SELECT MENU

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Cao Thao - - 8

Bị hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu có thể là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi bệnh lý kéo dài thì có thể là dấu hiệu nguy hiểm, cần có những biện pháp xử lý kịp thời. Do đó mẹ bầu cùng gia đình nên kiểm tra để xác định nguyên nhân và có cách xử lý an toàn.

1. Hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường dễ bị hắt hơi sổ mũi, vì cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, nên hệ miễn dịch thường kém đi và dễ mắc bệnh hơn, mà trong đó chủ yếu là cảm cúm và viêm đường hô hấp hi thời tiết thay đổi. Nếu không đi kèm triệu chứng sốt, ho, đau họng thì có thể không đáng lo, bởi đây là dấu hiệu mẹ bầu bị dị ứng thời tiết và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của thai nhi.

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, nếu đi kèm với các triệu chứng trên thì có thể là dấu hiệu mẹ bầu viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra. Nếu không điều trị kịp thời, virus và vi khuẩn sẽ xâm nhập theo đường máu vào bào thai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như dị tật thai nhi hoặc tăng nguy cơ sảy thai. Đó là lý do, mẹ bầu nên thăm khám ngay lập tức.

2. Nguyên nhân mẹ bầu 3 tháng đầu bị cảm sổ mũi

Biết được nguyên nhân mẹ bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi sẽ giúp gia đình có biện pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời hơn. Mà nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này thường là do:

2.1 Suy giảm hệ miễn dịch

Cơ thể người mẹ trong 3 tháng đầu mang thai có những sự thay đổi đột ngột về hệ miễn dịch, nên sức đề kháng bị giảm sút, do còn phải bảo vệ thêm cho cả thai nhi. Điều này đã tạo cơ hội cho những loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh dễ dàng tấn công vào cơ thể hơn lúc bình thường.

2.2 Thay đổi nội tiết khi mang thai

Nội tiết tố Estrogen sẽ có sự thay đổi thất thường trong 3 tháng đầu mang thai. Nếu lượng Estrogen tăng cao sẽ khiến cho màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy, làm cho mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi, đôi khi bị nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Nguyên nhân mẹ bầu 3 tháng đầu bị cảm sổ mũi

2.3 Thời tiết thay đổi thất thường

Thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là từ nóng sang lạnh hoặc những ngày mưa ẩm, là điều kiện lý tưởng để virus gây cảm cúm phát triển. Mẹ bầu nếu không giữ ấm tốt rất dễ bị cảm lạnh, sổ mũi.

2.4 Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi

Khói bụi, ô nhiễm không khí hoặc mùi hóa chất cũng là yếu tố khiến mẹ dễ bị kích ứng mũi, dẫn đến sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi.

3. Cách trị sổ mũi cho bà bầu 3 tháng đầu theo dân gian

Tùy theo tình trạng sức khỏe và những triệu chứng đi kèm mà mẹ bầu cùng gia đình có các biện pháp khắc phục hợp lý và hiệu quả, cụ thể là:

Cách trị sổ mũi cho bà bầu 3 tháng đầu

3.1 Hắt hơi sổ mũi do cúm, hen suyễn

Đối với những trường hợp mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi và xuất hiện cả những triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thông qua các dấu hiệu để có biện pháp can thiệp phù hợp và xử lý an toàn, giúp sức khỏe mẹ và thai nhi không bị ảnh hưởng.

3.2 Hắt hơi sổ mũi do cảm lạnh, viêm mũi

Nếu mẹ bầu bị hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh hoặc viêm mũi thì có thể sử dụng những biện pháp sau để khắc phục, chữa khỏi:

Xông mũi, để làm thông mũi nhanh chóng và an toàn. Gia đình chỉ cần chuẩn bị nước cốt gừng tươi và nước nóng, sau đó đặt bát nước nóng cách mũi khoảng 50cm rồi nhỏ nước cốt gừng tươi vào cho đến khi nước nguội là được.

Rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày để loại bỏ chất nhầy trong mũi, giảm cảm giác khó chịu, giúp mũi thông thoáng và hoạt động hiệu quả hơn.

Cách trị sổ mũi cho bà bầu 3 tháng đầu

Uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm, ngăn chặn nước mũi đọng lại tại cổ họng, tránh gây viêm họng cho mẹ bầu. Gia đình có thể thêm một chút chanh và mật ong để uống cùng.

Ăn cháo giải cảm với tía tô, hành và hạt tiêu, có tác dụng làm ấm cơ thể, ra mồ hôi, trị ho, long đờm. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm hay bị dọa sảy hoặc có dấu hiệu động thai thì nên hạn chế món ăn này.

3.3 Không được tự ý mua thuốc, giữ tinh thần thoải mái

Mẹ bầu đừng quá căng thẳng nếu hắt hơi sổ mũi trong 3 tháng đầu, mà nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám trực tiếp. Và nhất định phải ghi nhớ, không được tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào trước khi bác sĩ kê đơn.

4. Khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ

Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể gặp phải triệu chứng hắt hơi sổ mũi và đó có thể là hiện tượng cảm cúm hoặc viêm đường hô hấp bình thường, nên mẹ bầu không cần lo lắng. Nhưng nếu kèm theo sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, người đau nhức thì có thể dấu hiệu mẹ bầu viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra.

Các tác nhân này sẽ xâm nhập theo đường máu vào bào thai và gây ra những biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc dị tật thai nhi. Đó là lý do mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

5. Cách phòng ngừa hắt hơi, sổ mũi khi mang thai

Mắc bệnh cảm cúm khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu mẹ bầu và gia đình không có biện pháp can thiệp, để xảy ra kéo dài. Vì thế, để an toàn thì tốt nhất gia đình nên có các biện pháp phòng ngừa cảm cúm khi mang thai. Để tránh suy giảm hệ miễn dịch cho mẹ bầu 3 tháng đầu thì có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

Cách phòng ngừa cảm cúm cho mẹ bầu

Tiêm phòng cúm trong giai đoạn mang thai có thể giúp bà bầu giảm nguy cơ mắc các triệu chứng hắt hơi sổ mũi. Biện pháp này cũng phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe thai nhi tiềm ẩn do cúm gây ra. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.

Mẹ bầu không tiếp xúc với người đang bị cảm cúm, để tránh lây nhiễm.

Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, không tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi hoặc miệng.

Bổ sung những thực phẩm nâng cao sức đề kháng, có chứa vitamin C hoặc chất chống oxy hóa như: cam, bưởi, ớt chuông, súp lơ, cà chua, tỏi,…

>> Xem thêm: Bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu có sao không? Giải đáp một số vấn đề khi mang thai

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu và kèm nhiều triệu chứng khác có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu. Vì thế, gia đình cần cẩn trọng theo dõi, có thể tham khảo các biểu hiện trên để quyết định nên gặp bác sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý