SELECT MENU

Dị ứng sữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Moaz BéBé - - 279

Dị ứng sữa ở trẻ là một trong những triệu chứng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn tương đối chủ quan và không quá quan trọng trong việc điều trị, phòng ngừa bệnh lý này khiến triệu chứng bệnh càng thêm nghiêm trọng. Để hiệu rõ hơn về dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

Khái niệm dị ứng sữa ở trẻ

Dị ứng sữa ở trẻ nhỏ là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các protein có trong sữa động vật, thường là sữa bò. Dị ứng sữa khiến cơ thể trẻ khó chịu gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tình trạng dị ứng này có thể do di truyền từ cha mẹ hoặc do cơ địa và môi trường sống của trẻ.

Dị ứng sữa có thể gây suy nhược, thiếu dinh dưỡng và đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ dị ứng sữa là gì và triệu chứng của bệnh nhằm đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể khuyên cha mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc chuyển sang các loại sữa không chứa protein bò như sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạt dẻ…

Dị ứng sữa gây khó chịu ở trẻ nhỏ

Dị ứng sữa gây khó chịu ở trẻ nhỏ

Triệu chứng trẻ bị ứng sữa

Dị ứng sữa sẽ gây ra nhiều triệu chứng dễ nhận thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các triệu chứng này có thể xảy ra sau khi uống sữa vài phút đến vài giờ. Cụ thể những triệu chứng trẻ bị dị ứng sữa phổ biến nhất phải kể đến như:

  • Trẻ có dấu hiệu phát ban, nổi mề đay, chàm hoặc da lấm tấm đỏ.
  • Trẻ ho nhiều, có triệu chứng khó thở, thở khò khè hoặc triệu chứng nhẹ hơn là nghẹt mũi hoặc viêm mũi dị ứng.
  • Trẻ có thể bị nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.
  • Tình trạng dị ứng sữa lâu ngày dẫn đến suy nhược, thiếu dinh dưỡng hoặc sốc phản vệ.

Nguyên nhân trẻ dị ứng sữa

Nguyên nhân gây dị ứng sữa ở trẻ là do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các protein có trong sữa động vật, thường là sữa bò. Ngoài ra, dị ứng sữa ở trẻ có thể là do di truyền từ cha mẹ. Nếu mẹ hoặc cha đã từng dị ứng với sữa bột lúc còn nhỏ thì có khoảng 50 – 80% cơ hội trẻ cũng thừa hưởng những biểu hiện tương tự. Cách xuất hiện các bệnh dị ứng còn phụ thuộc vào cơ địa, môi trường sống và chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.

Cơ chế dị ứng sữa

Ngoài triệu chứng dị ứng sữa, các bậc cha mẹ còn thường quan tâm đến cơ chế hoạt động của loại dị ứng này.Theo nghiên cứu, sữa bò có thành phần gồm hai loại protein chính có thể gây dị ứng cho trẻ bao gồm casein và whey. Hệ miễn dịch ở một số trẻ bị dị ứng có thể đã tự cho rằng một trong hai loại protein này gây hại cho cơ thể nên đã sản xuất các kháng thể IgE nhằm chống lại chúng.

Nếu những protein trong sữa gây dị ứng lại xuất hiện, các protein này sẽ bị nhận diện ngay bởi những kháng thể IgE. Khi nhận ra tác nhân gây dị ứng, cơ thể sẽ tự kích hoạt, giải phóng histamin tạo ra tình trạng dị ứng lâm sàng.

Trẻ chủ yếu thường bị dị ứng sữa bò

Trẻ chủ yếu thường bị dị ứng sữa bò

Đối tượng có thể gặp dị ứng sữa

Đối tượng có thể gặp dị ứng sữa là mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Tuy nhiên, dị ứng sữa thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Trẻ sơ sinh có thể sẽ bị dị ứng với sữa mẹ hoặc sữa công thức, sữa bột. Ngoài ra, một số nhóm khác có thể bị dị ứng sữa tươi, sữa bò hoặc các loại sữa động vật khác như sữa dê, cừu.

Nhìn chung, các trẻ dưới đây sẽ có nguy cơ cao hơn mắc dị ứng sữa so với các trẻ khác:

  • Trẻ có thành viên trong gia đình bị dị ứng với sữa.
  • Trẻ sinh non, có sức đề kháng kém, biếng ăn, suy dinh dưỡng.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và chưa thể tiêu hóa được các protein trong sữa.
  • Trẻ có cơ địa dị ứng với bất kỳ một tác nhân nào vì hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm và phản ứng với các protein trong sữa.
  • Trẻ bị viêm da dị ứng mãn tính vì trẻ có nguy cơ cao bị dị ứng với các loại sữa động vật.

Cách phòng ngừa dị ứng sữa

Cách phòng ngừa dị ứng sữa ở trẻ nhỏ là một vấn đề quan trọng mà nhiều bố mẹ quan tâm. Một số cách phòng ngừa dị ứng sữa cha mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Tránh hoàn toàn thực phẩm gây dị ứng: Nếu biết trẻ bị dị ứng với sữa bò hoặc các loại sữa động vật khác, cha mẹ nên loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm chứa protein sữa khỏi chế độ ăn của trẻ. Đồng thời, cũng nên tránh các thực phẩm có thể gây phản ứng chéo với sữa, như chuối, kiwi, bơ, cao su…
  • Nếu mẹ đang cho con bú, không ăn những thức ăn mà trẻ bị dị ứng: Nếu trẻ bị dị ứng với sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ nên kiểm tra lại chế độ ăn của mình và loại bỏ những thức ăn có chứa protein sữa hoặc các thực phẩm khác mà trẻ bị dị ứng. Mẹ cũng nên giảm những đồ ăn giàu protein và canxi để hạn chế tình trạng dị ứng xảy ra cho bé.
  • Đưa trẻ đi tầm soát dị ứng bằng cách kiểm tra lấy da và xét nghiệm máu: Để biết chắc chắn rằng trẻ có bị dị ứng sữa hay không, cha mẹ nên đưa trẻ đi tầm soát dị ứng bằng cách kiểm tra lấy da và xét nghiệm máu. Các xét nghiệm này có thể xác định được loại protein gây dị ứng và độ nhạy cảm của trẻ.
Chú ý các cách phòng ngừa dị ứng sữa ở trẻ em 

Chú ý các cách phòng ngừa dị ứng sữa ở trẻ em 

Biện pháp chẩn đoán dị ứng sữa

Để chẩn đoán dị ứng sữa, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Khai thác triệu chứng lâm sàng, bệnh sử, tiền sử dị ứng: Bác sĩ sẽ hỏi về các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân sau khi tiêu thụ sữa hoặc các sản phẩm chứa sữa, thời gian xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của chúng.
  • Thử nghiệm chích da: Đây là xét nghiệm phổ biến để kiểm tra dị ứng. Bác sĩ sẽ chích một lượng nhỏ protein gây dị ứng vào da của bệnh nhân và quan sát phản ứng. Nếu vùng da thử nghiệm sưng, đỏ trong vòng 15-20 phút, thì chứng tỏ đã xảy ra phản ứng dị ứng sữa.
  • Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm để đo lượng kháng thể IgE trong máu của bệnh nhân khi tiếp xúc với protein gây dị ứng. Mức IgE cao cho thấy bệnh nhân có khả năng bị dị ứng.
  • Thử nghiệm thực phẩm: Đây là xét nghiệm để kiểm tra phản ứng của cơ thể khi tiêu thụ một lượng nhỏ thực phẩm gây dị ứng. Bác sĩ sẽ theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân và tăng dần lượng thực phẩm cho đến khi xuất hiện phản ứng hoặc không có phản ứng.

Cách điều trị dị ứng sữa

Bé bị dị ứng sữa bao lâu thì khỏi tuỳ thuộc vào tình trạng dị ứng và cách điều trị. Nhìn chung, các cách chữa dị ứng sữa về cơ bản như sau:

  • Tránh hoàn toàn sữa và các sản phẩm chứa protein sữa khỏi chế độ ăn uống của bạn. Cha mẹ nên chú ý đọc kỹ nhãn thành phần của các thực phẩm trước khi mua hoặc ăn.
  • Kiểm tra lại chế độ ăn của người mẹ và loại bỏ những thức ăn có chứa protein sữa hoặc các thực phẩm khác mà con bạn bị dị ứng.
  • Điều trị với thuốc kháng histamin, thuốc có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng của bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu trẻ bị sốc phản vệ do dị ứng sữa, bạn cần được đưa đến phòng cấp cứu càng nhanh càng tốt. Bác sĩ có thể sẽ tiêm thuốc adrenalin để mở rộng đường hô hấp và giảm viêm. Ngoài ra, nếu tình trạng nặng trẻ sẽ cần thở oxy, dịch truyền hoặc thuốc khác để điều trị các triệu chứng nguy hiểm.

Dị ứng với sữa có thể đến từ nguyên nhân do cha mẹ chưa biết cách vệ sinh, tiệt trùng dụng cụ pha sữa, bảo quản sữa cho bé. Vì vậy, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị triệu chứng dị ứng sữa bạn cần chú ý trong việc vệ sinh bình sữa, dụng cụ pha sữa cho trẻ mỗi ngày.

Sử dụng máy úp bình sữa và tiệt trùng sấy khô tia UVC Moaz BeBe MB – 044 là lựa chọn tối ưu được nhiều gia đình trẻ ưa chuộng hiện nay. Thiết bị này có kích thước nhỏ gọn, thiết kế thông minh phù hợp với mọi không gian trong gia đình.

Máy úp bình sữa và tiệt trùng sấy khô tia UVC Moaz BeBe MB – 044 được các mẹ bỉm sữa ưa chuộng

Máy úp bình sữa và tiệt trùng sấy khô tia UVC Moaz BeBe MB – 044 được các mẹ bỉm sữa ưa chuộng

Máy úp bình sữa và tiệt trùng sấy khô tia UVC là thiết bị tuyệt vời giúp mẹ tiệt trùng, sấy khô và bảo quản bình sữa. Cha mẹ chỉ cần rửa sạch các vật dụng pha sữa cho trẻ rồi đưa chúng vào máy, chọn quy trình làm việc là hoàn tất. Với công nghệ sấy khô tiệt trùng hiện đại, mọi vi khuẩn trên vật dụng cần vệ sinh sẽ được loại bỏ gần như hoàn toàn.

Ngoài sấy khô bình sữa, máy úp bình sữa và tiệt trùng sấy khô tia UVC Moaz BeBe MB – 044 còn được ứng dụng để tiệt trùng sấy khô các dụng cụ ăn dặm, đồ gặm nướu cho trẻ nhỏ. Nhờ sở hữu thiết bị này, mẹ bỉm sữa có thể hoàn toàn an tâm trong việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Ngoài ra, việc tiệt trùng sấy khô bằng thiết bị chuyên dụng cũng giúp mẹ tiết kiệm tối đa thời gian và công sức của mình.

Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh lý dị ứng sữa, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa. Nhìn chung, đây là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh không quá nghiêm trọng nếu cha mẹ phát hiện kịp thời và điều trị sớm. Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết này sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về triệu chứng bệnh và nắm rõ cách điều trị, phòng ngừa bệnh để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý