SELECT MENU

Ăn dặm truyền thống là gì? Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé

Cao Thao - - 635

Theo các chuyên gia khuyến khích 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để trẻ ăn dặm giúp cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ mà không có trong sữa. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau. Nhưng thực đơn ăn dặm truyền thống vẫn là phương pháp ăn dặm phổ biến và được áp dụng từ xưa đến nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này nha.

Ăn dặm truyền thống là gì

Phương pháp ăn dặm truyền thống được truyền lại từ thời ông cha vì mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ. Đây là phương pháp xay nhuyễn các thực phẩm như rau, củ hay thịt, cá với cháo, bột. Sau khó khi trẻ bắt đầu ăn, tăng khả năng ăn thô hơn, trẻ mọc răng bố mẹ chỉ cần băm nhỏ thức ăn nấu cùng với cháo.

huong dan me cho tre an dam dung cach 600b 1558950898 42 width600height450

Lợi thế của thực đơn ăn dặm truyền thống

Thực đơn ăn dặm truyền thống đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Trong đó có thể kể đến như:

  • Tiết kiệm thời gian chiến biến các món ăn dặm cầu kì cho mẹ.
  • Thức ăn được xay nhuyễn mịn sẽ giúp bé dễ ăn và tiêu hóa hơn khi mới bắt đầu hành trình ăn dặm.
  • mẹ có thể dễ dàng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào trong khẩu phần ăn của bé.

Lưu ý khi bắt đầu cho con ăn dặm truyền thống

Lựa chọn thời điểm ăn dặm đúng cho bé là một yếu tố cực kì quan trọng. Thông thường 6 tháng tuổi là độ tuổi hợp lý để cho bé bắt đầu làm quen với ăn dặm. Ăn dặm quá sớm có thể khiến trẻ gặp trở ngại khi xử lý và dung nạp nguồn thức ăn mới, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, miễn dịch của trẻ.

Trẻ ăn dặm nhưng vẫn phải kết hợp xen kẽ với các cữ sữa trong ngày, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng phát triển cho trẻ. Đặc biệt là trong thời gian đầu khả năng ăn dặm của trẻ chưa đáp ứng được đủ chất. Khi đó sữa mẹ, hay sữa công thức sẽ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.

Cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm cho bé như: bột đường, chất béo, đạm, vitamin & khoáng chất.

Hương vị của bột hay cháo ăn dặm cũng vô cùng quan trọng giúp bé dễ thích nghi hơn. Mẹ có thể bắt đầu với bột ăn dặm vị ngọt hương vị gạo sữa, yến mạch, trái cây trước. Sau đó thứ nửa tháng, 1 tháng mẹ sẽ cho bé tập ăn bột vị mặn.

phuong phap an dam chi huy 1

Nguyên tắc chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé sẽ từ loãng đến đặc dần; từ xay nhuyễn đến tăng dần độ thô để bé làm quen với việc nhai thức ăn.

Trong quá trình cho bé ăn dặm mẹ nên chú ý các phản ứng của bé, cơ thể sức khỏe của bé để biết được sở thích ăn uống của bé hoặc bé có dị ứng với thực phẩm nào không.

Ban đầu bé ăn dặm nhưng ăn ít sau đó lượng thức ăn sẽ tăng dần lên.

Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm giúp bé có đầy đủ dưỡng chất, thích nghi với nhiều hương vị món ăn.

Mẹ có thể chia quá trình ăn dặm thành các giai đoạn để cho dễ thích ứng, tập quen với loại đồ ăn khác ngoài sữa mẹ. 

  • Giai đoạn 1: Xay thực phẩm, cháo bột nhuyễn mịn
  • Giai đoạn 2 : Tăng dần độ đặc của cháo hoặc bột
  • Giai đoạn 3: Tăng độ thô của thực phẩm, ăn cháo nguyên hạt
  • Giai đoạn 4: Tập cho bé ăn cơm

Cần có những chất gì trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 -7 tháng tuổi?

Một số các chất thiết yếu bố mẹ cần đảm bảo trong quá trình ăn dặm để cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ như:

  • Chất đạm: Chất đạm có trong các loại thực phẩm thịt bò, các loại cá, trứng, phô mai, sữa, …
  • Tinh bột: Các loại ngũ cốc, khoai lang, khoai tây, bánh mì, mỳ ống sẽ có chứa tinh bột phù hợp với trẻ. Tuy nhiên bố mẹ cần chế biến để phù hợp với khả năng ăn của trẻ trong giai đoạn đầu…
  • Vitamin: Vitamin nhiều trong các loại rau xanh, củ, quả chín.
  • Chất béo: Các hạt họ đậu, hạt và dầu thực vật, gạo nếp hay gạo tẻ, hạt vừng, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, hạt kê, hạt chia, diên mạch…

Trong đó các chất đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trí não và sức khỏe của trẻ không thể bỏ qua như: Sắt, vitaminD, DHA…

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 – 7 tháng

Một số nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 – 7 tháng mẹ cần chú ý như:

    • Giai đoạn đầu mẹ có thể cho bé ăn 1-2 bữa ăn dặm. Khi bé tập quen hơn mẹ có thể bổ sung thêm bữa phụ ăn váng sữa hoặc trái cây.
    • Phải kết hợp cho bé uống xen kẽ sữa bột hoặc sữa mẹ.
    • Giai đoạn này khả năng ăn thô của trẻ còn kém, thực phẩm cần phải được xay nhuyễn mịn và tăng dần độ thô từ từ.
    • Cho bé ăn bột ăn dặm vị ngọt trước. Sau khoảng 2-4 tuần có thể tập ăn bột ăn dặm vị mặn.
    • Không cho gia vị người lớn vào đồ ăn dặm của bé.
  • Tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng, hoặc cần phải chú ý cơ thể bé để phát hiện những dấu hiệu dị ứng bất thường. 

Cách nấu thực đơn ăn dặm truyền thống dành cho bé 6-7 tháng

Hiện nay, việc chế biến đồ ăn dặm cho bé ngày càng dễ dàng khi có những trợ thủ đắc lực như nồi nấu cháo chậm và máy xay đồ ăn dặm cho bé.

Nhờ đó mẹ không những tiết kiệm được thời gian chế biến đồ ăn dặm mà còn chế biến được đa dạng món ăn cho bé.

Gợi ý cho mẹ 2 sản phẩm hỗ trợ quá trình ăn dặm của bé được yêu thích của moaz bé bé.

Nồi nấu chậm MB 060: 

Nồi nấu chậm MB 060 có các chức năng: hầm, hấp, nấu cháo, hẹn giờ và giữ ấm. Với cơ chế hoạt động giữ nhiệt ở đáy nồi và truyền nhiệt qua nước.

  • Tích hợp 5 chế độ: hầm, hấp, nấu cháo, giữ ấm, hẹn giờ
  • Phương pháp nấu cách thủy giữ vẹn nguyên dinh dưỡng, hương vị thực phẩm
  • Khả năng chống cạn nước, cháy khét bằng phương pháp tự ngắt điện.
  • Chức năng hẹn giờ nấu lên tới 24h, giúp mẹ dễ dàng chuẩn bị đồ ăn mà không cần thức dậy sớm.
  • Giữ ấm đồ ăn suốt nhiều giờ
  • Kiểu dáng hiện đại, tinh xảo.
  • Lõi nồi làm bằng chất liệu sứ cao cấp.
  • Bảng điều khiển thông minh dễ sử dụng, theo dõi thời gian.
  • Áp dụng điện trở nhiệt PTC có tính duy trì nhiệt độ ổn định, công suất không quá cao, tiêu hao ít điện năng.
  • Thời gian bảo hành 12 tháng
Hình ảnh nồi nấu chậm 060 Moaz

Hình ảnh nồi nấu chậm 060 Moaz

Máy xay cầm tay Moaz Bé Bé Mb – 026: 

  • Máy tích hợp nhiều chức năng: trộn, xay, đánh trứng, xay sinh tố… cối xay và đánh trứng
  • Lưỡi dao để xay thịt, rau củ, trục xoay xay sinh tố, trộn sốt và cây đánh trứng
  • Thiết kế tinh tế, dễ dàng tháo lắp vệ sinh
  • Công suất máy 800W có thể xay mịn các thực phẩm cứng phù hợp xay đồ ăn dặm cho bé
  • Máy có 2 chế độ xay nhẹ và mạnh dễ điều chỉnh
  • Cốc và cối xay là từ nhựa an toàn, cứng cáp
  • Sản phẩm còn tặng kèm 2 hũ đựng gia vị để mẹ thuận tiện chế biến đồ ăn
  • Máy xay cầm tay thời gian bảo hành máy 12 tháng.
Hình ảnh máy xay đa năng Moaz

Hình ảnh máy xay đa năng Moaz

Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6-7 tháng tuổi

Một số món ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi mẹ có thể áp dụng như:

  • Cháo mịn bí đỏ + sữa
  • Cháo bắp cải + đậu xanh
  • Khoai lang, khoai tây nghiền + rau cải thìa
  • Cháo cà rốt bông cải
  • Súp khoai tây sữa đậu
  • Cháo trứng + cà chua
  • Cháo bí đỏ + cải xoăn
  • Cháo bí xanh
  • Bột bí ngô + yến mạch
  • Bột su su + cải bó xôi
  • Bơ trộn sữa

Các mẹ có con chuẩn bị đến giai đoạn ăn dặm hãy lưu ngay bí quyết và thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng vào sổ tay của mình nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý