Cai sữa bao lâu thì hết sữa? Bí quyết giảm căng tức ngực
Khi bước vào giai đoạn cai sữa cho bé, mẹ có thể bị căng sữa, tức ngực đau đớn khó chịu. Vậy mẹ cần phải làm thế nào để làm hết căng tức ngực khi đang cai sữa cho con? Và cai sữa bao lâu thì hết sữa là những thắc mắc mà nhiều mẹ đã đặt ra. Hãy cùng Moaz BéBé tìm kiếm lời giải đáp qua những chia sẻ sau.
1. Khi nào mẹ nên cai sữa cho bé?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, cung cấp những dưỡng chất thiết yếu nhất cho trẻ trong vòng 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên sau thời gian này, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ tăng vọt và sữa mẹ có thể không đáp ứng đầy đủ. Đây chính là thời điểm thích hợp để gia đình suy tính đến việc cai sữa cho con.
>>Xem thêm: 8 mẹo dân gian cai sữa cho bé nhanh, hiệu quả con không quấy khóc
Tuy nhiên gia đình cũng phải lưu ý rằng, không phải bé nào cũng thích hợp với cùng một thời điểm cai sữa. Quyết định cai sữa đến sớm hay muộn còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề, ví dụ như hoàn cảnh gia đình, tình trạng cơ địa của mẹ và bé. Dẫu vậy, ba mẹ cần phải đảm bảo rằng không nên cai sữa đột ngột mà để cho bé thích nghi dần dần với việc chuyển từ sữa sang ăn dặm kết hợp bú sữa, sau đó là chấm dứt bú sữa hoàn toàn và chuyển sang ăn thức ăn dành riêng cho mình.
Nếu mẹ quyết định cai sữa cho con thì có thể xem xét những dấu hiệu sau để chọn thời điểm thích hợp nhất:
- Khi bé đã ngồi thẳng và có thể thực hiện nhiều động tác hơn chứng tỏ hệ thần kinh và hệ vận động đã phát triển tương đối tốt, cơ thể cứng cáp để tự đề kháng nếu không bú sữa mẹ.
- Bé đã phát âm được nhiều hơn, phát triển hệ thần kinh, thính giác.
- Gia đình đã cho bé ăn thêm đồ ăn dặm như cháo hoặc cơm nhão và bé không khó chịu với điều đó. Đây là thời điểm chứng tỏ khả năng nhai, nuốt cùng hệ tiêu hóa của bé đã phát triển.
- Bé có thể nhận biết được màu sắc. Thường thì bé sẽ quen thuộc với màu của đầu vú. Nếu thay đổi màu sắc của đầu vú và cảm thấy không quen thuộc thì bế sẽ dần ngừng bú.
- Các bé có thể tự mình leo lên xuống cầu thang thì nên cai sữa.
- Ngoài ra, gia đình cũng phải lưu ý ở thời điểm cai sữa, bé hoàn toàn khỏe mạnh, không bị ốm hay mắc bệnh. Nếu cai sữa trong lúc bé không khỏe thì sau này dễ bị biếng ăn và còi xương.
- Tuy nhiên ở trong một số trường hợp đặc biệt như là mẹ bị mắc các bệnh truyền nhiễm, hoặc có liên quan đến đầu vú, mẹ không có sữa thì gia đình nên cho bé ngừng bú sữa mẹ sớm hoặc sử dụng sữa công thức, sau này là ăn dặm thay thế.
2. Cai sữa bao lâu thì hết sữa hoàn toàn?
Không có đáp án chính xác cho câu hỏi cai sữa bao lâu thì hết sữa, do quá trình này thường kéo dài và tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như là cách mẹ thực hiện cai sữa, tình hình sức khỏe, cơ địa của mẹ và bé.
Có mẹ chỉ cần sau 5 – 10 ngày bé bỏ bú là đã hết sữa. Tuy nhiên có mẹ cần mất đến vài tháng hoặc 1 năm mới cai sữa cho bé thành công và hết sữa. Hơn nữa, sau khi cai sữa thành công, ngực còn thỉnh thoảng tiết sữa. Đó là lúc sữa còn chưa hết hẳn, nên lúc này mẹ vẫn có thể bị đau tức ngực, căng sữa khiến cho quá trình hết sữa kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, nếu mẹ kiên quyết không cho bé bú khi cai sữa thì sữa sẽ rất nhanh hết. Nhưng nếu mẹ xót con, nhường nhịn con khi bé khóc lóc đòi bú mẹ thì sữa sẽ lâu hết hơn vì tuyến sữa vẫn hoạt động như bình thường.
3. Cách làm hết căng sữa khi cai sữa
Trong thời gian cai sữa cho bé, mẹ thường xuyên gặp tình trạng đau tức ngực, căng sữa. Nếu gặp phải những hiện tượng như vậy thì nên áp dụng một số biện pháp xử lý như sau:
3.1 Chườm ấm hoặc chườm lạnh cho bầu ngực
Mẹ sử dụng một chiếc khăn vải sạch, nhúng vào nước ấm, vắt khô rồi chườm lên ngực trong 15 – 20 phút. Hoặc mẹ sử dụng túi chườm nóng chườm lên ngực mỗi ngày. Nhiệt độ ấm áp sẽ làm giãn nở mạch máu, kích thích lưu thông máu, giảm căng tức ngực.
Ngược lại, chườm lạnh bằng khăn lạnh hoặc túi chườm đá 10 – 15 phút mỗi lần sẽ làm giảm đau, giảm viêm và hạn chế cơ thể tiết sữa. Mẹ có thể thực hiện biện pháp này vài lần trong ngày.
3.2 Massage bầu ngực
Một cách làm hết căng sữa rất hiệu quả là massage nhẹ nhàng bầu ngực. Mẹ hoặc bố thực hiện massage theo hướng từ núm vú ra ngoài 5 – 10 phút mỗi lần và thực hiện vài lần trong ngày.
Massage bầu ngực sẽ giúp kích thích lưu thông máu, giảm tắc nghẽn ống dẫn sữa. Nhờ vậy nhanh chóng giúp mẹ giảm cảm giác khó chịu vì căng tức ngực. Tuy nhiên khi massage không mạnh tay và cũng không vắt sữa vì sẽ kích thích cơ thể sản xuất sữa.
3.3 Sử dụng máy hút sữa
Nếu như mẹ bị căng tức ngực mà lại không cho bé bú thì có thể dùng máy hút sữa để vắt kiệt sữa. Mẹ cũng có thể dùng tay nhưng biện pháp này thường chậm có tác dụng và cũng mất nhiều công sức hơn.
Còn nếu mẹ dùng máy hút sữa thì sẽ có chế độ massage bầu ngực nên có thể kích thích lưu thông máu, tốt hơn cho sức khỏe. Mỗi lần thực hiện chỉ kéo dài khoảng 10 – 20 phút, tùy theo lượng sữa vẫn còn trong cơ thể.
4. Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa?
Có nhiều mẹ sẽ thắc mắc là tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Rất có thể là những nguyên nhân sau đã dẫn đến tình trạng cai sữa lâu rồi mà cơ thể mẹ còn tiết sữa như là:
- Mẹ thực hiện các biện pháp cai sữa không đúng cách, làm cho tuyến vú không thể chấm dứt tiết sữa tự nhiên.
- Có thể là do mẹ bị mắc một số bệnh lý như rối loạn tuyến yên, tuyến giáp, có khối u lành tính trên tuyến yên, viêm tuyến vú, ….
- Do mẹ đang sử dụng một số loại thuốc khiến tạo ra tác dụng phụ là cơ thể vẫn còn tiết ra sữa dù bé đã cai sữa.
- Bởi vì mẹ kích thích ngực quá mức như mặc áo ngực bó sát, kích thích khi quan hệ, làm cho cơ thể tiết sữa.
5. Một số lưu ý khi cai sữa cho bé
Khi cai sữa cho bé, mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Gia đình nên cai sữa khi trẻ khỏe mạnh, không ốm để bé thích nghi dần dần.
- Duy trì cho bé bú một thời gian rồi chuyển sang cho bé bú bình và ăn dặm.
- Không nên cai sữa khi trời quá nóng, làm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, trời quá lạnh vì làm trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp.
- Cho trẻ ăn đủ chất sau khi cai sữa.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm cho bé vừa bú mẹ vừa bú bình hiệu quả
Vậy là cai sữa bao lâu thì hết sữa còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nên mẹ cần chú ý quan sát để đảm bảo sức khỏe ổn định, nhanh hết sữa và cho bé nhanh chóng cai sữa. Nếu cần thiết, hãy đến gặp bác sĩ để nhận tư vấn đúng đắn nhất.