Có nên quấn nhộng cho trẻ sơ sinh không? Cách quấn trẻ sơ sinh giúp con ngủ ngon, sâu giấc
Hiện nay, quấn nhộng là phương pháp được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, sâu giấc và không bị giật mình. Nhưng thực tế, có nên quấn nhộng cho trẻ sơ sinh không? và quấn trẻ sơ sinh đến khi nào? Hãy cùng Moaz BéBé tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về lợi ích và tác hại của việc quấn trẻ sơ sinh cũng như nắm được cách quấn đúng và thời điểm thích hợp nên ngừng quấn cho trẻ.
1. Quấn nhộng hay quấn khăn cho bé là gì?
Quấn nhộng là phương pháp quấn khăn hoặc sử dụng túi nhộng để bao bọc toàn bộ cơ thể trẻ sơ sinh một cách gọn gàng. Phương pháp này đã được chứng minh có tác dụng giúp trẻ ngủ ngon, ngủ sâu giấc và không bị giật mình. Đặc biệt còn mang lại cảm giác an toàn cho trẻ như khi còn nằm trong bụng mẹ.
Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phương pháp này còn rất hữu ích đối với trẻ sơ sinh gặp một số vấn đề về thần kinh hoặc hay đau bụng.
Hiện nay, việc quấn nhộng/quấn khăn cho trẻ sơ sinh vẫn đang được các y tá phụ sản trong bệnh viện thực hiện ngay từ khi con lọt lòng. Nhờ thế mà trẻ có thể tập làm quen và dần thích nghi với môi trường bên ngoài theo cách của mình.
2. Có nên quấn nhộng cho trẻ sơ sinh không?
Để giúp mẹ có thể trả lời được câu hỏi “có nên quấn nhộng cho trẻ sơ sinh không?” thì hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu về các lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn khi quấn nhộng/quấn khăn cho trẻ:
>>Xem thêm: Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn – đơn giản, bố mẹ nên biết
2.1 Lợi ích của việc quấn nhộng trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số lợi ích khi mẹ quấn nhộng cho trẻ sơ sinh:
- Giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn: Trẻ sơ sinh rất dễ bị giật mình bởi các yếu tố bên ngoài do phản xạ Moro – đây là phản xạ tự nhiên của trẻ khi cảm thấy không an toàn. Việc quấn nhộng sẽ giúp con cảm thấy an toàn như khi còn nằm trong bụng mẹ giúp bé ngủ ngon, sâu giấc hơn.
- Tạo cho trẻ cảm giác ấm áp, gần gũi: Quấn nhộng toàn cơ thể giúp trẻ cảm thấy ấm áp, yên tâm hơn như cảm giác quen thuộc khi được mẹ bao bọc, bồng bế. Nhờ thế mà trẻ cảm thấy được yêu thương và không quấy khóc
- Hỗ trợ hệ thần kinh của trẻ phát triển toàn diện: Khi ngủ trẻ không bị giật mình, giấc ngủ cũng trở nên chất lượng hơn tạo điều kiện tốt để não bộ của trẻ phát triển toàn diện.
2.2 Tác hại của việc quấn trẻ sơ sinh
Mặc dù việc quấn nhộng mang đến nhiều lợi ích cho trẻ nhưng nếu mẹ thực hiện không đúng cách cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.
Một số tác hại có thể kể đến gồm:
- Hạn chế khả năng vận động của trẻ: Mẹ quấn trẻ quá chặt sẽ khiến con cảm thấy không thoải mái và việc vận động tay chân cũng trở nên khó khăn hơn. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các cơ xương.
- Nguy cơ trẻ bị nóng hoặc ngạt cao: Việc quấn nhộng quá dày hoặc sử dụng chất liệu không thoáng khí là nguyên nhân khiến trẻ bị nóng, nặng hơn sẽ tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm.
- Khiến trẻ bị loạn sản xương hông: Nếu phần chân của trẻ bị quấn quá chặt, không có đủ không gian để nhúc nhích, vận động sẽ ảnh hưởng đến khớp háng và làm tăng nguy cơ trẻ bị loạn sản xương hông.
- Hạn chế khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể: So với những trẻ sơ sinh không quấn, trẻ quấn nhộng sẽ bị hạn chế hơn trong việc học cách tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
3. Trẻ sơ sinh không quấn khăn có sao không?
Thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng thích quấn khăn hoặc phù hợp với việc quấn nhộng. Có nhiều trẻ cảm thấy không thoải mái khi bị quấn và thể hiện điều này qua việc quấy khóc, không chịu ngủ. Đây là những điều hoàn toàn bình thường. Và mẹ nên cân nhắc xem có nên tiếp tục quấn trẻ sơ sinh khi ngủ hay không?
Thiết nghĩ, nếu trẻ ngủ ngon, sâu giấc mà không cần quấn nhộng thì mẹ không nên ép con sử dụng. Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, điều quan trọng nhất là đáp ứng nhu cầu con cần và theo dõi phản ứng của con để có cách chăm sóc phù hợp giúp con phát triển tốt nhất.
4. Cách quấn trẻ sơ sinh đúng cách
Tuy đã rời khỏi bụng mẹ nhưng trong những tháng đầu đời trẻ sơ sinh vẫn nên được nuôi dưỡng giống như môi trường trong bụng mẹ. Do đó, mẹ cần quấn trẻ sơ sinh đúng cách để tạo môi trường chặt và ấm nhằm mang đến cho trẻ cảm giác an toàn nhất.
4.1 Chuẩn bị khăn quấn hoặc túi nhộng
Mẹ có thể lựa chọn những loại khăn quấn kích thước rộng rãi làm từ cotton hoặc sợi tre mềm, nhẹ, thoáng khí để trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Lựa chọn tối ưu được các mẹ hiện đại sử dụng là dùng các loại nhộng chũn được thiết kế sẵn thay vì khăn quấn truyền thống vừa an toàn vừa tiện lợi cho cả mẹ và con.
4.2 Các bước quấn trẻ sơ sinh bằng khăn
Bước 1: Trải khăn quấn trên bề mặt phẳng, êm mịn sao cho các mép khăn không bị gấp khúc hoặc bị nhăn.
Bước 2: Nhẹ nhàng đặt trẻ nằm trên khăn sao cho phần vai trẻ nằm ngang với đường mép trên của khăn, phần đầu để ngoài khăn để trẻ dễ thở và có thể chủ động cử động bất cứ khi nào.
Bước 3: Áp sát tay phải vào thân người của trẻ, quấn góc khăn bên phải vòng qua sườn bên trái và cố định đầu khăn vừa quấn
Bước 4: Gấp phần đuôi khăn ngược lên để bọc kín chân trẻ. Tuy nhiên, khi quấn mẹ nên để khoảng trống đủ lớn để con vận động, duỗi chân thoải mái
Bước 5: Quấn góc trái của khăn quanh người bé như làm với bước 3 và cố định đầu khăn lại
4.3 Các bước mặc nhộng chũn cho trẻ sơ sinh
Được thiết kế ưu tiên tính tiện ích, khi mặc nhộng chũn cho trẻ, mẹ chỉ cần kéo khóa xuống, mở rộng túi nhộng và đặt trẻ vào đó. Sau khi chỉnh tư thế giúp trẻ nằm trong túi nhộng thoải mái nhất mẹ có thể kéo khóa lên.
Sử dụng túi nhộng sẽ giúp mẹ chăm sóc trẻ dễ dàng hơn so với việc quấn khăn và hạn chế nguy cơ trẻ bị quấn chặt tối đa.
5. Các lưu ý khi quấn nhộng cho trẻ sơ sinh
- Không quấn nhộng/khăn cho trẻ quá chặt. Hãy đảm bảo phần chân của trẻ có không gian cử động thoải mái tránh gây ảnh hưởng xấu đến phần xương hông
- Chọn khăn/nhộng chũn có chất liệu mềm mại, thoáng khí, thấm hút tốt tránh để trẻ bị nóng hoặc ngạt khí
- Luôn kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên bằng cách sờ phần gáy hoặc cổ trẻ để chắc chắn rằng việc quấn nhộng không làm trẻ bị quá nóng
- Đảm bảo việc quấn nhộng không ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Hãy luôn quan sát và đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ.
6. Quấn trẻ sơ sinh đến khi nào?
Thông thường, trong những ngày tháng đầu đời khi con đang trong giai đoạn làm quen với môi trường bên ngoài mẹ nên quấn nhộng cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt là những trẻ dễ giật mình và hay khóc đêm nhằm giúp con cảm thấy an toàn và ấm áp.
Mẹ có thể dừng quấn nhộng cho trẻ khi con được 2 – 3 tháng tuổi hoặc khi trẻ có khả năng lật người. Có nhiều trường hợp mẹ có thể dừng việc quấn nhộng sớm ngay từ khi con có dấu hiệu vận động linh hoạt hơn, hoặc ra nhiều mồ hôi và không thoải mái khi quấn nhộng.
>>Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết lật? Cách tập cho bé lật an toàn, thành công
7. Một số câu hỏi liên quan đến việc quấn trẻ sơ sinh
Cách quấn tã chéo/tã tam giác cho trẻ sơ sinh
Mỗi loại khăn/tã sẽ có các cách quấn khác nhau. Với tã chéo hay còn gọi là tã tam giác, để quấn vùng kín cho trẻ mẹ có thể tham khảo các bước sau:
Bước 1: Trước tiên mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn chéo từ mẹ sang con.
Bước 2: Tiến hành thay tã bẩn cho trẻ bằng cách đặt con nằm trên miếng lót, nhẹ nhàng nhấc mông trẻ và tháo miếng tã bẩn, đồng thời vệ sinh sạch sẽ, lau khô vùng kín cho con.
Bước 3: Trải phẳng tã chéo mới và nhẹ nhàng đặt mông trẻ vào giữa tã
Bước 4: Cố định tã cho trẻ bằng cách buộc hoặc sử dụng nút bấm, miếng dán hoặc bằng ghim,…
Bước 5: Bế trẻ lên và kiểm tra độ chặt lỏng của tã
Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh quấn chũn là bao nhiêu?
Quấn chũn cho trẻ không chỉ có tác dụng giữ ấm, tạo cảm giác an toàn cho trẻ như đang ở trong bụng mẹ mà còn giúp trẻ cảm thấy an toàn và ngủ ngon, sâu giấc hơn. Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào mẹ cũng nên quấn nhộng chũn cho trẻ. Mẹ chỉ quấn chũn cho trẻ khi ở trong phòng có nhiệt độ dao động từ 20 – 24 độ C. Và khi quấn chũn mẹ không nên mặc quần áo quá dày cho con. Thay vào đó, chỉ cần 1 chiếc áo mỏng có độ thấm hút tốt sẽ hạn chế được việc mồ hôi thấm ngược lại cơ thể gây viêm phổi.
Để biết chính xác nhiệt độ, độ ẩm phòng để chăm sóc trẻ tốt nhất, mẹ có thể trang bị sản phẩm nhiệt kế ẩm đa năng Moaz BéBé với những ưu điểm nổi bật như:
- Đo nhiệt độ, độ ẩm phòng chính xác
- Chức năng đèn đêm tiện dụng cho mẹ chăm sóc con ban đêm
- Hiển thị thời gian đầy đủ: ngày, giờ, tháng, năm
- Báo thức tiện lợi.
>>Xem thêm: Nhiệt độ, độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh ở mức nào là thích hợp?
Có nên quấn nhộng cho trẻ sơ sinh không? có lẽ đọc đến đây mẹ đã có câu trả lời phù hợp với nhu cầu của bé nhà mình. Việc quấn nhộng cho trẻ sơ sinh mang lại nhiều lợi ích nhưng mẹ cũng cần lưu ý thực hiện đúng cách, đúng thời điểm để đảm bảo an toàn và giúp trẻ phát triển tốt nhất. Hy vọng những thông tin Moaz BéBé chia sẻ đã giúp mẹ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc quấn trẻ sơ sinh.