Cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất theo WHO
Mẹ bầu căn cứ vào bảng thông tin cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn và đối chiếu sẽ nắm được sự phát triển và sức khỏe của con. Hiện nay WHO đã đưa ra bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi, nên mẹ và gia đình có thể đánh giá chính xác và theo dõi hiệu quả hơn. Từ đó, gia đình có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho hợp lý để bé có được sự phát triển tốt nhất.
1. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất theo WHO
Theo dõi cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi là một trong những điều mà mẹ bầu và gia đình nên làm. Căn cứ vào sự thay đổi cân nặng qua thời gian, ba mẹ có thể theo dõi và đánh giá tình trạng của thai nhi có phát triển ổn định hay không. Do đó, WHO (The World Health Organization) – Tổ chức Y tế Thế giới đã cung cấp bảng cân nặng như sau:
Tuổi thai nhi | Chiều dài (cm) | Cân nặng (gam) |
Tuần 8 | 1.6 | 1 |
Tuần 9 | 2.3 | 2 |
Tuần 10 | 3.1 | 4 |
Tuần 11 | 4.1 | 45 |
Tuần 12 | 5.4 | 58 |
Tuần 13 | 6.7 | 73 |
Tuần 14 | 14.7 | 93 |
Tuần 15 | 16.7 | 117 |
Tuần 16 | 18.6 | 146 |
Tuần 17 | 20.4 | 181 |
Tuần 18 | 22.2 | 222 |
Tuần 19 | 24.0 | 272 |
Tuần 20 | 25.7 | 330 |
Tuần 21 | 27.4 | 400 |
Tuần 22 | 29 | 476 |
Tuần 23 | 30.6 | 565 |
Tuần 24 | 32.2 | 665 |
Tuần 25 | 33.7 | 756 |
Tuần 26 | 35.1 | 900 |
Tuần 27 | 36.6 | 1000 |
Tuần 28 | 37.6 | 1100 |
Tuần 29 | 39.3 | 1239 |
Tuần 30 | 40.5 | 1.396 |
Tuần 31 | 41.8 | 1.568 |
Tuần 32 | 43.0 | 1.755 |
Tuần 33 | 44.1 | 2000 |
Tuần 34 | 45.3 | 2200 |
Tuần 35 | 46.3 | 2.378 |
Tuần 36 | 47.3 | 2.600 |
Tuần 37 | 48.3 | 2.800 |
Tuần 38 | 49.3 | 3.000 |
Tuần 39 | 50.1 | 3.186 |
Tuần 40 | 51.0 | 3.338 |
Tuần 41 | 51.5 | 3.600 |
Tuần 42 | 51.7 | 3.700 |
Ngoài ra, WHO cũng đã cung cấp bảng thông tin về cân nặng của thai nam và thai nữ cũng có sự khác biệt. Nên khi gia đình đã xác định giới tính của thai nhi thì có thể căn cứ vào bảng cân nặng như sau:
Tuổi thai (tuần) | Thai nam (gram) | Thai nữ (gram) |
Tuần 14 | 92 | 89 |
Tuần 15 | 116 | 113 |
Tuần 16 | 146 | 141 |
Tuần 17 | 183 | 176 |
Tuần 18 | 226 | 217 |
Tuần 19 | 277 | 266 |
Tuần 20 | 337 | 322 |
Tuần 21 | 407 | 388 |
Tuần 22 | 487 | 464 |
Tuần 23 | 578 | 551 |
Tuần 24 | 681 | 649 |
Tuần 25 | 795 | 758 |
Tuần 26 | 923 | 880 |
Tuần 27 | 1063 | 1014 |
Tuần 28 | 1215 | 1160 |
Tuần 29 | 1379 | 1319 |
Tuần 30 | 1555 | 1489 |
Tuần 31 | 1741 | 1670 |
Tuần 32 | 1937 | 1861 |
Tuần 33 | 2140 | 2060 |
Tuần 34 | 2350 | 2268 |
Tuần 35 | 2565 | 2481 |
Tuần 36 | 2783 | 2698 |
Tuần 37 | 3001 | 2917 |
Tuần 38 | 3218 | 3136 |
Tuần 39 | 3432 | 3354 |
Tuần 40 | 3639 | 3567 |
Dựa vào bảng theo dõi cân nặng thai nhi chuẩn này, mẹ bầu cùng gia đình có thể theo dõi sát sao sự thay đổi và tăng trưởng của thai nhi theo từng tuần của thai kỳ. Tuy nhiên ba mẹ nên kết hợp với việc thăm khám để bác sĩ đối chiếu với tình hình sức khỏe, cơ địa của mẹ và biết được thai nhi có nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tiêu chuẩn cân nặng hay không.
2. Tầm quan trọng của việc theo dõi cân nặng và chiều dài thai nhi
Việc theo dõi cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi rất cần thiết, bởi là cách để gia đình đảm bảo rằng thai kỳ phát triển bình thường. Từ đó giúp cả nhà xác định tình trạng mẹ và bé có khỏe mạnh hay không. Tầm quan trọng của việc này được các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ cụ thể qua những điều sau:
2.1 Đánh giá sự phát triển của thai nhi và các vấn đề sức khỏe
Chỉ số cân nặng của thai nhi giúp gia đình đánh giá sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Thông qua các thông số về cân nặng, mẹ và gia đình có thể xác định con đang tăng trưởng ổn định hay không.
Ngoài ra, gia đình sẽ dễ dàng phát hiện sớm một số vấn đề như nguy cơ chậm phát triển trong tử cung (IUGR) hoặc thai nhi phát triển quá lớn (macrosomia). Bên cạnh đó cũng dễ dàng nhận biết những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật hoặc các tình trạng khác có thể ảnh hưởng tới thai nhi cùng mẹ bầu.
2.2 Gia đình có thể lập ra kế hoạch chăm sóc thai nhi hoặc điều trị
Theo dõi cân nặng của thai nhi và sự thay đổi sẽ giúp gia đình có kế hoạch phù hợp để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, như là biết cách nên bổ sung những dinh dưỡng nào cần thiết với mẹ bầu trong quá trình mang thai. Ngoài ra, gia đình và bác sĩ cũng có thể tìm ra những biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn chặn các dấu hiệu chậm phát triển hoặc phát triển quá mức. Ví dụ như thay đổi chế độ ăn uống, có những biện pháp theo dõi kỹ lưỡng hơn, hoặc điều trị y tế khi cần thiết để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
2.3 Giúp gia đình lập kế hoạch sinh nở phù hợp
Các bác sĩ biết được cân nặng ước tính của thai nhi sẽ đưa ra kế hoạch sinh nở phù hợp cho các mẹ bầu. Trường hợp thai nhi quá lớn sẽ phải có những phương pháp hỗ trợ sinh để hợp lý, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hoặc nếu thai nhi quá nhỏ, bác sĩ cũng phải quyết định cách để đảm bảo thai nhi được sinh ra an toàn và được chăm sóc tốt nhất.
2.4 Giúp gia đình theo dõi sức khỏe mẹ bầu
Cân nặng của thai nhi có sự liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe của mẹ. Thông qua theo dõi cân nặng thai nhi, các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ bầu. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những chế độ dinh dưỡng tốt nhất để chăm sóc cho sức khỏe của mẹ và đảm bảo duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.
2.5 Để phát hiện nguy cơ dị tật bẩm sinh hiệu quả hơn
Bằng cách theo dõi quá trình tăng trưởng cân nặng của thai nhi, bác sĩ có thể phát hiện những dấu hiệu của các dị tật bẩm sinh. Vậy nên gia đình cần phối hợp với bác sĩ để theo dõi cân nặng và thực hiện những xét nghiệm cùng siêu âm cần thiết để nhanh chóng phát hiện sớm và xử lý các tình trạng này.
2.6 Kiểm soát cân nặng thai nhi hợp lý
Khi theo dõi cân nặng của thai nhi bằng những biện pháp xét nghiệm, siêu âm, mẹ và gia đình có thể theo dõi được quá trình phát triển của bé. Đặc biệt là biết được tình hình sức khỏe của mẹ lẫn con, để có những điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.
Hơn nữa, mẹ và gia đình có thể đối chiếu với bảng cân nặng thai nhi theo tuần do WHO cung cấp, để biết liệu có sự chênh lệch quá lớn hay không. Nếu có, gia đình có thể gặp các bác sĩ để kiểm tra. Từ đó xác định có bị thừa cân hoặc thiếu cân ở thai nhi hay không và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Khi theo dõi tình hình thay đổi của cân nặng thai nhi, mẹ cùng gia đình sẽ đưa ra những biện pháp kiểm soát cân nặng khoa học, an toàn nhất. Gia đình có thể ngăn chặn nguy cơ thừa cân hoặc thiếu cân, lẫn phòng ngừa bị suy nhược, thiếu chất, … là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất, trí não và sức khỏe của thai nhi.
3. Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi
Để đo lường cân nặng thai nhi trong tử cung không hề đơn giản, bởi vì không thể tiếp cận trực tiếp với thai nhi. Tuy nhiên hiện nay các bác sĩ đã có những biện pháp ước tính cân nặng lẫn chiều cao của thai nhi nhờ những thiết bị và tính toán khoa học, thường là dựa vào siêu âm cùng những công cụ đánh giá lâm sàng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
3.1 Siêu âm
Siêu âm là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để ước tính cân nặng của thai nhi. Các bác sĩ đo các yếu tố sau để ước tính cân nặng thai nhi:
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): Đo đường kính của đầu thai nhi.
Chu vi vòng bụng (AC): Đo chu vi bụng thai nhi.
Chiều dài xương đùi (FL): Đo chiều dài của xương đùi thai nhi.
Đường kính ngang bụng (AD): Đo đường kính ngang của bụng thai nhi.
3.2 Đo chiều cao tử cung
Khi sử dụng biện pháp này, bác sĩ sẽ đo khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung (fundal height) để ước tính tuổi thai và sự phát triển của thai nhi. Thông thường thì chiều cao tử cung (tính bằng cm) tương ứng với tuổi thai (tính bằng tuần) sau tuần thứ 20. Ví dụ, tử cung có chiều cao 24cm tức là thường tương đương với 24 tuần thai kỳ. Khi có sự chênh lệch lớn, các bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra chi tiết.
3.3 Đánh giá lâm sàng
Những bác sĩ và các hộ sinh giàu kinh nghiệm có thể dùng tay để cảm nhận kích thước và vị trí của thai nhi, ước tính cân nặng dựa vào chiều cao tử cung.
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác cân nặng thai nhi
Trong một số trường hợp đặc biệt, cân nặng của thai nhi có thể không được ước tính chính xác. Đó là khi:
- Thai nhi ở tư thế không lý tưởng, làm ảnh hưởng và gây sai lệch kết quả đo.
- Nước ối quá ít hoặc quá nhiều sẽ làm sai lệch phép đo và độ chính xác của siêu âm.
- Mẹ bầu béo phì sẽ có lớp mỡ bụng dày, nên làm giảm độ chính xác của siêu âm.
- Những thai nhi có sự phát triển bất thường, như bị dị tật bẩm sinh sẽ làm cho phép đo trở nên khó khăn hơn.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của thai nhi
Cân nặng của thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm các yếu tố di truyền, sức khỏe của mẹ, môi trường sống cùng chế độ dinh dưỡng. Vì thế, khi chăm sóc thai nhi, ba mẹ cần chú ý đến những yếu tố như sau:
4.1 Yếu tố di truyền
Hình thể của ba mẹ: chiều cao, cân nặng, … có thể ảnh hưởng đến thai nhi từ chiều cao tới trọng lượng. Ví dụ như nếu bố mẹ có cao lớn, nặng cân thì có khả năng cao thai nhi cũng tương tự và ngược lại.
4.2 Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của mẹ
Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi cân nặng của thai nhi. Những mẹ được ăn uống đủ chất và dinh dưỡng cân đối sẽ giúp thai nhi phát triển tốt và ổn định.
Quá trình tăng cân của mẹ trong lúc mang thai cũng tác động đến cân nặng của thai nhi. Dù mẹ tăng cân quá nhiều hay quá ít cũng có thể khiến sự phát triển cân nặng của thai nhi bị ảnh hưởng, không đảm bảo tiêu chuẩn thông thường.
Bên cạnh đó, các vấn đề sức khỏe của mẹ như bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh cao huyết áp hoặc tiền sản giật đều có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Do đó, mẹ cần phải bảo vệ sức khỏe trong lúc mang thai.
4.3 Tuổi của mẹ
Nếu mẹ mang thai khi tuổi đời còn quá trẻ (dưới 18 tuổi), hoặc khi đã quá lớn tuổi (trên 35 tuổi) thì có thể gặp những nguy cơ sức khỏe khi mang thai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và cân nặng của thai nhi. Đó là lý do các bác sĩ luôn khuyến cáo chị em phụ nữ nên mang thai ở độ tuổi tốt nhất.
4.4 Số lần mang thai
Theo thống kê cho thấy, thường thì mẹ mang bầu lần thứ 2 hoặc về sau sẽ có thai nhi sở hữu cân nặng lớn hơn so với lần đầu tiên.
4.5 Thời gian mang thai
Thông thường, thai nhi được sinh đủ tháng (từ 37 đến 40 tuần) có cân nặng bình thường hơn so với thai nhi sinh non (trước 37 tuần) hoặc sinh muộn (sau 40 tuần).
4.6 Lối sống của mẹ và gia đình
Mẹ hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng chất kích thích có thể gây ảnh hưởng cân nặng thai nhi. Hoặc những người khác trong gia đình tiếp xúc với mẹ mà thường xuyên hút thuốc sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Mẹ thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng và có các hoạt động thể chất phù hợp một cách đều đặn sẽ sức khỏe của mẹ và thai nhi, đảm bảo cân nặng bình thường.
4.7 Môi trường xã hội và gia đình
Mẹ mang thai sống trong môi trường sạch sẽ, không bị ô nhiễm sẽ đảm bảo cân nặng bình thường cho thai nhi. Ngược lại, khi sống ở nơi ô nhiễm hoặc không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, các mẹ bầu thường xuyên bị căng thẳng hoặc áp lực tâm lý trong thời gian dài cũng có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Gia đình, đặc biệt là người chồng đều là những yếu tố có thể tác động rất lớn tới thai nhi, nên cần quan tâm mẹ và bé đúng cách.
4.8 Những yếu tố khác
Mẹ gặp phải một số trường hợp như đa thai, tức là mang thai đôi hoặc thai ba hay nhiều hơn đều có thể làm cho thai nhi nhẹ cân hơn so với các mẹ mang thai đơn. Ngoài ra, các trường hợp bị dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và cân nặng của thai nhi.
5. Những lưu ý khi theo dõi cân nặng thai nhi
Theo dõi cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi là điều cần thiết, gia đình sẽ phải chú ý nhiều vấn đề để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, cũng như tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé:
Khi gặp phải trường hợp thai nhi bị thừa cân, khiến việc sinh nở của người mẹ gặp nhiều khó khăn, gia đình nên có những biện pháp can thiệp kịp thời, cải thiện chế độ ăn uống của mẹ, đảm bảo cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết một cách đầy đủ, nhưng không được quá nhiều. Ngoài ra nên kết hợp với bác sĩ để giúp mẹ thực hiện các bài tập thể dục phù hợp với bà bầu, đảm bảo ngăn chặn nguy cơ béo phì cả mẹ lẫn thai nhi.
Đối với những trường hợp thai nhi bị thiếu cân, gia đình cần chú ý vì khi trẻ sinh ra sẽ giảm khả năng vận động, giảm chỉ số thông minh, có nguy cơ cao mắc phải một số loại bệnh như hạ đường huyết, viêm phổi,… Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ bầu đang bị suy nhược. Những vấn đề này đều nghiêm trọng và có ảnh hưởng lâu dài, nên gia đình cần phải hỗ trợ bảo vệ và cải thiện sức khỏe của mẹ, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để bồi bổ cho thai nhi.
Lưu ý rằng, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, không nên áp đặt tư tưởng ăn cho 2 người, vì có thể chỉ béo mẹ mà không béo thai nhi, gây nguy hiểm khi sinh nở, nhưng vẫn làm cho bé không khỏe khoắn. Hãy kiểm soát cân nặng để tránh tăng cân quá ít hoặc quá nhiều. Trung bình mẹ bầu nên tăng từ 10 đến 12 kg trong thai kỳ. Nếu các mẹ đang mang đa thai thì có thể tăng khoảng 16 đến 20 kg.
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên kết hợp nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý, tránh suy nghĩ quá nhiều dẫn đến căng thẳng, trầm cảm, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cân nặng thai nhi.
Gia đình cần đưa mẹ bầu đi thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, xác định tình trạng sức khỏe mẹ và bé. Ngoài ra còn có thể điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để đảm bảo thai nhi phát triển tốt.
Đây là những thông tin về cân nặng thai nhi theo tuần tuổi mà mẹ và gia đình cần chú ý. Theo dõi cân nặng của thai nhi sẽ giúp ba mẹ có những phương pháp dưỡng thai và bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Vì thế, xin mời ba mẹ tham khảo và đến gặp các bác sĩ để được hỗ trợ, tư vấn trong quá trình mang thai.