10 Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu – mẹ bầu nên biết!
Ba tháng đầu của thai kỳ được xem là giai đoạn “vàng” có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Việc nhận biết những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu sẽ giúp mẹ bầu yên tâm hơn trong hành trình mang thai. Vậy các dấu hiệu đó là gì? Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh trong tam cá nguyệt đầu tiên, hãy cùng Moaz BéBé tham khảo ngay nhé!
1. Vì sao 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng của thai nhi?
3 tháng đầu thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ nhất là thời điểm nhạy cảm nhất đối với thai nhi. Bởi lúc này, cơ thể người mẹ sẽ diễn ra nhiều thay đổi để sẵn sàng thích nghi với sự có mặt của thai nhi và các bộ phận quan trọng của cơ thể thai nhi cũng đang dần hình thành. Em bé đã bắt đầu có nhịp tim, não bộ và tủy sống cũng đang dần phát triển, tay, chân, các cơ quan khác cũng đang hình thành. Có thể nói, quá trình phát triển trong 3 tháng đầu thai kỳ của thai nhi có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoàn thiện của em bé sau này.
2. Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu
Nhận thấy, 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với thai nhi nên nhiều bố mẹ cảm thấy tò mò, không biết con mình có phát triển tốt hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này, bố mẹ có thể tham khảo một số dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng đầu sau:
2.1 Ốm nghén ở mức độ vừa phải
Ốm nghén là dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu. Trong thời gian này, lượng hormone trong cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, nhất là nồng độ hormone hCG tăng cao khiến mẹ bầu càng nhạy cảm hơn với mùi vị. Đây cũng là nguyên nhân trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ luôn cảm thấy buồn nôn, khó chịu gây ra nhiều bất tiện trong việc sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng buồn nôn, nôn ói không quá nghiêm trọng và vẫn đảm bảo được dinh dưỡng, thì đây là dấu hiệu thai phát triển bình thường.
2.2 Luôn có cảm giác buồn tiểu
Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu luôn cảm thấy buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần. Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu tốt báo hiệu thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tử cung tăng thể tích đã tạo sức ép lên thận và bàng quang. Mặc dù việc đi tiểu tiện nhiều lần khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi nhưng đừng vì thế mà hạn chế uống nước. Ngược lại, trong quá trình mang thai mẹ nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể và không nên nhịn tiểu.
2.3 Tăng cân đều theo tháng
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu có thể tăng từ 1-2 kg, tùy vào cơ địa từng người. Mẹ tăng cân đều đồng nghĩa với việc con được hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng từ mẹ, tức con cũng đang phát triển bình thường.
Mẹ có thể theo dõi cân nặng của mình thường xuyên để thấy được sự phát triển của thai nhi. Theo đó, mỗi tuần mẹ bầu có thể tăng thêm từ 0.3 – 0.5kg.
2.4 Cơ thể không xuất hiện triệu chứng bất thường
Tiếp theo, dấu hiệu thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu thai kỳ chính là việc mẹ bầu không gặp các triệu chứng bất thường như: đau bụng dữ dội, khí hư ra nhiều, tiểu buốt – tiểu rắt, bị chảy máu âm đạo bất thường hay có dấu hiệu sảy thai,…
Đây đều là những triệu chứng nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi nên trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ cần đặc biệt chú ý:
- Đau bụng ra máu: Đây chính là dấu hiệu của sự động thai hoặc thai ngoài dạ con, chửa trứng. Nếu gặp điều này mẹ cần đến thăm khám bác sĩ ngay tránh để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Ra khí hư, ngứa âm đạo: Có thể mẹ bầu đã bị viêm âm đạo do thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu cần vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tiểu buốt, tiểu rắt: Đây là những triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm đường tiết niệu.
- Nghén nặng: Tình trạng nôn ọe, mệt mỏi quá mức sẽ khiến mẹ bầu không còn năng lượng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
2.5 Nhịp tim thai ổn định
Thông thường, từ tuần thứ 6-7 của thai kỳ, tim thai bắt đầu hoạt động với nhịp tim dao động từ 110-160 nhịp/phút. Thực hiện khám thai định kỳ nếu siêu âm phát hiện nhịp tim thai ổn định chứng tỏ thai nhi đang phát triển khỏe mạnh – đây là một dấu hiệu quan trọng, bố mẹ không nên bỏ qua.
2.6 Chỉ số đường huyết ổn định
Đây là tín hiệu tích cực báo hiệu thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Chỉ số đường huyết có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé:
- Nếu mẹ bầu có chỉ số đường huyết quá cao sẽ bị tiểu đường thai kỳ. Điều này sẽ gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu, thai nhi có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.
- Nếu mẹ bầu có chỉ số đường huyết thấp chứng tỏ chế độ dinh dưỡng mẹ đang áp dụng chưa phù hợp. Mẹ thiếu dưỡng chất chính là nguyên nhân khiến thai nhi không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó có thể dẫn đến suy thai hoặc thai phát triển kém.
2.7 Cơ thể mệt mỏi, đau nhức
Khi mang thai tử cung của mẹ có nhiều thay đổi rõ rệt. Trong số đó, chính là sự thay đổi về kích thước để sẵn sàng cho sự phát triển của thai nhi trong những giai đoạn tiếp theo. Vì thế, khi tuổi thai nhi tăng lên, em bé phát triển lớn hơn tử cung cung sẽ to lên và dài ra. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau nhức.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ có thể gặp các tình trạng như đau lưng, đau bụng dưới, tê tay chân,… do vùng xương chậu, các mạch máu, hệ thống dây thần kinh,… bị thai nhi chèn lên gây ra sức ép. Ngoài ra, mẹ bầu có thể cảm thấy ngực căng tức hơn, kích thước vòng một tăng lên, da dẻ hồng hào hơn do sự gia tăng hormone thai kỳ. Đây cũng là dấu hiệu tốt cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường.
2.8 Phần bụng to dần lên
Ở tam cá nguyệt thứ nhất, mặc dù nhìn vào mắt thường thấy vòng bụng của mẹ chưa lớn lắm nhưng nếu theo dõi số đo thường xuyên, mẹ cũng sẽ thấy được sự thay đổi kích thước vòng bụng theo thời gian. Thai nhi hấp thụ dưỡng chất tốt và phát triển khỏe mạnh ngày một lớn dần, cùng với đó là bánh nhau, nước ối, thể tích ối,… cũng dần dần tăng lên nên bụng mẹ bầu cũng lớn hơn từng ngày.
2.9 Tăng khả năng thèm ăn và hấp thụ dưỡng chất tốt
Nhiều mẹ bầu bắt đầu có cảm giác thèm ăn đặc biệt là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nếu cơ thể hấp thụ thức ăn tốt mà không bị nôn, ốm nghén nhiều thì đó là dấu hiệu thai nhi đang lớn lên khỏe mạnh, bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
2.10 Các chỉ số cơ thể phát triển bình thường
Đây cũng là dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu. Trong quá trình thăm khám siêu âm, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và siêu âm cần thiết. Dựa vào kết quả trả về, nếu các chỉ số phát triển bình thường thì chứng tỏ em bé đang phát triển rất tốt.
Mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ đặc biệt là các mốc tuần thai quan trọng để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng phát triển của thai nhi cũng như kiểm soát được các dị tật nếu có.
3. Dấu hiệu thai nhi ngừng phát triển trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu, bên cạnh những dấu hiệu mang thai chứng tỏ thai nhi phát triển tốt kể trên, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến các dấu hiệu cảnh báo tình trạng thai nhi ngừng phát triển như:
- Đau bụng dưới kéo dài, ra máu bất thường hoặc ra dịch tiết màu nâu đen
- Mất dần các triệu chứng ốm nghén, căng tức ngực hoặc không cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể như trước
- Bác sĩ không nghe thấy tim thai
- Khi siêu âm không phát hiện sự tăng trưởng của thai nhi theo tuần tuổi
Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời, giúp xác định nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp
4. Các lưu ý quan trọng để mẹ khỏe – thai nhi phát triển tốt
Dựa vào các dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng đầu vẫn chưa đủ để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai. Vì thế, để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn uống lành mạnh, lối sống sinh hoạt khoa học:
>> Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì? Thực phẩm tốt nhất cho mẹ
- Dinh dưỡng đầy đủ: Bổ sung axit folic, sắt, canxi, DHA, protein để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
- Khám thai định kỳ: Kiểm tra sức khỏe mẹ và bé theo đúng các mốc tuần tuổi thai quan trọng bác sĩ khuyến nghị.
- Hạn chế căng thẳng: Giữ tâm lý thoải mái giúp hormone thai kỳ hoạt động ổn định.
- Vận động nhẹ nhàng: Yoga bầu hoặc đi bộ giúp cải thiện sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Những dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng đầu giúp mẹ bầu yên tâm hơn về tình trạng thai nhi. Nếu mẹ bầu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Hy vọng các thông tin Moaz BéBé chia sẻ thật sự hữu ích. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh!