[Giải đáp] Hút sữa nhiều có tốt không? Có nên hút sữa ra bình cho con bú
Trước đây, nhiều mẹ đã vắt sữa mẹ ra bình rồi lưu trữ trong tủ lạnh bằng biện pháp thủ công. Đây là biện pháp được áp dụng khi quay trở lại với công việc. Ngày nay, các mẹ đã đổi sang sử dụng máy hút sữa để làm nhanh hơn. Nhưng nhiều mẹ vẫn băn khoăn có nên hút sữa không? Hút sữa nhiều liệu có tốt không. Để có được giải đáp chi tiết, các mẹ đừng bỏ qua những giải thích từ Moaz BéBé.
1. Những lợi ích của việc hút sữa
Sử dụng máy hút sữa là một giải pháp đem lại nhiều lợi ích lớn cho cả mẹ và bé, bao gồm:
-
Đảm bảo nguồn sữa mẹ cho bé
Nhờ hút sữa, mẹ đảm bảo bé có thể hấp thụ đủ nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ cho trẻ mà không cần đến sữa công thức. Khi mẹ quay trở lại với công việc, các thành viên khác trong gia đình có thể tiếp tục cho bé dùng sữa mẹ.
-
Giúp bé bú sữa dễ dàng hơn
Một số mẹ có bầu ngực quá căng nên làm bé gặp khó khăn khi ngậm núm vú. Nếu hút bớt sữa đi thì bé sẽ ngậm núm vú và bú sữa dễ dàng hơn. Ngoài ra, một số bé không thể bú bé trực tiếp nếu như gặp các vấn đề về miệng, môi, … có thể nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ.
-
Hút sữa giúp bé được bú cả sữa đầu và sữa cuối
Lớp sữa đầu và sữa cuối của mẹ luôn có sự khác biệt về dinh dưỡng và đều cần thiết với các bé. Nhờ hút sữa và cho bé bú mà các bé có thể bú được cả sữa đầu lẫn sữa cuối, nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá.
-
Kích thích cơ thể mẹ tạo sữa
Khi sử dụng máy hút sữa, cơ thể của mẹ sẽ được kích thích để tạo sữa liên tục, bù lại những lúc bầu ngực bị rỗng, nên đảm bảo cung cấp nguồn sữa dồi dào và ổn định cho bé.
>> Xem thêm: [Giải đáp] Hút sữa hoàn toàn có bị mất sữa không?
-
Tạo thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cho mẹ
Sau khi sinh, mẹ cần có thời gian để hồi phục cơ thể. Khi sử dụng máy hút sữa cho bé bú ngoài, mẹ có thể nghỉ ngơi, ngủ ngon giấc. Các thành viên khác trong gia đình có thể chăm sóc bé dễ dàng hơn.
-
Giảm căng tức ngực
Ngực mẹ bị căng tức do nhiều sữa quá sẽ bị đau đớn và khó chịu. Nếu dùng máy hút sữa để vắt sữa ra ngoài, mẹ sẽ được massage, giảm các cơn đau, không còn căng tức. Hơn nữa máy hút sữa cũng hỗ trợ làm thông tắc ống dẫn sữa, để nguồn sữa luôn ổn định.
2. Hút sữa nhiều có tốt không?
Hút sữa có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng hút sữa nhiều thì có tốt không. Đáp án sẽ được tiết lộ ngay tại đây:
2.1 Hút sữa nhiều có bị mất sữa không?
Hút sữa với số lần thích hợp không gây mất sữa mẹ. Trái lại, khi mẹ hút sữa theo một thời gian biểu hút sữa phù hợp sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều sữa hơn. Nhờ vậy giúp mẹ duy trì nguồn sữa dồi dào cho con bú.
Mẹ nên hút sữa khoảng 15-20 phút mỗi lần để có được lượng sữa mẹ vừa đủ. Trong những ngày đầu tiên, một số mẹ sẽ cần đến 30 phút vì sữa rất nhiều. Mẹ hãy hút cho tới khi sữa chảy chậm lại và ngực không còn căng tức. Khi bầu ngực rỗng, sữa sẽ được sản xuất tiếp.
2.2 Có nên vắt kiệt sữa không?
Mỗi lần hút sữa, mẹ nên vắt kiệt sữa để tránh bị tắc sữa hoặc giảm sữa, mất sữa. Nguyên nhân là do cơ chế hoạt động của não bộ và cơ thể. Khi mẹ hút ít sữa, không kiệt sữa, não bộ cho rằng bé không cần nhiều sữa, nên không yêu cầu cơ thể sản sinh nhiều sữa.
Ngược lại, khi mẹ vắt kiệt sữa, cơ thể cho rằng bé cần nhiều sữa nên kích thích sản xuất sữa dồi dào hơn. Đó là lý do mẹ nên hút kiệt sữa nếu không muốn ngày càng ít sữa đi và không đủ sữa cho con bú.
2.3 Hút sữa nhiều có đau không?
Hút sữa nhiều quá mức sẽ gây đau đớn cho ngực của mẹ. Vậy nên mẹ hãy duy trì thời gian hút sữa mỗi lần là 15 – 20 phút, đừng nên cố gắng vắt nhiều hơn vì lúc này sữa đã khô kiệt. Nếu mẹ hút nhiều sẽ gây nguy cơ tổn thương các mô vú, thậm chí còn làm giảm lượng sữa mẹ.
>> Xem thêm: Hút sữa bị phồng rộp: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
2.4 Khi nào không nên hút sữa quá nhiều?
Nếu như mẹ luôn ở cạnh bé, hoặc chỉ rời bé một thời gian ngắn thì không nhất thiết phải hút nhiều sữa. Mẹ có thể dùng máy hút sữa để hỗ trợ trong lúc vắng mặt hoặc đau tức ngực nhưng không cần phải dùng quá nhiều.
Ngoài ra, khi bé lớn dần lên thì mẹ không cần phải hút sữa quá nhiều nữa. Mẹ có thể điều chỉnh lịch hút sữa để phù hợp hơn với các bé.
3. Có nên vắt sữa mẹ cho bé bú bình
Cho con bú trực tiếp từ vú mẹ luôn là cách tốt nhất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, mẹ phải cho bé bú bình. Đây là một giải pháp có những ưu điểm lẫn nhược điểm riêng.
Ví dụ như bú bình giúp bé được uống sữa mẹ khi mẹ đã đi làm lại, hoặc bận rộn không ở bên con để cho bú được. Mẹ bị bệnh phải cách ly, đang điều trị, hoặc khi mẹ sinh đôi, sinh ba nên không thể cho con bú trực tiếp cùng một lúc.
Ngoài ra, bú bình giúp mẹ kiểm soát lượng sữa con ăn mỗi ngày để đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Cho bé bú bình còn thuận tiện khi mẹ có thể lưu trữ lượng sữa lớn.
Tuy nhiên, bú bình có những nhược điểm như các chất dinh dưỡng dễ dàng biến đổi nếu không được bảo quản khoa học, đúng cách. Mẹ phải tiệt trùng bình sữa, chai đựng thật sạch, để tránh làm bé mắc bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, hô hấp.
Mẹ phải xây dựng lịch trình cho bé bú và kế hoạch hút sữa tiêu chuẩn. Ngoài ra, chi phí mua bình sữa cũng khá tốn kém.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kích sữa bằng máy hút sữa hiệu quả nhất
Nhìn chung, có nên hút sữa không tùy thuộc vào nhu cầu của mẹ lẫn bé. Vì thế, mẹ nên tùy chọn theo điều kiện sinh hoạt và đặc điểm cơ thể, nhu cầu để có quyết định hợp lý nhất.