SELECT MENU

Cách giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu cho mẹ bầu

Cao Thao - - 5

Mẹ bầu 3 tháng đầu thường cảm thấy mệt mỏi vì cơ thể đang có nhiều thay đổi và thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Vì thế, gia đình cùng mẹ bầu nên tìm những biện pháp giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu, giúp chị em phụ nữ trải qua một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

1. Các vấn đề gây mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm cho mẹ bầu 3 tháng đầu tiên bị mệt mỏi, trong đó phải kể tới:

Các vấn đề gây mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu

1.1 Nghén khi mang thai

Buồn nôn hoặc nôn là triệu chứng nhiều chị em phụ nữ gặp khi mang thai, thường được gọi chung là ốm nghén. Việc này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố (hormone) trong thai kỳ và phổ biến ở giai đoạn cơ thể chưa thích nghi, tức là vào khoảng 3 tháng đầu mang thai.

Những triệu chứng của nôn nghén có thể biến mất vào tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng cũng có trường hợp tiếp tục kéo dài đến cuối thai kỳ. Nôn nghén làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, không thể ăn uống được.

1.2 Đau nhức cơ thể

Khi thai nhi lớn dần lên, mẹ bầu càng cần thêm nhiều năng lượng để cung cấp cho con, nên cơ thể rất dễ bị đau nhức. Đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ khả năng cao mẹ bầu bị thiếu sắt, cần được bổ sung ngay lập tức và liều lượng phù hợp, theo hướng dẫn của bác sĩ.

1.3 Bà bầu bị khó thở hụt hơi tháng đầu

Do áp lực từ tử cung tăng dần mà mẹ bầu thường xuyên bị khó thở. Điều này dẫn đến việc mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, hụt hơi trong những tháng đầu tiên khi mang thai.

Nếu khó thở liên tục và kéo dài, hoặc làm cho mẹ bầu thấy đau nhói khi hít vào thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay, do có nguy cơ bị thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi).

Bà bầu bị khó thở hụt hơi tháng đầu

1.4 Khó tiêu và ợ nóng

Sự thay đổi nồng độ hormone làm chậm hệ tiêu hóa, có thể gây suy yếu cơ thắt dạ dày và tử cung, thậm chí là tắc nghẽn dạ dày. Việc này dẫn đến tình trạng bị ợ nóng và thậm chí là có cảm giác nóng rát từ dạ dày dâng lên cổ họng cho các mẹ bầu. Điều này làm cho mẹ bầu không muốn ăn uống, cảm thấy khó chịu khi ăn uống, lâu dần dẫn đến mệt mỏi.

1.5 Chóng mặt, choáng váng

Do tử cung đang phát triển để tạo thêm nhiều không gian cho thai nhi, nên càng cần nhiều máu hơn. Tình trạng này dẫn đến việc mẹ bầu bị tụt huyết áp, thường xuyên thấy chóng mặt, choáng váng và mệt mỏi.

2. Mẹ bầu mệt mỏi khi mang tháng 3 tháng đầu nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Trong đó phải kể đến sự tăng lên của nồng độ hormone Progesterone, khiến cho những cơ hệ tiêu hóa bị giãn ra. Tình trạng này làm cho lượng thức ăn ở dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn và nôn.

nguyên nhân mẹ bầu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu

Khi tình trạng này kéo dài thường xuyên, sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Chưa kể, nếu nôn nhiều còn làm cho mẹ bầu bị mất nước, mất chất điện giải và không giữ được thức ăn trong dạ dày. Vì thế làm cho mẹ bầu dễ bị suy nhược vì thiếu nước và chất dinh dưỡng.

Buồn nôn, ốm nghén thường xuyên khi ngửi thấy mùi thức ăn còn làm cho mẹ bầu khó chịu, không muốn ăn uống, nên có nguy cơ không ăn uống đủ chất, không tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể và bào thai đang phát triển. Tình trạng này kéo dài làm cho mẹ bị suy nhược, mệt mỏi, lờ đờ và thiếu ngủ trong 3 tháng đầu.

3. Cách giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu cho mẹ bầu

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên bị mệt mỏi và suy nhược. Nếu như không có biện pháp cải thiện thì mẹ sẽ không thể đủ sức để nuôi dưỡng thai nhi, cũng như không bảo vệ được bản thân. Vậy nên mẹ bầu cùng gia đình cần tìm một số biện pháp khắc phục, giảm mệt mỏi khi mang thai như:

Cách giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu

3.1 Cải thiện chế độ ăn uống

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu cần xây dựng và duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng. Đây là cách giúp mẹ bầu giảm các cơn ốm nghén, giữ cho cơ thể luôn có nhiều năng lượng, chống mệt mỏi.

Nếu việc ăn uống làm mẹ bầu hơi khó chịu, có thể chia nhỏ những bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày. Đồng thời ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, súp hoặc sữa. Ngoài ra, nên ăn nhiều chất xơ như bí đỏ, khoai lang, bưởi.

Gia đình cần đảm bảo mẹ bầu nhận được khoảng 1800 – 2000 Calo mỗi ngày để duy trì sức khỏe. Nếu cảm thấy mệt mỏi đến không muốn ăn uống thì có thể bổ sung nước và điện giải qua đường truyền tĩnh mạch,. Ví dụ như mẹ bầu có thể sử dụng dung dịch như Ringer Lactate hoặc glucose 5%.

Mỗi ngày, mẹ bầu cần nạp vào cơ thể từ 1600 – 2000 ml nước, có thể uống thêm nước ép trái cây để tăng cường vitamin C và các dưỡng chất khác, đồng thời có thể tăng sức đề kháng, nhận được thêm sắt, giảm nguy cơ thiếu máu.

3.2 Vận động và nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng để giảm các cơn mệt mỏi. Mỗi ngày phụ nữ mang thai có thể tập luyện khoảng 30 – 45 phút, những bài tập nhẹ như đi bộ hoặc hít thở, yoga dành cho bà bầu. Đây là cách cải thiện chất lượng giấc ngủ, tốt cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu, giảm mệt mỏi.

mẹ bầu nên vận động và nghỉ ngơi hợp lý

Cùng với vận động, mẹ bầu cũng cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Mỗi ngày, mẹ bầu nên đi ngủ sớm, trước 22h là phù hợp, để cơ thể có thêm nhiều thời gian phục hồi và nuôi dưỡng thai nhi, cũng như giúp các nội tiết tố hoạt động hiệu quả.

3.3 Chăm sóc bản thân

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu đừng để bản thân quá áp lực hay căng thẳng. Bên cạnh đó nên mặc những trang phục thoải mái, rộng rãi để giúp cơ thể dễ chịu hơn trong suốt thai kỳ. Khi đi ngủ có thể dùng những loại gối ôm chuyên dụng cho mẹ bầu.

>> Xem thêm: Bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu có sao không? Giải đáp một số vấn đề khi mang thai

Giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu giúp mẹ bầu ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng, sẵn sàng cho cả 1 thai kỳ khỏe mạnh. Vì thế, xin mời tham khảo những chia sẻ trên để có biện pháp ứng phó hiệu quả nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý