SELECT MENU

Khi nào cần hút mũi cho trẻ sơ sinh? Hướng dẫn cách hút mũi an toàn, hiệu quả

Cao Thao - - 35

Giữ cho mũi của bé sạch sẽ, khô thoáng, loại bỏ các dịch mũi một cách kịp thời là những yếu tố giúp bảo vệ sức khỏe của bé. Hút mũi sẽ giúp bé không cảm thấy khó thở hay khó chịu vì gỉ mũi, nên là một việc rất cần thiết, nhưng không phải bé nào cũng hút mũi. Vậy khi nào cần hút mũi cho trẻ sơ sinh?

1. Tại sao trẻ sơ sinh cần hút mũi?

Thực hiện hút đờm và dịch nhầy trong mũi trẻ sơ sinh là cần thiết. Đây là quá trình có tác dụng loại bỏ những dịch nhầy gây bít tắc đường thở của bé, giúp bé không còn khò khè, khó thở. Dịch mũi được hút ra khỏi đường thở sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

>> Xem thêm: Có nên mua máy hút mũi cho bé không? Review Top 5 máy hút mũi tốt cho bé

Tại sao trẻ sơ sinh cần hút mũi?

Dịch mũi được hút ra khỏi đường thở sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn

Quá trình này cần được bố mẹ trợ giúp vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không thể tự xì mũi hoặc khạc chất nhầy ra khỏi đường thở được. Tuy nhiên, bố mẹ không nên dùng miệng của mình để hút mũi cho trẻ sơ sinh, bởi vì biện pháp này có thể làm bé lây nhiễm vi khuẩn từ nước bọt của bố mẹ, không đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe.

2. Khi nào cần hút mũi cho trẻ sơ sinh

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn gây hại. Đặc biệt là phải chú trọng vấn đề về đường hô hấp. Mỗi khi thời tiết, nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc khi chuyển sang môi trường sống khác, đường mũi của bé có nguy cơ bị ảnh hưởng cao.

khi nào cần hút mũi cho trẻ sơ sinh

Khi nào cần hút mũi cho trẻ sơ sinh

Khi đó trẻ sơ sinh dễ bị nghẹt mũi, sổ mũi và khó thở. Đờm đặc, dịch nhầy sẽ bám dính trong đường thở của bé, khiến bé bị khó thở. Bố mẹ cần chú ý các trường hợp trẻ sốt cao, ngủ li bì và có biểu hiện co giật, khó thở là do trong mũi chứa nhiều dịch nhầy.

Đây là thời điểm bố mẹ cần làm sạch đường mũi cho bé, nếu không sẽ gây thiếu oxy khiến bé không hô hấp bình thường được. Thậm chí, khi để tình trạng này kéo dài, bé có thể bị suy hô hấp, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng.

Tuy nhiên, vì trẻ con rất nhỏ tuổi, nên không biết cách tự xì mũi hoặc khạc dịch nhầy ra khỏi mũi. Vậy nên bố mẹ cần dùng các biện pháp can thiệp và tốt nhất là dùng máy hút mũi chuyên dụng.

3. Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh

Mặc dù máy hút mũi rất tiện dụng và cần thiết, nhưng để có được hiệu quả tốt nhất, bố mẹ phải sử dụng đúng cách với từng độ tuổi khác nhau.

3.1 Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Hút đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần được thực hiện cẩn thận và đúng cách để tránh làm tổn thương khoang mũi, niêm mạc mũi còn nhạy cảm của bé.

  • Ngoài ra cần chuẩn bị nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) đi kèm với máy hút mũi và khăn mềm sạch hoặc khăn giấy.
  • Bước đầu tiên là làm mềm dịch mũi bằng cách nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của bé để làm loãng dịch mũi, giúp dễ dàng hút dịch ra hơn và chờ khoảng 30 giây.
  • Trong lúc thực hiện, bé có thể sợ hãi nên bố mẹ cần làm nhẹ nhàng và vỗ về bé.
  • Sau đó bố mẹ nhẹ nhàng đưa đầu hút của máy hút mũi vào một bên mũi và chọn chế độ nhẹ nhàng, thao tác để hút dịch ra khỏi mũi bé.
  • Sau khi hoàn thành xong một bên mũi, bố mẹ tiến hành tương tự với bên mũi còn lại.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách hút mũi cho bé bằng máy an toàn và hiệu quả

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh

3.2 Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khá tương tự với cách hút mũi cho trẻ 1 tháng tuổi. Tuy nhiên do lúc này bé đã cứng cáp hơn nên sẽ phản kháng ngay khi cảm thấy khó chịu, vậy nên bố mẹ cần phải thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bé.

Lưu ý là không đưa đầu hút quá sâu vào mũi bé để tránh làm trầy xước hoặc tổn thương niêm mạc mũi. Không hút mũi cho trẻ quá 3 – 4 lần mỗi ngày để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Nếu bé có dấu hiệu khó chịu hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nếu dịch nhầy trong mũi trẻ đặc dính, có màu xanh đậm hoặc vàng, hoặc trẻ có triệu chứng sốt cao, khó thở, cần đưa trẻ đi khám để nhận được tư vấn và điều trị kịp thời.

4. Những rủi ro và sai lầm cần tránh khi hút mũi cho bé

Hút mũi là điều cần thiết để giúp đường thở của bé được dễ chịu. Nhưng nếu bố mẹ không thực hiện đúng cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là những sai lầm thường thấy:

Những rủi ro và sai lầm cần tránh khi hút mũi cho bé

Những rủi ro và sai lầm cần tránh khi hút mũi cho bé

  • Lạm dụng dung dịch nước rửa mũi khiến làm mất đi lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc mũi, làm mũi không thể giữ độ ẩm cần thiết, dễ bị khô, ngứa và nhiễm trùng. Ngoài ra còn dẫn đến teo niêm mạc mũi bé, ảnh hưởng khứu giác của bé. Liều lượng phù hợp là nhỏ 2 – 3 giọt.
  • Hút mũi quá nhiều lần bằng máy: Nhiều bố mẹ băn khoăn nên hút mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần. Đáp án là mỗi ngày bố mẹ chỉ nên hút mũi cho bé bằng máy 2 – 3 lần. Nếu hút mũi quá nhiều lần trong ngày sẽ khiến bé bị đau rát, làm mỏng thành mũi, niêm mạc mũi bị tổn thương.
  • Hút mũi khi bé vừa ăn no hoặc khi đang khóc: Nếu bé ăn no mà bố mẹ hút mũi bằng máy sẽ khiến bé bị nôn trớ. Hoặc lúc bé đang khó cũng không nên hút mũi vì làm bé bị sặc. Bố mẹ nên hút mũi cho bé bằng máy sau khi ăn khoảng 30 phút.
  • Đưa đầu hút của máy vào quá sâu mũi bé: Việc đưa  đầu hút vào quá sâu trong mũi bé sẽ gây nên một số hậu quả nghiêm trọng, làm niêm mạc mũi bị bào mòn, tổn thương, hoặc phá vỡ các mạch máu nhỏ trong mũi, làm chảy máu mũi.
  • Sử dụng lực hút quá mạnh: Dùng lực hút quá mạnh khi hút mũi bằng máy cho bé sẽ làm tổn thương mô mềm của mũi bé. Vậy nên cần chọn các cấp độ nhẹ nhàng và điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe, cùng độ tuổi của bé.
  • Hút mũi cho bé bằng máy quá lâu: Nếu hút mũi bằng máy quá lâu sẽ khiến bé bị chảy máu mũi, niêm mạc bị tổn thương. Thời gian lý tưởng mỗi lần hút là 2 – 3 phút.

>> Xem thêm: Máy hút mũi Moaz BéBé có tốt không? Review những điểm nổi bật và cách sử dụng hiệu quả

Trên đây là đáp án cho câu hỏi: Khi nào cần hút mũi cho trẻ sơ sinh. Hy vọng với những chia sẻ trên, bố mẹ có được biện pháp làm sạch mũi cho bé tốt nhất.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý