lúc này, gió mùa đông bắc suy yếu, nhiệt độ tăng nhanh, kết hợp với gió ẩm từ biển thổi vào mang theo lượng lớn hơi nước, khiến độ ẩm không khí tăng cao. Trong khi đó, sàn nhà và tường vẫn còn giữ hơi lạnh từ mùa đông trước, tạo điều kiện hoàn hảo để hơi nước ngưng tụ, dẫn đến hiện tượng nồm. Kết quả là sàn nhà ướt trơn, quần áo lâu khô, không khí ngột ngạt và dễ sinh nấm mốc, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt.

3. Tác hại của nồm ẩm đến cuộc sống hàng ngày

Thời tiết trời nồm kéo dài sẽ gây ra những tác hại lớn cho cuộc sống hàng ngày của nhiều gia đình. Trong đó phải kể đến:

3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe

  • Nồm ẩm làm cho sàn nhà đọng nước, rất dễ gây trơn trượt té ngã nếu không cẩn thận. Vì thế có thể gây chấn thương nguy hiểm cho người cao tuổi và trẻ em.
  • Trời nồm còn làm cho lỗ chân lông bị bí, khiến quá trình bài tiết của cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn tới làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu và thậm chí là đau nhức.
  • Độ ẩm cao trong không khí còn có thể gây ra những tác động tiêu cực tới các niêm mạc của phế quản, gây nguy cơ bùng phát các bệnh về đường hô hấp mãn tính như viêm phổi hay hen phế quản.
  • Trời nồm ẩm tạo điều kiện sinh sôi, phát triển cho vi khuẩn và nấm mốc gây bệnh, tăng nguy cơ bị bệnh ngoài da như thủy đậu hay ban đỏ.
  • Thời tiết nồm ẩm còn là tác nhân gây bệnh phụ khoa ở phụ nữ.

nồm ẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe

3.2 Ảnh hưởng đến đồ đạc và kết cấu nhà

  • Đồ đạc trong nhà cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết nồm ẩm, nhất là đồ điện tử, dễ bị ẩm mốc và hỏng hóc linh kiện, không thể hoạt động.
  • Các loại vi khuẩn, nấm mốc, ruồi muỗi, sâu bọ phát triển, gây nguy hại cho đồ nội thất trong nhà, như bị mối mọt, ẩm và hỏng.
  • Độ ẩm trong không khí tăng cao còn làm cho những chi tiết kim loại bị ảnh hưởng, vi mạch bị hỏng hóc, dẫn tới tình trạng chập điện, cháy nổ các thiết bị điện tử trong nhà.

4. Cách xử lý nền nhà bị nồm ẩm hiệu quả

Nồm ẩm gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe, không gian sống của các gia đình. Vì thế, gia đình cần chủ động tìm những phương án đối phó khi nồm ẩm xuất hiện. Đặc biệt nên tìm cách giữ nền nhà luôn khô thoáng, để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các sự cố:

cach xu ly nen nha bi nom am 6

4.1 Sử dụng máy hút ẩm

Đây chính là phương án tối ưu cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi nồm ẩm. Sản phẩm này có tác dụng làm khô không khí, giúp nền nhà khô ráo tức thì. Gia đình nên mua các loại máy hút ẩm phù hợp với không gian sống để giúp nền nhà sạch và khô giữa mùa nồm ẩm.

>> Xem thêm: Máy hút ẩm và lọc không khí thông minh loại bỏ bụi bẩn gia đình

Sản phẩm tham khảo
may hut am loc khong khi 3

1.800.000

Máy hút ẩm và lọc không khí thông minh Moaz BéBé MB - 078 mẹ yên tâm không cần lo không khí trong gia đình bụi bẩn, mùi hôi khó chịu hay ẩm thấp mỗi khi trời mưa nồm. Máy hút ẩm và lọc không khí thông minh mẹ yên tâm khi sản phẩm có thể sử dụng cho phòng từ 5m2 - 35m2.

4.2 Dùng giẻ lau khô

Tuyệt đối không lau ướt sàn nhà trong mùa nồm ẩm. Gia đình chỉ nên dùng giẻ khô để lau nền nhà hay những nơi bị ẩm ướt. Bởi vì dùng giẻ ướt sẽ làm tăng độ ẩm cho nền nhà. Còn nếu lau khô nhiều lần thì nền nhà sẽ khô thoáng hơn. Chú ý khi miếng giẻ đã bị ướt khi lau thì đổi sang giẻ khô hoàn toàn để lặp lại chu trình trên.

4.3 Tận dụng giấy báo cũ

Nếu nền nhà bị ướt vào mùa nồm thì có thể dùng giấy báo cũ để lót nền và lặp lại nhiều lần để hút ẩm. Biện pháp này phù hợp với trường hợp nhà không quá ẩm ướt.

4.4 Loại bỏ những đồ đạc dễ ngấm nước khỏi nền nhà

Khi vào mùa nồm, gia đình cần phơi khô các loại thảm lau chân, lau sàn, giặt và sấy khô rồi mới sử dụng. Trong thời gian nồm ẩm, gia đình cần hạn chế sử dụng thảm trên sàn nhà, nhất là nhà làm từ gỗ hoặc xi măng hay là gạch.

4.5 Bật điều hoà ở chế độ làm khô

Nếu gia đình đang dùng điều hoà 2 chiều, hãy bật chế độ khô, sưởi ấm để xử lý nồm ẩm cho nền nhà. Chế độ này giúp giảm độ ẩm trong không khí, làm cho nền nhà khô thoáng.

Cách xử lý nồm ẩm bằng điều hòa

4.6 Xây dựng hệ thống thông gió

Gia đình cần trang bị hệ thống thông gió tại nhiều vị trí quan trọng như phòng bếp, phòng ngủ, phòng khách, có tác dụng làm lưu thông không khí, hút hơi ẩm, làm khô bề mặt, nhất là sàn nhà. Ngoài ra đây còn là hệ thống có tác dụng loại bỏ mùi hôi và bụi bẩn, để không gian nhà cửa luôn sạch sẽ.

4.7 Thường xuyên làm sạch nền nhà

Để sàn nhà khô thoáng trong thời tiết nồm ẩm, gia đình cần làm sạch thường xuyên, sử dụng những dung dịch làm sạch nền nhà để loại bỏ những tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc.

4.8 Đóng kín nhà và bịt kín khe hở

Những khe hở nhỏ sẽ đẩy hơi ẩm vào trong nhà, làm ướt nền nhà vào mùa nồm. Do đó hãy đóng cửa và bịt kín mọi khe hở.

Trên đây là 8 cách xử lý nền nhà bị nồm ẩm hiệu quả. Xin mời các gia đình cùng tham khảo để giúp nhà mình luôn khô thoáng, sạch sẽ trong các ngày nồm khó chịu.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý