SELECT MENU

Có nên vắt bỏ sữa đầu khi cho con bú? Hiểu đúng về sữa đầu và sữa cuối của mẹ

Cao Thao - - 10

Có nên vắt bỏ sữa đầu khi cho con bú không là câu hỏi mà nhiều mẹ bỉm luôn băn khoăn. Để có được câu trả lời thích đáng, mời các mẹ cùng Moaz BéBé khám phá về sữa đầu, sữa cuối và những tác dụng của loại sữa này.

1. Tìm hiểu về sữa đầu và sữa cuối của mẹ

Để xác định có nên vắt sữa đầu bỏ đi không, đầu tiên, mời các mẹ tìm hiểu sữa đầu và sữa cuối là gì:

1.1 Sữa đầu là gì?

Sữa đầu có tên tiếng Anh là foremilk, đây chính là sữa đầu cữ bú, được tiết ra từ vú mẹ trong 10 phút đầu tiên khi bắt đầu giai đoạn cho bé bú. Sữa có màu vàng trong, sở hữu hàm lượng lactose cao, có vị ngọt và ít chất béo.

Sữa đầu thường chỉ có khoảng 15ml. Một số mẹ có lượng sữa nhiều hơn, có khả năng cung cấp 300ml sữa đầu. Bé sẽ bú khoảng 15 phút đến 20 phút để hết sữa đầu. Sau này, khi lớn lên thì chỉ cần 5 đến 10 phút.

Sữa đầu là gì?

Sữa đầu là gì?

1.2 Sữa cuối là gì?

Trái ngược với sữa đầu là sữa cuối, có tên tiếng Anh là hindmilk, được tiết ra ở cuối cữ bú. Sữa cuối sở hữu nguồn năng lượng lớn, giàu chất béo và calo, nên có màu vàng đục và sánh hơn. Nguyên nhân là khi bé bú, lượng chất béo sẽ tăng dần và đạt đỉnh ở cuối cữ bú.

Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng của sữa mẹ, hàm lượng chất béo trong sữa mẹ tùy thuộc vào khoảng trống trong bầu ngực của mẹ. Vậy nên khi sữa cạn dần trong vú thì hàm lượng chất béo sẽ tăng cao, nên sữa cuối cũng có lượng chất béo cao hơn so với sữa đầu.

2. Có nên vắt bỏ sữa đầu khi cho con bú?

Vì sữa đầu không có lượng chất béo lớn như sữa cuối, khá loãng nên nhiều người cho rằng có thể vắt bỏ sữa đầu đi. Tuy nhiên, trên thực tế sữa đầu vẫn chứa cực kỳ nhiều dưỡng chất, hơn nữa vì không có chất béo nên có thể ổn định cân nặng của bé, không gây béo phì.

Đó là lý do mẹ nên cho bé bú liên tục từ đầu đến cuối cữ sữa để có cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Nếu mẹ vắt bỏ sữa đầu sẽ làm bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả phát triển của bé.

có nên vắt bỏ sữa đầu khi cho con bú

Có nên vắt bỏ sữa đầu khi cho con bú?

3. Những nguy cơ gặp phải khi bé bú mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối

Bên cạnh việc không được bỏ đi sữa đầu thì mẹ cũng phải duy trì sự cân bằng sữa đầu và sữa cuối. Nếu như không đảm bảo sự cân đối, bé có thể sẽ gặp phải những vấn đề như sau:

  • Khi mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối, hệ tiêu hóa của bé sẽ gặp áp lực nghiêm trọng, làm bé bị đầy hơi, ruột non, trực tràng làm việc quá sức, dẫn đến xuất hiện các đốm máu trong phân của bé.
  • Bé sẽ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa nếu mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối, điển hình như bị “xì hơi” và ợ nhiều hơn bình thường.
  • Cân nặng của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng, bé có thể bị suy giảm cân nặng hoặc tăng cân quá đà, gây nên tình trạng mất ổn định.
  • Bé sẽ bị đói thường xuyên do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và chất béo nếu như không có sữa cuối.
  • Khi sữa đầu và sữa cuối không cân bằng sẽ gây nên tình trạng thay đổi chất sữa, có thể tạo ra tính axit nhẹ cho sữa, làm bé dễ bị hăm tã.
  • Nghiêm trọng hơn, bé có thể bị đau bụng do đầy hơi, khó tiêu. Nếu bé có thể ợ hoặc xì hơi được thì sẽ bớt đau hơn, nhưng nếu không làm được sẽ bị cứng và đau bụng, phình bụng.
  • Bé có thể sẽ đi ngoài ngay trong lúc vừa bú xong do sữa không được tiêu hóa, đi thẳng qua ruột non và sau đó bị tống xuất ra ngoài.
  • Phân của bé có màu sắc và kết cấu không bình thường, thường thấy là màu xanh lá cây và đi phân lỏng.
Những nguy cơ gặp phải khi bé bú mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối

Những nguy cơ gặp phải khi bé bú mất cân bằng sữa đầu và sữa cuối

4. Những lưu ý khi cho bé bú sữa mẹ

Một số lưu ý quan trọng dành cho bé khi con bú đó là:

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất, cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vì thế, mẹ hãy đảm bảo con được tiếp nạp cả sữa đầu lẫn sữa cuối vì luôn có vai trò với quá trình phát triển cơ thể, trí não, cân nặng của con.

Mẹ nên cho con bú hết sữa của một bên ngực rồi mới chuyển sang bên còn lại để tiếp nhận đầy đủ sữa đầu lẫn sữa cuối, có sự cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Và cuối cùng là không nên vắt bỏ sữa đầu khi cho con bú. Tuy nhiên, khi mẹ thấy con bú nhiều sữa đầu hơn sữa cuối thì nên có sự gia giảm, cân bằng lại để tốt cho con.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc có nên vắt bỏ sữa đầu khi cho con bú không. Đáp án của câu hỏi này là không và yêu cầu mẹ có sự cân bằng với sữa cuối. Dù là sữa đầu hay sữa cuối đều rất quan trọng với trẻ, nên mẹ cần có biện pháp tốt nhất để con được thụ hưởng cả 2 loại sữa này và nhận những điều tốt nhất trong hành trình phát triển cơ thể.

 

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý