Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh
Sau sinh, cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi và cần có thời gian để hồi phục và làm lành các tổn thương. Tuy nhiên, nếu trong thời gian này không kiêng cữ đúng cách, mẹ rất dễ bị các bệnh hậu sản gây ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại và lâu dài. Trong bài viết này, hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu các hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh để từ đó các mẹ có thể chăm sóc bản thân tốt hơn.
1. Tại sao mẹ bỉm phải kiêng cữ sau sinh đúng cách?
Dù ở thế hệ nào, sinh thường hay sinh mổ mẹ cũng nên tuân thủ việc kiêng cữ và thực hiện đúng cách. Bởi trong quá trình mang thai và sinh con cơ thể của người mẹ đã rất mệt mỏi và có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm. Như ông bà ta đã có câu “gái chửa cửa mả” hay “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc” chính là thể hiện sự khó khăn, vất vả của người phụ nữ khi mang thai và sinh nở.
Đặc biệt là trong quá trình chuyển dạ, chỉ những người trải qua rồi mới biết người mẹ mất nhiều sức lực và máu đến cỡ nào. Cũng vì thế mà cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng, nguy cơ nhiễm khuẩn tăng cao. Do đó, sau quá trình sinh con người mẹ cần tuân thủ các chế độ kiêng cữ, ăn uống nghỉ ngơi đúng cách để cơ thể sớm hồi phục.
Kiêng cữ sau sinh theo quan niệm dân gian, phụ nữ phải ở cữ đủ 100 ngày (tức kiêng cữ 3 tháng 10 ngày) và kiêng không tắm rửa, không nói chuyện với người lạ, không đánh răng, không ra gió, đi tất chân, bịt tai,… Tuy nhiên ngày nay khi y học phát triển theo các chuyên gia, bác sĩ sản phụ khoa chia sẻ việc kiêng cữ sau sinh nên thực hiện trong 1 tháng và cũng không quá nghiêm ngặt như thời xưa. Sau 3 -4 ngày sinh, mẹ có thể thực hiện việc vệ sinh cá nhân để cơ thể luôn được sạch sẽ, đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất.
2. Những hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh
Theo chia sẻ từ nhiều chị em, đã không ít người phải chịu hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh do chủ quan và thiếu hiểu biết.
Để rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số hậu quả chị em thường gặp phải khi kiêng cữ không đúng cách được Moaz BéBé chia sẻ dưới đây:
2.1 Suy nhược cơ thể, sức khỏe suy giảm
Sau quá trình sinh đẻ, cơ thể mẹ mất khá nhiều máu và năng lượng. Nếu không chú ý nghỉ ngơi, bồi bổ cơ thể, kiêng cữ đúng cách sẽ khiến sức khỏe của người mẹ bị ảnh hưởng trầm trọng. Mẹ dễ bị suy nhược, mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và khả năng chăm sóc bé. Ngoài ra, mẹ còn có thể mắc một số bệnh lý về tuần hoàn não, tim mạch.
2.2 Dễ bị đau nhức xương khớp
Thực tế, có khá nhiều mẹ chủ quan và xem nhẹ việc kiêng cữ sau sinh như tắm gội thường xuyên bằng nước lạnh, mang vác những vật nặng, làm việc ngay sau khi sinh,… mà không biết rằng, việc vận động mạnh, làm việc căng thẳng hoặc tiếp xúc nhiều với nước lạnh có thể làm suy yếu hệ thống xương khớp. Đã có nhiều mẹ sau sinh không kiêng cữ thường gặp tình trạng đau lưng, đau nhức cơ thể và thậm chí là thoái hóa khớp về sau.
2.3 Bị sa âm đạo, trực tràng, khả năng sinh sản bị ảnh hưởng
Thông thường, tử cung sau sinh cần thời gian để co hồi về trạng thái bình thường. Nếu không kiêng cữ đúng cách, mẹ dễ gặp các vấn đề như sa âm đạo, trực tràng, băng huyết, viêm nhiễm đường sinh dục và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai. Đây đều là những hậu quả nặng nề của việc không kiêng cữ sau sinh đúng cách.
Có nhiều chị em sinh con lần đầu, sinh xong không dành thời gian nghỉ ngơi đã bắt đầu làm việc sớm, chỉ sau một thời gian ngắn họ đã thấy cơ thể có nhiều biểu hiện bất thường, đặc biệt là vùng âm đạo và hậu môn có phần nặng nề hơn. Nếu không được thăm khám kịp thời, để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ hình thành khối sa âm đạo, trực tràng. Khối này càng lớn sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh, đại tiện không tự chủ và vùng âm đạo càng trở nên đau đớn.
2.4 Sa tử cung (dạ con)
Cùng với sa âm đạo, trực tràng sa tử cung (dạ con) cũng là bệnh hậu sản thường gặp ở chị em sau sinh với các biểu hiện như đái rắt, đi vệ sinh bất tiện, tức ở vùng kín, sinh hoạt vợ chồng gặp khó khăn.
2.5 Rối loạn nội tiết, ảnh hưởng tâm lý
Sau sinh, không nghỉ ngơi đầy đủ, căng thẳng, thiếu ngủ và ăn uống không hợp lý có thể gây mất cân bằng nội tiết tố. Điều này làm tăng nguy cơ rụng tóc, da lão hóa sớm, trầm cảm sau sinh và thậm chí là rối loạn kinh nguyệt về sau.
2.6 Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng
Dù là kiêng cữ thời xưa hay thời nay thì việc ăn uống cũng cần đảm bảo nguyên tắc ăn chín – uống sôi. Đặc biệt với phụ nữ sau sinh, chị em cần cẩn trọng hơn như không sử dụng thực phẩm lạnh, các món cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ,… Vì đây là những thực phẩm không tốt cho bà đẻ có thể làm hệ tiêu hóa của mẹ bị ảnh hưởng. Mẹ dễ bị táo bón, đầy hơi, đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài.
2.7 Ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
Sau sinh, chế độ ăn uống và sinh hoạt của mẹ không hợp lý có thể làm giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến dinh dưỡng của bé mà còn làm tăng nguy cơ mất sữa sớm, khiến mẹ phải cho bé bú sữa công thức thay thế.
3. Kiêng cữ sau sinh thời xưa và thời nay khác nhau như thế nào?
Việc kiêng cữ sau sinh từ xưa đến nay đã có nhiều thay đổi do sự phát triển của y học và điều kiện sống. Kiêng cữ sau sinh theo dân gian: phụ nữ sau sinh thường phải ở cữ đủ 3 tháng 10 ngày, kiêng tắm gội trong nhiều ngày, nằm than để giữ ấm, ăn uống hạn chế để tránh ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Những quan niệm này xuất phát từ kinh nghiệm dân gian, nhưng không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, sản phụ được khuyến khích vệ sinh cơ thể thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để phục hồi nhanh chóng, thời gian kiêng cữ khoảng 1 tháng là đủ. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên mẹ sau sinh nên vận động nhẹ nhàng thay vì nằm yên một chỗ để giảm nguy cơ huyết khối.
Như vậy, dù vẫn giữ lại một số nguyên tắc quan trọng, nhưng việc kiêng cữ thời nay đã linh hoạt hơn, giúp mẹ bầu phục hồi tốt hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.
4. Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết
Nhận thấy việc kiêng cữ sau sinh là rất cần thiết, nhiều chị em đã dần quan tâm đến việc này và có không ít các câu hỏi được đặt ra như: “Những điều kiêng kỵ khi nằm ổ là gì? ”, “Kiêng cữ sau sinh thường bao lâu?”
Để tránh các hậu quả nghiêm trọng trên, cũng như năm được việc kiêng cữ sau sinh đúng cách, mẹ nên nắm được các thông tin cơ bản sau:
4.1 Thời gian ở cữ là bao lâu?
Theo các chuyên gia, thời gian kiêng cữ sau sinh kéo dài ít nhất khoảng 1 tháng. Đây là khoảng thời gian đủ để sản phụ phục hồi sức khỏe và dần bắt nhịp với cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Do đó, sản phụ ra ngoài khi nào còn phụ thuộc vào mức độ phục hồi, tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của từng người. Chị em có thể ra ngoài khi vết khâu tầng sinh môn, vết mổ lành dần, cảm giác đau ở hông, lưng,… giảm đi đáng kể. Thông thường, sản phụ sinh thường sẽ hồi phục nhanh hơn sản phụ sinh mổ.
4.2 Những điều kiêng kỵ khi nằm ổ theo quan niệm dân gian
Sinh sinh, trong thời gian ở cữ, để mẹ khỏe con khỏe, mẹ nên nắm được các điều sau:
- Đi tất chân, mặc quần áo dài tay: Dù sinh con vào mùa đông hay mùa hè, bà đẻ cũng nên đi tất chân và mặc quần áo dài tay vì không ít người cho rằng không làm như vậy chân tay sau này sẽ lạnh, buốt, nổi gai ốc khi ra ngoài gặp gió.
- Nên hạn chế tắm gội ở những nơi thoáng gió: Trước đây, các cụ không có phòng kín để tắm gội và thường chỉ là những tấm liếp che chắn nên khi tắm gội thường bị gió lùa, cơ thể sẽ bị cảm lạnh, gây đau nhức xương khớp. Do đó, mẹ sau sinh cung lưu ý, chỉ tắm gội trong phòng kín gió.
- Kiêng khem khi ăn uống: Không nên ăn thực phẩm họ cải tránh đi tiểu không tự chủ, ăn móng giò, đu đủ xanh,… để lợi sữa, uống sữa ông thọ để cải thiện tình trạng ít sữa, không nên ăn những đồ cay, nóng, lạnh,… tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa,…
- Không nên ngồi xổm
- Thường xuyên uống nước nghệ, ăn đồ có nghệ, ngâm rượu nghệ bôi lên mặt, vùng bụng để da đẹp, trắng trẻo
- Không được xem tivi, điện thoại,.. khi mới sinh để tránh bị mỏi mắt, đỏ mắt
- Không nên ra gió: Thời gian kiêng gió sau sinh tối thiểu là 2 tuần, trong thời gian này mẹ nên giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với gió lạnh.
Đây là những kinh nghiệm kiêng cữ dân gian nhưng ngày nay nó có phần không phù hợp. Chị em cần lưu ý và áp dụng linh hoạt đúng với hoàn cảnh của mình.
5. Kiêng cữ đúng cách – mẹ khỏe, con khỏe
Kiêng cữ sau sinh là tục lệ được lưu truyền trong dân gian từ thời xa xưa. Tuy nhiên, để phù hợp với cuộc sống hiện đại, việc kiêng cữ cũng đã có nhiều thay đổi.
Dưới đây, Moaz BéBé xin chia sẻ một số điều giúp mẹ kiêng cữ đúng cách để sức khỏe mẹ nhanh chóng hồi phục và tránh được các hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh:
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc nặng để không gây ảnh hưởng xấu tới các vết mổ, tầng sinh môn. Đặc biệt, mẹ sau sinh hạn chế với tay, rướn người trong khoảng thời gian này.
- Giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, hạn chế ra gió tránh để cơ thể bị cảm lạnh
- Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều thực phẩm giàu sắt, canxi và vitamin. Không ăn thức ăn quá khô hoặc quá mặn vì chúng có thể dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu, tăng huyết áp,…
- Uống đủ nước, tránh thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa. Không ăn đồ sống – tái, các loại thực phẩm lên men, đồ đóng hộp, đồ đông lạnh,…Đảm bảo ăn chín – uống sôi, ăn nhiều các loại rau – củ – quả an toàn, lành mạnh.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và lo lắng.
- Vận động nhẹ nhàng giúp tăng tuần hoàn máu, tái tạo năng lượng và giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng
- Không quan hệ tình dục sớm để giảm nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng vùng kín do cơ thể mẹ chưa hồi phục
- Giữ vệ sinh răng miệng để tránh lây nhiễm vi khuẩn gây hại cho bé
Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ cả trong ngắn hạn và dài hạn. Do đó, mẹ nên tuân thủ chế độ kiêng cữ hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và chăm sóc bé tốt hơn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Hy vọng bài viết của Moaz BéBé sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe sau sinh!