SELECT MENU

Hút sữa bị phồng rộp: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Cao Thao - - 599

Máy hút sữa được xem là đồng hành đáng tin cậy của các mẹ muốn nuôi con bằng sữa mẹ theo cách hiện đại, tiện lợi nhất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng máy hút sữa, mẹ bị phồng rộp hoặc đau đầu ti mà không rõ nguyên nhân, ảnh hưởng hiệu quả hút sữa. Nếu mẹ gặp phải trình trạng hút sữa bị phồng rộp, xin mời tham khảo những chia sẻ sau của Moaz BéBé để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất.

1. Các vấn đề thường gặp phải khi hút sữa và cách khắc phục

Khi hút sữa bằng máy, các mẹ có thể gặp phải một số vấn đề. Điển hình là những vấn đề sau cùng với cách khắc phục an toàn nhất:

1.1 Hút sữa bị phồng rộp

Hút sữa bị phồng rộp là tình trạng da vùng núm vú hoặc quầng vú của mẹ bị tổn thương do áp lực, ma sát hoặc kích thích không đúng cách trong quá trình hút sữa. Hiện tượng này có thể dẫn đến các vết phồng rộp, mụn nước hoặc thậm chí là chảy máu, gây ra cảm giác đau rát và khó chịu cho mẹ.

  • Nguyên nhân

Phồng rộp đầu ti và ngực là một trong những vấn đề dễ gặp khi mẹ sử dụng máy hút sữa không đúng cách. Cụ thể là:

  • Do đầu hút của máy hút sữa không phù hợp, không vừa với kích thước ngực.
  • Mẹ chọn lực hút quá mạnh, gây tổn thương da, tạo ra hiện tượng phồng rộp đầu ti.
  • Mẹ đặt máy hút sữa không đúng cách, không đúng tư thế ngồi gây ra hiện tượng phồng rộp.
  • Mẹ hút sữa quá lâu hoặc số lần hút quá thường xuyên, vượt qua số lần và thời gian thích hợp với cơ thể.

>> Xem thêm: [Giải đáp] Hút sữa nhiều có tốt không? Có nên hút sữa ra bình cho con bú

nguyên nhân hút sữa bị phồng rộp

Nguyên nhân hút sữa bị phồng rộp

  • Cách khắc phục

Cách khắc phục tốt nhất là chọn những loại máy có đầu hút với kích thước vừa kích thước ngực của mẹ. Hiện nay có nhiều mẫu máy được sản xuất với các phễu hút kích thước khác nhau.

Ngoài ra khi hút sữa, mẹ hãy chắc chắn rằng cách đặt phễu hút sữa đúng cách, đầu hút được đặt chính xác vào ngực. Khi bắt đầu, mẹ thử bằng áp lực thấp nhất và tăng dần đến mức cảm thấy thoải mái.

Trong trường hợp mẹ bị đau nhức vì phồng rộp, có thể tạm ngừng hút sữa một thời gian để da được hồi phục. Và khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng, mẹ nên đến gặp bác sĩ.

1.2 Hút sữa bị đau đầu ti

Đau đầu ti khi hút sữa cũng là một vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ hay gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này cũng như có nhiều biện pháp để khắc phục.

  • Nguyên nhân

Nếu mẹ dùng máy hút sữa ở mức độ mạnh có thể gây ra áp lực quá cao, làm đau nhức đầu ti. Hoặc do mẹ dùng loại đầu hút không vừa với kích thước của ngực có thể gây cọ xát và đau đầu ti.

Bên cạnh đó có thể do khi sử dụng máy hút sai cách, mẹ đặt máy hút sữa không đúng cách nên làm đầu ti bị kéo căng quá mức hoặc không đều, gây đau. Chưa kể có nguyên nhân do bị tổn thương bởi bé hoặc các vấn đề khác, nên khi hút sữa bị đau hơn.

Ngoài ra, trong trường hợp mẹ hút sữa quá lâu hoặc quá thường xuyên cũng có thể dẫn đến đau đầu ti.

một số vấn đề thường gặp khi hút sữa

Một số vấn đề thường gặp khi hút sữa

  • Cách khắc phục

Cách khắc phục hữu hiệu cho tình trạng này là:

  • Mẹ điều chỉnh áp lực hút, bắt đầu với mức độ thấp nhất và tăng dần cho đến khi cảm thấy thoải mái, nhưng không nên cảm thấy đau.
  • Chọn đầu hút phù hợp, đảm bảo đầu hút có kích thước phù hợp với đầu ti của mẹ.
  • Đảm bảo đặt máy hút sữa đúng vị trí để đầu ti được tiếp xúc nhẹ nhàng và hút với áp lực vừa phải.
  • Nếu đầu ti quá đau, mẹ nên giảm tần suất hút sữa để có thời gian hồi phục. Mẹ cũng có thể cân nhắc sử dụng tay để vắt sữa thay vì dùng máy trong một thời gian.
  • Hoặc là thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng khi hút sữa để giảm áp lực lên đầu ti.
  • Nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, mẹ nên đến gặp các bác sĩ.

1.3 Tắc tia sữa hút không ra

Tắc tia sữa là một tình trạng khá phổ biến ở các mẹ đang cho con bú, khi dòng sữa không thể chảy ra ngoài, mẹ bị đau đớn, căng tức ngực. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách xử lý khi bị tắc tia sữa:

  • Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân làm tắc tia sữa như:

    • Sữa không được hút hết sau mỗi lần cho con bú hoặc hút sữa làm sữa có thể bị ứ đọng và dẫn đến tắc tia sữa.
    • Khoảng cách giữa các lần cho con bú hoặc hút sữa quá dài, làm sữa tích tụ lại và dẫn đến tắc tia.
    • Mẹ sử dụng áo ngực quá chật, gây áp lực lên bầu ngực và ống dẫn sữa, ảnh hưởng dòng chảy của sữa.
    • Mẹ bị nhiễm trùng vú (viêm vú) gây tắc tia sữa.
  • Cách khắc phục

Cách xử lý tắc tia sữa bao gồm:

  • Mẹ cho con bú thường xuyên và hút sữa bằng máy theo lịch đều đặn.
  • Mẹ cho bé bú bằng những tư thế khác nhau để làm trống ống dẫn sữa.
  • Trước khi cho bé bú hay hút sữa, mẹ massage bầu ngực và chườm ấm.
  • Mẹ nên nghỉ ngơi điều độ và ăn uống theo chế độ đầy đủ dinh dưỡng.
Tắc tia sữa hút không ra

Tắc tia sữa hút không ra: Nguyên nhân và cách khắc phục

1.4 Hút sữa bị chảy máu

Hút sữa bị chảy máu là tình trạng mà núm vú hoặc quầng vú của mẹ bị tổn thương và chảy máu trong quá trình sử dụng máy hút sữa. Đây là một vấn đề phổ biến mà nhiều bà mẹ cho con bú gặp phải, đặc biệt là khi mới bắt đầu hút sữa hoặc khi không sử dụng máy hút sữa đúng cách.

  • Nguyên nhân

  • Nếu phễu hút quá chật hoặc quá rộng so với núm vú, nó có thể tạo ra lực hút không đều, gây chấn thương và dẫn đến chảy máu.
  • Chọn chế độ hút sữa có lực hút mạnh có thể làm tổn thương các mô nhạy cảm của núm vú, gây nứt nẻ và chảy máu.
  • Kỹ thuật hút sữa sai, đặt phễu hút không đúng cách
  • Thời gian hút sữa quá lâu và thường xuyên mà không cho núm vú thời gian nghỉ ngơi có thể gây tổn thương và chảy máu
  • Cách khắc phục

  • Nếu phễu hút quá chật hoặc quá rộng so với núm vú, nó có thể tạo ra lực hút không đều, gây chấn thương và dẫn đến chảy máu.
  • Dừng hút sữa và kiểm tra tình trạng núm vú để đánh giá mức độ tổn thương.
  • Điều chỉnh áp lực và kích thước phễu hút
  • Sử dụng kem trị nứt nẻ núm vú hoặc các loại kem kháng khuẩn an toàn cho mẹ và bé, để giúp lành vết thương và giảm đau.
  • Tạm ngừng hoặc giảm tần suất hút sữa để núm vú có thời gian lành lại. Có thể chuyển sang cho bé bú trực tiếp nếu tình trạng cho phép.

2. Một số lưu ý khi hút sữa dành cho mẹ

Một số lưu ý khi hút sữa dành cho mẹ

Một số lưu ý khi hút sữa dành cho mẹ

Khi mẹ sử dụng máy hút sữa, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Chọn máy hút sữa phù hợp và có chất lượng tốt, từ các thương hiệu uy tín và đã được kiểm định an toàn.
  • Đảm bảo đầu hút phù hợp với kích thước ngực để tránh tổn thương đầu ti và tăng hiệu quả hút sữa.
  • Vệ sinh máy hút sữa sau mỗi lần sử dụng, làm sạch và tiệt trùng để ngăn ngừa vi khuẩn.
  • Thực hiện hút sữa đều đặn và không nên kéo dài quá 20-30 phút mỗi lần để tránh gây tổn thương đầu ti.

>> Xem thêm: Hút sữa có giảm cân không? Hiểu đúng về việc giảm cân sau sinh bằng cách hút sữa

Hút sữa bị phồng rộp hay đau đầu ti sẽ ảnh hưởng sức khỏe mẹ lẫn bé. Vì thế mẹ nhất định phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục triệt để, bảo vệ bản thân để con có thể tiếp nhận đầy đủ dinh dưỡng.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý