SELECT MENU

Hướng dẫn cách bế trẻ sơ sinh theo tháng tuổi đúng kỹ thuật, bé không quấy khóc

Cao Thao - - 41

Lần đầu lên chức, nhiều ông bố bà mẹ tỏ ra lúng túng vì không biết bế con. Đặc biệt là trong những tháng đầu đời, cơ thể trẻ còn rất yếu và chưa phát triển toàn diện. Vậy cách bế trẻ sơ sinh như nào mới đúng để không ảnh hưởng đến cột sống cũng như sự phát triển của trẻ. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Moaz BéBé để biết cách bế trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật, an toàn, bé không quấy khóc.

1. Tại sao bố mẹ nên bế trẻ sơ sinh đúng cách?

cách bế trẻ sơ sinh

Bế trẻ sơ sinh đúng cách để bé cảm thấy thoải mái và phát triển khỏe mạnh

Bế trẻ sơ sinh đúng cách không chỉ giúp trẻ cảm thấy thoải mái mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này cả về thể chất lẫn trí tuệ. Đặc biệt, bế trẻ đúng cách còn mang đến cho con cảm giác an toàn, được che chở và bảo vệ vì luôn được bố mẹ vỗ về, ôm ấp. Như vậy sẽ càng gắn kết tình cảm giữa trẻ và bố mẹ cũng như mọi người thân trong gia đình.

2. Cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Với những người lần đầu làm mẹ không có kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ thường tỏ ra rất vụng về và lóng ngóng mỗi khi bế con. Hầu hết, họ đều làm theo bản năng, không biết như nào là đúng kỹ thuật, đúng cách và cũng không biết cách bế tốt nhất cho con ở từng tháng tuổi. Thấu hiểu điều đó, dưới đây Moaz BéBé đã tổng hợp một số cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi có hướng dẫn đầy đủ, chi tiết nhất, mời mẹ tham khảo:

2.1 Trẻ từ 0-2 tháng tuổi – cách bế ngửa (bế kiểu ru ngủ)

Trẻ từ 0 – 2 tháng tuổi, xương và cột sống của bé còn rất yếu và dễ bị tổn thương. Do đó, tư thế bế bé phù hợp nhất là cách bế ngửa. Đây cũng là tư thế truyền thống được chị em áp dụng nhiều nhất khi cho con bú. Các bước thực hiện cách bế ngửa như sau:

Bước 1: Dùng 1 tay đỡ đầu trẻ. Lòng bàn tay đỡ phần đầu và cổ, cánh tay đỡ dọc theo lưng trẻ. Tay còn lại đỡ toàn bộ phần mông

Bước 2: Dùng 2 tay kết hợp nâng bé lên từ từ đến vị trí ngang ngực hãy ôm trẻ áp sát vào người sao cho trẻ cảm thấy thoải mái nhất.

>> Xem thêm: Các tư thế cho bé bú bình đúng cách tránh bị sặc sữa mà mẹ cần biết

Cách bế trẻ sơ sinh 0-2 tháng tuổi

Cách bế trẻ sơ sinh 0-2 tháng tuổi

Đây được xem là tư thế bế bé bú mẹ hoặc dỗ dành bé an toàn, dễ thực hiện nhất. Đồng thời, mẹ có thể bế bé bằng 1 tay còn 1 tay tranh thủ làm các việc khác mà vẫn an toàn, không ảnh hưởng gì đến trẻ.

Trong trường hợp bé bị trớ/ọc sữa,… mẹ có thể bế trẻ theo cách bế vác để vỗ ợ hơi. Tuy nhiên, vì cột sống của trẻ còn rất yếu nên bố mẹ cần hạn chế cách bế này khi trẻ mới được từ 0 – 2 tháng tuổi. Đừng để sức nặng phần trên dồn xuống cổ và lưng trẻ. Làm như vậy, trẻ rất dễ bị chùn xương và cong vẹo cột sống ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

2.2 Trẻ từ 3 tháng tuổi – cách bế vác

Khi trẻ được 3 tháng tuổi, cơ thể đã cứng cáp hơn, có trẻ đã lẫy thành thạo. Lúc này, mẹ có thể đổi từ cách bế ngửa sang bế vác bất cứ khi nào. Tư thế này thường các bé rất thích vì vừa có thể ợ hơi vừa có thể nhìn ngắm khám phá cảnh vật xung quanh và có thể giảm áp lực lên cánh tay của mẹ.

Cách bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Cách bế trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Các bước thực hiện cách bế vác như sau:

Bước 1: Dùng tay thuận của mình đỡ đầu bé, tay còn lại đỡ mông bé và bế lên ngang ngực

Bước 2: Áp người bé vào sát người mẹ và nâng dần người bé lên

Bước 3: Từ từ nhấc đầu và vai bé lên mỏm vai của mẹ. Chú ý, một tay đỡ lưng bé để phần lưng và mông bé thẳng hàng. Mẹ có thể ngả người về sau để bé có điểm tựa an toàn.

2.3 Trẻ từ 6 tháng tuổi – cách bế cắp nách, bế ngang hông

Từ 6 tháng tuổi trở lên trẻ đã có thể tự nâng đầu và cổ lên mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ.

Cách bế trẻ 6 tháng tuổi

Cách bế trẻ 6 tháng tuổi

Lúc đó, mẹ có thể bế con theo cách cắp nách:

Bước 1: Để bé quay mặt hướng về phía trước, phần hông của con được đặt đối diện với hông của mẹ

Bước 2: Dùng 1 tay ôm quanh phần eo của trẻ và giữ chặt trẻ

Bước 3: Mẹ có thể dùng tay còn lại làm các việc khác như: cho bé ăn, lấy đồ,…

3. Một số cách bế trẻ sơ sinh khác

3.1 Cách bế đứng mặt hướng ra ngoài (bế vò rượu /chào thế giới)

Cách bế này phù hợp với trẻ có tính hay tò mò, thích nhìn ngắm thế giới xung quanh. Bố mẹ nên bế bé ở tư thế này khi cổ con đã cứng. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Hướng mặt trẻ ra ngoài, phần đầu và lưng trẻ dựa vào ngực mẹ, lấy mẹ làm điểm tựa

Bước 2: Một cánh tay đỡ phần mông trẻ, cánh tay còn lại vòng qua ngực trẻ

3.2 Cách bế đúng tư thế mặt đối mặt

Ngoài các cách bế trên, bố mẹ có thể bế con theo cách mặt đối mặt. Cách bế này giúp bố mẹ giao tiếp với con dễ dàng hơn.

Cách bế đúng tư thế mặt đối mặt 

Cách bế bé theo tư thế mặt đối mặt 

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Để tay thuận ra phía sau đỡ phần đầu và cổ của trẻ, tay còn lại đỡ phần thân và hông.

Bước 2: Đưa bé tới tầm ngực sao cho mặt bé đối diện với mặt mẹ

3.3 Cách bế trẻ lên khi bé đang nằm sấp

Nếu bé đang nằm ở tư thế nằm sấp, để bế bé lên mẹ cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đưa 1 tay luồn xuống phía dưới để đỡ phần cằm và cổ của trẻ. Tay còn lại đỡ ở phía dưới phần thân

Bước 2: Nhẹ nhàng nâng bé lên và xoay bé về phía mẹ. Từ từ luồn cánh tay sao cho đầu bé được nằm trong mặt lõm của khủy tay. Tay còn lại đặt vào phần mông và thân trẻ.

3.4 Cách bế sấp trẻ sơ sinh

Tư thế này thực hiện không quá khó. Mẹ chỉ cần luồn một tay vào giữa 2 chân của trẻ nhưng lòng bàn tay để ở phần ngực. Tay còn lại giữ đầu và vai bé cho cân bằng.

4. Cách bế trẻ sơ sinh trong một số trường hợp đặc biệt

4.1 Cách bế trẻ sơ sinh khi mẹ cho con bú trực tiếp

Bước 1: Mẹ ngồi tư thế thẳng lưng chọn chỗ hoặc ngồi ghế có điểm tựa dựa lưng

Bước 2: Muốn cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó giữ bé

Bước 3: Nâng phần khủy tay đỡ đầu bé, cẳng tay ôm dọc thân người bé

Bước 4: Đặt thân bé hướng vào người, bụng bé chạm bụng mẹ

4.2 Cách bế trẻ sơ sinh khi bú bình

Để bé bú sữa không bị sặc lên mũi hoặc bị trào ngược, bố mẹ nên làm theo các bước sau:

Bước 1: Giữ bé ở tư thế bán ngồi, phần đầu và cổ hơi nghiêng lên tạo góc khoảng 30 – 45 độ so với mặt đất

Bước 2: Cầm bình sữa cho bé bú đúng khớp ngậm

4.3 Cách bế trẻ sơ sinh an toàn khi đi xe máy

Khi đi xe máy mẹ có thể chọn cách bế ngửa hoặc bế vác bé. Tuy nhiên, với các bé chưa biết ngồi bế ngửa vẫn là lựa chọn tốt nhất vừa an toàn cho con vừa dễ dàng cho mẹ.

Trong quá trình đi xe, mẹ nên ôm chặt con bằng 2 tay và có mang thêm áo choàng, khăn voan che bụi cho con.

4.4 Cách bế trẻ sơ sinh vỗ ợ hơi

Cách bế trẻ sơ sinh vỗ ợ hơi

Tư thế bế bé khi vỗ ợ hơi

Bước 1: Cho bé nằm sấp lên cánh tay mẹ với điều kiện phần đầu của con cao hơn ngực. Hoặc có thể cho bé nằm sấp ngang trên đùi, phần bụng được đặt trên 1 chân, phần đầu nằm ở chân còn lại

Bước 2: Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ theo hình tròn trên lưng bé vỗ nhẹ giúp bé ợ hơi

4.5 Cách bế trẻ sơ sinh không khóc khi bế lên và đặt xuống

Để trẻ không khóc khi bế lên hoặc đặt xuống cũng ngư giảm nguy cơ gây tổn thương cột sống còn yếu ớt, bố mẹ cần thực hiện đúng theo các bước sau:

Bước 1: Dùng 1 tay luồn xuống dưới gáy để đỡ đầu, cổ của trẻ, tay còn lại đỡ mông trẻ

Bước 2: Di chuyển tay đỡ đầu xuống sâu dưới lưng và từ từ nâng trẻ lên

Bước 3: Khi nâng trẻ đến tầm ngang ngực hãy luồn cánh tay đang đỡ mông lên đỡ cả đầu của trẻ. Đồng thời, cánh tay còn lại gập lại để đỡ đầu trẻ. Sau khi đặt trẻ xuống giường/nôi an toàn hãy rút tay đỡ mông ra để ôm bé.

5. Một số lưu ý quan trọng khi bế trẻ sơ sinh

Khi bế trẻ sơ sinh bố mẹ cũng cần lưu ý đến một số điểm sau:

  • Luôn quan sát phản ứng của con với tư thế bế hiện tại. Nếu con cảm thấy khó chịu, bố mẹ nên đổi tư thế khác để con cảm thấy thoải mái nhất
  • Hãy tạo cho con cảm giác thoải mái, vui vẻ khi được bố mẹ bế bằng cách trò chuyện, vui đùa cùng con
  • Luôn chú ý đến phần đầu của con, để con cảm thấy dễ thở và có thể ngoái đi ngoái lại, di chuyển dễ dàng
  • Trước khi bế con bố mẹ cần vệ sinh tay, đảm bảo quần áo sạch sẽ
  • Để tăng cường tình cảm, bố mẹ nên tiếp xúc da chạm da với con
  • Khi bế con ngủ bố mẹ không nên rung lắc hoặc có các động tác quá nhanh, quá mạnh. Hãy để con cảm thấy an toàn để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn
  • Khi con 2 -3 tháng tuổi phần cổ còn rất yếu, bố mẹ cần hỗ trợ đỡ phần đầu của con khi muốn bế bé lên hoặc bế bé xuống

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có lợi hay hại? Lời khuyên từ chuyên gia

Hy vọng với những cách bế trẻ sơ sinh Moaz BéBé chia sẻ phía trên đã giúp bố mẹ cảm thấy tự tin và bớt lo lắng hơn khi bế bé lần đầu hoặc chưa quen. Trẻ sơ sinh còn rất non yếu nên bố mẹ cần bế bé đúng cách, đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho trẻ và tạo sự gắn kết khăng khít giữa bố mẹ và bé.

 

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý