Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả
Chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi con được 2 tháng tuổi. Đây là bệnh lý da liễu lành tính nhưng có thể khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc và ngủ không ngon giấc. Vậy chàm sữa ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi? Chúng có tự hết hay không? Và cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy cùng Moaz BéBé tìm lời giải đáp qua các thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Chàm sữa/lác sữa là một dạng của chàm thể tạng là tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi. Chàm sữa thường xuất hiện ở các vị trí như má, trán, cằm hoặc toàn thân. Trẻ bị chàm sữa da mặt thường xuất hiện các mảng đỏ khô ráp, bong tróc, nặng hơn có thể xuất hiện mụn nước nhỏ.
>>Xem thêm: Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn – đơn giản, bố mẹ nên biết
Đây là tình trạng viêm da mãn tính, không lây nhiễm. Theo giới y khoa, chàm sữa ở trẻ sơ sinh được phân thành 3 cấp độ gồm:
- Chàm sữa cấp tính: vùng da bị chàm tổn thưởng với các mụn nước màu đỏ hồng, có chứa dịch trắng gây ngứa
- Chàm sữa mãn tính: vùng da tổn thương theo mảng dày, tróc vảy, khô rát, màu da vùng bị chàm sẽ thay đổi sau khi bị viêm
- Chàm sữa bán cấp: Đây là tổn thương ở giai đoạn trung gian giữa cấp tính và mãn tính
2. Tại sao trẻ sơ sinh bị chàm sữa?
Sau khi tìm hiểu ở nhiều nguồn thông tin uy tín, cho thấy bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số yếu tố được xem là nguy cơ khởi phát bệnh và khiến bệnh diễn biến nặng hơn như:
- Do di truyền: bố mẹ có thể mắc các bệnh liên quan đến hen suyễn, dị ứng da, dị ứng thời tiết,…
- Do cơ địa của trẻ
- Do môi trường sống: trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với các chất độc hại như khói bụi, khói thuốc lá, lông động vật, phấn hoa, đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ,…
- Do bị dị ứng thực phẩm: Trong những tháng đầu đời, thức ăn chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ nên trong chế độ ăn, mẹ ăn nhiều chất đạm, hải sản,… sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa. Trong khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể thích ứng tốt với các loại đạm này, nên khi bú sữa mẹ con dễ bị chàm sữa
- Do dị ứng thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột
- Do da khô, không được cấp ẩm đầy đủ và kịp thời
- Do các loại vi khuẩn, virus tiếp xúc trực tiếp gây bệnh cho da
>>Xem thêm: Dị ứng đạm sữa bò là gì? Dấu hiệu & cách xử lý
3. Các dấu hiệu dễ nhận biết trẻ bị chàm sữa
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị chàm sữa thông qua một số dấu hiệu dễ dàng nhận thấy sau đây:
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở giai đoạn từ 2 tháng – 6 tháng tuổi. Bắt đầu bằng những nốt mẩn đỏ sau đó tiến triển thành mụn nước li ti màu đỏ hồng nổi lên tập trung theo từng đám nhỏ. Vị trí xuất hiện chủ yếu là ở hai bên má, trên mặt có thể lan xuống chân tay hoặc bị toàn cơ thể. Các mụn li ti này khi già ngày sẽ bị vỡ và chảy dịch, bong tróc đóng vảy. Khi sở vào vùng da bị khô đóng vảy, mẹ sẽ cảm nhận được sự khô ráp và căng da.
4. Mẹo dân gian chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Để trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh, nhiều mẹ bỉm sữa đã truyền tai nhau các mẹo dân gian chữa chàm sữa an toàn, hiệu quả. Bố mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian được Moaz BéBé chia sẻ dưới đây:
4.1 Mẹo trị chàm sữa bằng dầu dừa
Trong dầu dừa thường chứa nhiều các loại axit béo có lợi có tác dụng dưỡng ẩm, bổ sung độ ẩm cho da giúp vùng da khô ráp, sần sùi của trẻ trở nên mềm mại, giảm các triệu chứng da căng rát, khó chịu. Vì thế, đây luôn là nguyên liệu đầu tiên được các mẹ nghĩ tới khi muốn chữa trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
Không những vậy, dầu dừa nguyên chất còn có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả là lá chắn bảo vệ da trẻ cực tốt nên tình trạng viêm da, ngứa ngáy do chàm sữa gây ra cũng thuyên giảm đáng kể.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Làm sạch vùng da bị chàm sữa của trẻ bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm
Bước 2: Nhỏ 2 -3 giọt dầu dừa nguyên chất ép lạnh vào bàn tay sau đó massage trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa của trẻ sơ sinh
Bước 3: Sau khi thực hiện từ 10 – 15 phút, mẹ dùng miếng khăn khô thấm hết phần dầu ở vùng bị chàm sữa trên da trẻ.
Thời gian thực hiện mẹo này tốt nhất là ngay sau khi bé vừa tắm xong, da vẫn còn ẩm và dễ dàng hấp thu dưỡng chất. Mẹ có thể thực hiện mẹo này nhiều lần trong ngày hoặc để qua đêm.
4.2 Mẹo trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá ổi
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lá ổi có tác dụng tốt trong việc kiểm soát tình trạng ngứa đối với các bệnh viêm da dị ứng. Trong lá ổi có các chất chống oxy hóa giúp sát khuẩn, kháng viêm và đặc tính chữa lành vết thương. Nhờ thế, lá ổi cũng được xem là nguyên liệu tốt, lành tính để chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
Cách chữa chàm sữa với lá ổi được thực hiện như sau:
Bước 1: Rửa sạch lá ổi non tươi và để ráo nước
Bước 2: Đun nước sôi và cho lá ổi đã chuẩn bị vào nấu sôi từ 5 – 7 phút
Bước 3: Để nguội phần nước trên và pha loãng với nước sạch và cho bé tắm nước lá ổi hàng ngày
Mặc dù lá ổi có nhiều lợi ích trong việc trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh nhưng trong thành phần vẫn có một số chất có thể gây kích ứng da nên khi tắm hoặc bôi lên vết chàm sữa cho trẻ mẹ hãy thử và quan sát phản ứng cơ thể trẻ.
4.3 Mẹo trị chàm sữa bằng cách tắm lá chè xanh
Thêm một nguyên liệu dễ kiếm nữa giúp chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả đó là lá chè xanh. Trong lá chè xanh chứa nhiều thành phần hoạt tính khác nhau với các hợp chất như: polyphenol, polysaccharides, axit amin và vitamin có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh. Nhờ thế mà chè xanh được mọi người sử dụng rộng rãi như một loại thảo dược để điều trị bệnh chàm sữa và các bệnh viêm da cơ địa.
Cách chữa chàm sữa với lá chè xanh được thực hiện như sau:
Bước 1: Lá chè xanh mang đi rửa sạch, để ráo nước
Bức 2: Đun sôi nước, cho một chút muối và cho lá chè xanh vào đun sôi từ 5 – 7 phút và tắt bếp
Bước 3: Để nguội nước chè xanh vừa nấu và pha loãng với nước rồi đem tắm cho trẻ. Massage kĩ hơn vùng da trẻ bị chàm sữa
Bước 4: Tắm xong lau khô nhẹ nhàng cơ thể trẻ bằng khăn mềm
5. Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng thuốc
Khi thấy con có dấu hiệu bị chàm sữa mẹ nên đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín để được chẩn đoán kịp thời. Như vậy, mẹ sẽ biết được chính xác tình trạng bệnh của con và có phương án điều trị phù hợp.
Tùy theo mức độ bị chàm sữa của từng trẻ mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị riêng. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc ở hiệu thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
6. Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị mụn chàm sữa
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh rất dễ tái phát đặc biệt là với những trẻ sống trong môi trường ô nhiễm và thường bị dị ứng với thực phẩm.
Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt nhất khi bị chàm sữa, mẹ nên nắm được các lưu ý quan trọng sau:
- Giữ vệ sinh da trẻ sạch sẽ: Bố mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm hàng ngày, không nên sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh hoặc nhiều hóa chất. Thay vào đó, hãy chọn những sản phẩm sữa tắm có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính dành riêng cho trẻ sơ sinh
- Dưỡng ẩm da thường xuyên: Để làn da bé luôn được cấp ẩm đầy đủ, tránh bị khô rát, kích ứng bố mẹ có thể dùng các sản phẩm dưỡng ẩm chăm sóc da dành riêng cho trẻ nhỏ
- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng: Một số tác nhân gây dị ứng cho trẻ có thể kế đến như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa và các hóa chất.
- Mặc quần áo cho bé phù hợp: Làn da của trẻ rất nhạy cảm nên khi lựa chọn quần áo, mẹ nên chọn cho con những bộ quần áo được may từ chất liệu tự nhiên, mềm mại, thoáng mát tránh gây kích ứng da cho trẻ khi mặc
- Chế độ ăn: Mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn của mình, tránh ăn những đồ cay nóng, có mùi tanh để đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho trẻ.
>>Xem thêm: Danh sách đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh mẹ không thể bỏ qua
Tóm lại, chàm sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp và có thể chữa trị hiệu quả nếu bố mẹ biết cách chăm sóc và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng với những thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên đã giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa. Hãy thử áp dụng các mẹo trên và quan sát phản ứng của trẻ để bảo vệ làn da của bé luôn khỏe mạnh.