SELECT MENU

Hâm nóng sữa mẹ bị mất chất không? Hâm nhiều lần được không?

Cao Thao - - 858

Bé bú trực tiếp sữa mẹ sẽ giúp hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng có trong sữa. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà có thể mẹ không cho bé bú trực tiếp được, mẹ phải vắt sữa và trữ đông sữa để bé sử dụng. Sữa khi bảo quản cần phải hâm nóng trước khi cho bé bú. Vậy hâm nóng sữa mẹ bị mất chất không? Một số điều cần lưu ý khi hâm nóng sữa mẹ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Hâm nóng sữa mẹ có bị mất chất không?

Sau khi bảo quản lạnh sữa mẹ có thể sẽ có hiện tượng tách béo, đông đá, nhiệt độ sữa thấp không thể cho bé bú trực tiếp mà cần hâm nóng lại. Hâm nóng sữa không làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa mà còn cần thiết cho trẻ.

Hâm nóng sữa mẹ có bị mất chất không?

Hâm nóng sữa mẹ có bị mất chất không?

Sữa sau khi bảo quản ở nhiệt độ thấp phải hâm nóng đến mức nhiệt 37 độ C – 40 độ C. Việc hâm nóng này sẽ giúp bé ăn ngon hơn, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Bảo vệ sức khỏe của bé yêu. Đồng thời hòa tan các chất dinh dưỡng đã bị tách ra trong quá trình bảo quản.

Lý do nên hâm nóng sữa mẹ lên 37 độ C? Bởi khi bé bú trực tiếp sữa mẹ có nhiệt độ tương ứng với cơ thể. Khi bé bú sữa có hương vị và nhiệt độ sữa từ bầu ngực mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng và thoải mái hơn.

Chính vì thế việc hâm nóng sữa mẹ là cần thiết và không bị mất chất.

2. Sữa mẹ có hâm đi hâm lại nhiều lần được không? Sữa mẹ hâm lại được mấy lần?

Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng? Sữa mẹ sau khi vắt ra có thể cho bé bú luôn mà không cần hâm nóng. Sau khi vắt ra sữa mẹ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 4 tiếng, nếu thời tiết nóng thì để không quá 1 giờ.

Sữa mẹ để ngăn mát có cần hâm nóng? Đối với sữa mẹ đã vắt ra và bảo quản lạnh thì ba mẹ cần hâm nóng đến 37 độ C cho bé bú. Nếu bé bú không hết mẹ nên đổ bỏ không hâm lại nhiều lần.

Chỉ hâm lại sữa mẹ đã bảo quản lạnh 1 lần duy nhất và không nên hâm đi hâm lại sữa mẹ nhiều lần. Bởi, việc hâm đi hâm lại sữa mẹ nhiều lần sẽ làm giảm đi đáng kể các chất dinh dưỡng có trong sữa, đặc biệt là các kháng thể giúp bé chống lại bệnh tật. Ngoài ra, quá trình hâm đi hâm lại này còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây hại cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Sữa sau khi hâm nóng cần sử dụng ngay hoặc sử dụng trong vòng 1 giờ đồng hồ. Sữa rã đông không nên cấp đông trở lại. Chính vì thế, mẹ nên ước lượng dung tích sữa bé sử dụng để tránh lãng phí.

Vậy sữa mẹ có hâm đi hâm lại nhiều lần được không? Khẳng định là “Không”.

Sữa mẹ hâm đi hâm lại nhiều lần dẫn đến mất chất

Sữa mẹ hâm đi hâm lại nhiều lần dẫn đến mất chất

3. Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ sơ sinh. Vì thế việc hâm nóng sữa mẹ cần thực hiện đúng cách, đặc biệt là về vấn đề thời gian. Trong đó có nhiều mẹ băn khoăn về việc sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không. 

Về câu hỏi này, các chuyên gia dinh dưỡng đã cho đáp án như sau: Sữa mẹ hâm nóng trong 2 tiếng có thể làm biến đổi những thành phần dinh dưỡng, phá hủy cấu trúc vitamin và suy giảm chất lượng của sữa mẹ. Để sữa mẹ trong môi trường nhiệt độ cao thời gian dài sẽ làm phân hủy protein, vitamin trong sữa, khiến cho giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ bị suy giảm. 

Hơn nữa, dù để sữa mẹ trong môi trường nhiệt độ ấm thì vi khuẩn vẫn có khả năng phát triển được. Chúng có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe của bé, làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ không nên hâm nóng sữa mẹ quá lâu. Thời gian tốt nhất là: 

  • 3 – 5 phút dành cho sữa mẹ đã được bảo quản ở nhiệt độ phòng (tốt nhất dưới 25 độ) 
  • 6 – 8 phút dành cho sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. 
  • 10 phút dành cho sữa mẹ đã được bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng phải quan tâm đến những vấn đề như lượng sữa. Ví dụ như sữa 200ml nên hâm nóng trong 5 – 7 phút, bình sữa dung tích 400ml thì phải hâm nóng trong 7 – 10 phút. 

Một số lưu ý khi hâm sữa mẹ về thời gian, chất liệu bình sữa và dung tích

Chưa kể, chất liệu bình sữa cũng có ảnh hưởng nhất định. Ví dụ như bình thủy tinh cần thời gian hâm nóng lâu hơn bình nhựa. Và cha mẹ không nên chọn các loại bình sữa nhựa rẻ tiền vì sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe của bé. 

4. Sai lầm khi hâm nóng sữa mẹ nên tránh

4.1 Hâm sữa bằng nước quá nóng

Hâm nóng sữa bằng nước có nhiệt độ cao mắc dù tiết kiệm thời gian nhưng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa. Chỉ nên hâm nóng sữa ở nước 40 độ C.

4.2 Hâm sữa mẹ bằng cách để vào nước đun sôi

Một số mẹ thường có thói quen đun nước sôi hoặc sử dụng nước trong phích, đặt trực tiếp bình sữa vào nước sôi. Thói quen hâm sữa này cực kì nguy hiểm không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, khiến bé bị tiêu chảy.

>> Tham khỏa: Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ không cần máy nhanh chóng từ A – Z

4.3 Hâm sữa quá lâu 

Máy hâm sữa là sản phẩm hiện đại giúp mẹ hâm sữa dễ dàng, khoa học. Nhưng chính vì điều đó mà nhiều mẹ chủ quan, hâm sữa trong thời gian quá lâu. Theo nghiên cứu, không nên hâm nóng sữa quá 1 tiếng tránh sữa bị lên men, mất chất, biến đổi chất.

>> Tham khảo: Sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu

Không nên hâm sữa mẹ quá lâu

Không nên hâm sữa mẹ quá lâu

4.4 Hâm nóng sữa mẹ nhiều lần

Sữa mẹ chỉ nên hâm nóng 1 lần, nếu không sử dụng hết mẹ hãy đổ bỏ.

4.5 Hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng

Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng khiến nhiệt độ không đồng đều. Nhiệt độ tăng nhanh, nếu bình sữa không đảm bảo có thể biến đổi chất hoặc biến dạng. Sữa hâm nóng bằng lò vi sóng nhiệt độ quá cao mất đi chất dinh dưỡng. Sữa nhanh chóng phá hủy vitamin và kháng thể thiết yếu.

>> Xem thêm: Hâm sữa cho bé bằng lò vi sóng có được không? Cần lưu ý gì?

>> Xem thêm: Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu?

5. Hướng dẫn cách hâm nóng sữa mẹ để không bị mất chất

Dưới đây là một số cách hướng dẫn cách hâm nóng sữa mẹ để không bị mất chất:

5.1 Đối với phương pháp hâm sữa thông thường

  • Hâm nóng vào nước ấm khoảng 40 độ C. Trước khi hâm nóng nhớ lắc đều để các chất bị tách béo hòa tan lại. Lưu ý chú ý không để nước quá nguội hay quá nóng.
  • Đối với sữa trữ đông đá. Trước khi hâm nóng hãy để xuống tủ mát trước từ 8 – 12 tiếng để sữa hóa lỏng. Sau đó hâm sữa theo phương pháp thông thường như trên.

5.2 Hâm sữa bằng máy hâm sữa

  • Vệ sinh khay hâm sữa của máy sạch sẽ.
  • Đổ nước vào khoang hâm sữa trước khi hâm.
  • Đặt bình sữa vào khoang hâm sữa.
  • Cài đặt nhiệt độ, thời gian hâm sữa (lưu ý nên hâm sữa ở mức nhiệt 37 – 40 độ C).
  • Không nên hâm sữa quá lâu. Và không hâm sữa lại nhiều lần (kể cả sữa mẹ hay sữa công thức).
Hướng dẫn cách hâm nóng sữa mẹ để không bị mất chất

Hướng dẫn cách hâm nóng sữa mẹ để không bị mất chất

5.3 Hâm sữa đông đá bằng máy hâm sữa

  • Nếu máy hâm sữa có tính năng hâm sữa rã đông thì mẹ có thể cho trực tiếp sữa vào khoang hâm sữa. (Tuy nhiên, theo khuyến cáo bố mẹ vẫn nên rã đông sữa về dạng lỏng trước khi hâm nóng).
  • Với máy hâm sữa không có chức năng rã đông. Bố mẹ nên để sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh trước 8 -12 tiếng.

Cảm ơn bố mẹ đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu còn thắc mắc Hâm nóng sữa mẹ có bị mất chất không? Bố mẹ có thể liên hệ với Moaz BéBé để được giải đáp nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý