Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì? Những mẹo trị cứt trâu hiệu quả
Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Mặc dù đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng cũng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và nếu không biết xử lý đúng cách, cứt trâu có thể gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Vậy cứt trâu là gì? tại sao chúng xuất hiện? Và cách xử lý như nào? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả tình trạng trên trong bài viết dưới đây nhé!
1. Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?
Cứt trâu hay còn được gọi là vảy tiết hoặc vảy da đầu đây là những vảy/mảng da có màu vàng, trắng hoặc sẫm hơn so với màu da đầu. Thông thường, màu của cứt trâu sẽ phụ thuộc vào màu da của trẻ. Cứt trâu thường đóng vảy thành mảng khô và dày gây bết dính tóc và da đầu.
Cứt trâu ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở trên nhiều bộ phận khác nhau như: da đầu, lông mày, phía sau tai, nách hoặc ác khu vực mặc tã,…Và các mảng cứt trâu này sẽ bong dần theo thời gian nhưng nếu để tự nhiên cũng mất từ 6 – 12 tháng chúng mới biến mất hoàn toàn.
Nhiều người cho rằng, bị cứt trâu là bị viêm da nên con sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu nhưng thực tế lại không phải. Ngoài ra, cứt trâu còn khiến trẻ có thể bị rụng tóc ngay ở vị trí có vảy, tuy nhiên, khi cứt trâu biến mất tóc của bé sẽ mọc lại bình thường.
2. Tại sao xuất hiện cứt trâu ở trẻ sơ sinh?
Hiện nay, các bác sĩ cũng chưa biết chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh. Họ chỉ cho rằng, các mảng vảy sần sùi xuất hiện là do các tuyến dầu trên da đầu bé sản xuất quá mức.
Và các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này có thể là:
- Tuyến bã nhờn của trẻ hoạt động mạnh: Trong những tháng đầu đời, tuyến bã nhờn của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoạt động ổn định dẫn đến tình trạng tích tụ dầu, lầu dần sẽ hình thành những vảy/đám vảy bám trên da đầu.
- Do hormones từ mẹ: Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã nhận được một lượng hormone nhất định qua nhau thai. Những hormone này có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Điều này làm cho da đầu trẻ sơ sinh dễ bị bám vảy.
- Da đầu bé chưa thích nghi với môi môi trường bên ngoài: Sau khi sinh, da của trẻ còn rất nhạy cảm, khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài da sẽ dễ bị khô hoặc kích ứng. Đây cũng là nguyên nhân khiến da đầu trẻ xuất hiện các lớp vảy bám.
- Do bố mẹ chăm sóc da trẻ chưa đúng cách: Trong quá trình chăm con, việc gội đầu cho trẻ quá nhiều hoặc không gội, không làm sạch da đầu đúng cách cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị cứt trâu da đầu. Khi vệ sinh da đầu trẻ không đúng cách, bố mẹ không dám mạnh tay chỉ lau phần đầu sơ sơ cũng khiến bụi bẩn và các tế bào chết tích tụ lâu ngày làm bít lỗ chân lông gián tiếp gây viêm da tiết bã nhờn ở trẻ.
3. Mách mẹ một số mẹo trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh
Mặc dù, cứt trâu ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ vẫn nên biết cách chăm sóc và xử lý đúng để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Dưới đây là một số cách điều trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả:
3.1 Dùng dầu dừa hoặc dầu oliu
Đây là cách được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng nhất khi trẻ sơ sinh bị cứt trâu. Mẹ có thể thoa một lượng nhỏ dầu dừa hoặc dầu ô liu lên vùng da bị cứt trâu của con và để qua đêm. Sau 1 đêm vảy cứt trâu đã mềm, sáng mẹ dùng chiếc lược mềm hoặc khăn ướt nhẹ nhàng lau sạch những vảy cứt trâu đã bong tróc.
Lưu ý, trong quá trình thực hiện mẹ cần đảm bảo không làm quá mạnh tay để tránh làm tổn thương da đầu con.
3.2 Gội đầu cho trẻ nhẹ nhàng, sạch sẽ
Mẹ sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh để làm sạch da đầu bé. Nên chọn những loại dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên lành tính, không chứa hóa chất gây kích ứng da. Mẹ nhẹ nhàng massage da đầu và làm sạch vảy bám.
Thực hiện cách này không nhất thiết phải gội 2,3 lần liên tục trong một ngày tránh làm khô hoặc gây tổn thương cho da của bé. Mẹ có thể thực hiện mỗi ngày một lần khi tắm rửa vệ sinh cơ thể cho con.
3.3 Tắm gội bằng nước ấm
Đây là cách làm đơn giản nhất, mẹ có thể tham khảo thực hiện. Cứt trâu trên da đầu trẻ sơ sinh sẽ được làm mềm và tự bong nếu như mẹ thường xuyên tắm cho con bằng nước ấm. Ở nhiệt độ cao các lớp vảy trên da đầu sẽ dễ dàng bong tróc hơn mà không cần mẹ dùng móng tay để gỡ vảy.
3.4 Luôn giữ da đầu trẻ khô thoáng
Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hơn là môi trường da đầu ẩm ướt. Do đó, sau mỗi lần tắm rửa, gội đầu xong cho con mẹ nên dùng khăn sạch mềm lau khô nhẹ nhàng phần đầu của trẻ.
3.5 Có thể dùng lược/khăn ướt gỡ vảy
Theo thói quen, nhiều bố mẹ sử dụng móng tay trực tiếp để gỡ cứt trâu trên da đầu con nhưng điều này hoàn toàn không nên làm vì có thể gây tổn thương và viêm nhiễm da. Cách tốt nhất là bố mẹ dùng lược mềm hoặc khăn ướt nhẹ nhàng gỡ vảy cứt trâu.
3.6 Gặp bác sĩ chuyên khoa
Như đã nói ở trên, mặc dù cứt trâu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến và không nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này không cải thiện hoặc xuất hiện các dấu hiệu viêm nhiễm như: vùng da sưng đỏ, có mủ,… bố mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc, bôi thuốc cho trẻ nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.
4. Các cách phòng ngừa cứt trâu ở trẻ sơ sinh
Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là một dạng của viêm da tiết bã thường gặp khi trẻ sơ sinh được 3 tháng tuổi. Đây là tình trạng vô hại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nó có ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và có thể khiến bé cảm thấy khó chịu.
>>Xem thêm: Nhiệt độ, độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh ở mức nào là thích hợp?
Để phòng ngừa cứt trâu ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Chăm sóc tóc và da đầu: Thường xuyên vệ sinh tóc và da đầu cho trẻ để loại bỏ chất nhờn và các tế bào chết. Nhưng cũng không vì thế mà gội đầu cho trẻ quá nhiều vì như thế sẽ làm mất lớp da đầu tự nhiên bảo vệ làn da của trẻ.
- Dưỡng ẩm da đầu đúng cách: Để hạn chế tình trạng xuất hiện vảy trên da đầu trẻ bố mẹ có thể sử dụng các loại sản phẩm dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh để da bé luôn mềm mại và không bị khô.
- Giữ da đầu trẻ luôn thông thoáng: Trong những ngày thời tiết ấm áp, mát mẻ bố mẹ không nên đội mũ cho trẻ. Vì khi đội kín phần đầu của bé sẽ bị bí hơi làm ẩm da đầu. Nếu bắt buộc cần đội mũ, bố mẹ nên chọn loại mũ có chất liệu mềm mại, thoáng khí.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Các yếu tố bên ngoài môi trường như: khói bụi, hóa chất,… cũng là nguyên nhân làm gia tăng khả năng bị cứt trâu ở trẻ sơ sinh nên bố mẹ cần hạn chế cho bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại này.
Cứt trâu ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng xử lý nếu bố mẹ áp dụng đúng cách theo hướng dẫn của Moaz BéBé ở phía trên. Nếu bạn còn bất kỳ lo lắng nào, đừng ngần ngại, hãy để ý kiến của mình ngay dưới phần bình luận của bài viết để chúng ta cùng thảo luận nhé!