SELECT MENU

Khủng hoảng xa cách là gì? Những điều ba mẹ cần biết

Cao Thao - - 5

Trong quá trình lớn lên, đôi khi bé sẽ phải xa cách với ba mẹ hoặc người chăm sóc do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là khi ba mẹ đi làm hoặc đi công tác dài ngày. Điều này có thể khiến cho bé bị khủng hoảng xa cách, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển thân thể. Vì thế, gia đình nên tìm hiểu khủng hoảng xa cách là gì, các dấu hiệu nhận biết cũng như những biện pháp để bé vượt qua được hội chứng này.

1. Khủng hoảng xa cách là gì?

Khủng hoảng xa cách ở trẻ em hay còn được gọi là hội chứng lo lắng vì xa cách (Separation anxiety – SA). Đây là những triệu chứng trẻ nhỏ gặp phải khi không muốn chia lìa với người chăm sóc gần gũi nhất, đặc biệt là cha mẹ.

>>Xem thêm: Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì? Bí quyết giúp mẹ và bé cùng vượt qua

Khủng hoảng xa cách là gì?

Khủng hoảng xa cách ở trẻ nhỏ là gì?

Trẻ lo lắng khi phải xa cách cũng là một biểu hiện cho thấy trẻ đang đang phát triển tính độc lập và cảm xúc mong muốn an toàn. Bé bắt đầu hiểu hơn về sự khác biệt giữa đồ vật và con người xung quanh. Tuy nhiên lúc này trẻ chưa hiểu rõ về thời gian nên sinh ra cảm xúc lo lắng vì không biết bao giờ gặp ba và mẹ. Vì thế, hầu hết trẻ em đều gặp phải hội chứng này, nhưng sẽ biểu hiện ở những mức độ khác nhau tùy theo từng đứa trẻ.

Thời điểm bé bắt đầu cảm thấy được sự xa cách và lo lắng về nó chính là lúc được khoảng 8 tháng tuổi. Sau đó sẽ đạt điểm trong thời điểm 13 – 15 tháng và có thể kéo dài từ 2 – 5 tháng. Sau khi được 2 tuổi, trẻ sẽ hiểu được ba mẹ sớm quay trở lại và các triệu chứng khủng hoảng sẽ chấm dứt dần.

Tuy nhiên, khi hội chứng này kéo dài trên 2 năm thì có thể biến thành rối loạn lo âu phân ly (SAD). Trẻ sẽ lo lắng, sợ hãi quá mức nếu bị tách rời khỏi người thân hoặc là môi trường, không gian quen thuộc. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ sợ ở một mình, sợ đi học, thậm chí là không ngủ được nếu không có vật quen thuộc bên cạnh. Và khi phải xa cách với người thân đột ngột sẽ bị rối loạn ý thức, trí nhớ hoặc nhận thức về môi trường.

2. Dấu hiệu nhận biết khủng hoảng xa cách ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết khủng hoảng xa cách ở trẻ

Những dấu hiệu nhận biết khủng hoảng xa cách ở trẻ

Trẻ bị khủng hoảng xa cách sẽ gặp những ảnh hưởng lớn tới hoạt động sinh hoạt thường ngày. Vì thế gia đình cần chú ý những triệu chứng sau để xác định trẻ có bị khủng hoảng vì xa cách hay không:

  • Trẻ lo lắng, bồn chồn nếu không được ở gần với người chăm sóc gần gũi nhất.
  • Các bé lo lắng khi người chăm sóc không quay lại hoặc khi gặp chuyện bất ngờ.
  • Nếu không có người chăm sóc bên cạnh thì trẻ không ngủ được.
  • Luôn bám lấy người chăm sóc mình khi đến môi trường xa lạ hoặc gặp người lạ.
  • Trong lúc ngủ thường mơ thấy ác mộng, có triệu chứng đau trên cơ thể.
  • Nếu đi khám bác sĩ thì phải có người đi cùng.
  • Khó hoặc không thể kết bạn.
  • Có những hành động như đi tiểu nhiều lần, đóng cửa rồi mở cửa liên tục do lo lắng thái quá.
  • Trẻ không muốn ở một mình ở nhà.
  • Nếu không có người chăm sóc bên cạnh, trẻ khó tập trung vào các hoạt động của bản thân.
  • Khi không ở bên cạnh người chăm sóc, trẻ thường xuyên quấy khóc, than thở về việc bị đau đầu, đau bụng, …

3. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng xa cách

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng xa cách

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng xa cách ở trẻ nhỏ

Dưới đây là những nguyên nhân thường thấy nhất có khả năng gây ra hội chứng khủng hoảng vì xa cách ở trẻ nhỏ:

  • Trẻ bị thay đổi đột ngột môi trường sống, ví dụ như chuyển nhà, di cư, … nên có cảm giác bị cô lập hoặc xa lìa với nơi quen thuộc.
  • Trường hợp trẻ mất mát do người thân hoặc bạn bè, hay những mối quan hệ quan trọng khác nên có cảm giác bị tách biệt.
  • Do sự xung đột hoặc căng thẳng trong gia đình làm cho trẻ cảm thấy không an toàn.
  • Trẻ thất vọng vì mối quan hệ nào đó, ví dụ như khi không được chăm sóc hoặc hỗ trợ đúng mức, đúng cách.
  • Xảy ra sau khi trẻ bị cô lập hoặc cảm thấy bị cô lập, gặp khó khăn khi giao tiếp hoặc do xung đột, hay là không phù hợp với nhóm bạn, ngoài ra cũng có thể do thiếu tự tin.
  • Trẻ gặp hội chứng xa cách do những khoảng thời gian xảy ra cách lý xã hội, ví dụ thời kỳ dịch bệnh, nên mất đi sự kết nối xã hội.

4. Thời điểm nào khiến bé thường gặp phải khủng hoảng xa cách

Cảm giác lo lắng vì xa cách xảy ra ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của trẻ. Vậy nên ba mẹ sẽ phải có cách xử lý khác nhau theo từng giai đoạn.

Cụ thể là khi được 8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có cảm giác lo lắng bị xa cách. Nhưng thông thường chỉ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng cho đến khi trẻ hiểu ra ba mẹ không xa cách mình quá lâu.

Ba mẹ có thể gửi trẻ từ lúc 6 tháng tuổi để quen dần với người lạ, môi trường mới và với sự vắng mặt của ba mẹ. Ngoài ra, ba mẹ nên tìm biện pháp để trẻ không còn căng thẳng khi gặp người lạ.

Thời điểm nào khiến bé thường gặp phải khủng hoảng xa cách

Giai đoạn khủng hoảng xa cách xảy ra ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của trẻ

Đối với trẻ 1 – 2 tuổi, ba mẹ có việc vắng mặt sẽ làm trẻ khóc, làm nũng để níu chân thì chính là biểu hiện của khủng hoảng xa cách. Ba mẹ nên tìm cách để trẻ phân vân, không nhớ đến sự vắng mặt của mình. Ví dụ như giao các nhiệm vụ học tập, chơi đùa, … đồng thời nên chia sẻ về thời điểm quay lại để trẻ không còn quá lo lắng.

Khi các bé đi học mẫu giáo, thường lo lắng do xa cách với ba mẹ lại phải làm quen với môi trường lạ. Ba mẹ nên thuyết phục trẻ đương đầu trong hoàn cảnh này, đồng thời thể hiện sự quan tâm của mình để giúp trẻ luôn cảm thấy an toàn và yên tâm đi học. Lưu ý rằng không nên nổi nóng với trẻ.

5. Cách giúp con vượt qua khủng hoảng

Nếu trẻ không vượt qua khủng hoảng xa cách thì rất ảnh hưởng khi lớn dần lên, đặc biệt là khi đi học, hoặc thay đổi môi trường sống đột ngột. Do đó ba mẹ có thể tìm những biện pháp để trẻ hiểu được và vượt qua khủng hoảng.

5.1 Nhanh chóng khi nói chào tạm biệt

Ba mẹ càng kéo dài thời gian tạm biệt, bé sẽ càng lưu luyến hơn, đồng thời nhanh chóng cảm thấy sợ hãi khoảng thời gian phải xa cách bố mẹ. Do đó phụ huynh cần thực hiện quá trình chào tạm biệt bé thật nhanh chóng, dứt khoát và phải tỏ ra vui vẻ, ngọt ngào.

Cách giúp con vượt qua khủng hoảng

Cách giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng xa cách

5.2 Báo trước cho con biết thời gian quay trở lại và đảm bảo đúng giờ

Nếu ba mẹ có việc phải rời khỏi con trong một khoảng thời gian nhất định, hãy báo cho trẻ biết chính xác thời điểm mình trở lại. Đồng thời ba mẹ phải giữ lời hứa, có mặt tại nhà cùng bé đúng như đã hẹn.

Vì các bé còn nhỏ, nên có thể gặp khó khăn trong việc xác định thời gian, nên ba mẹ cần có cách nói phù hợp. Ví dụ như nếu ba mẹ quay trở lại vào lúc 6h tối thì có thể giao hẹn với con là gặp lại còn sau khi ăn xong bữa tối hoặc sau khi con xem xong chương trình yêu thích.

Hay là nếu đi công tác 3 ngày thì nên trả lời con là ba mẹ sẽ về sau khi con ngủ 3 đêm. Cách nói này vừa khiến con dễ hiểu hơn, vừa tăng thêm sự tự tin khi có thể độc lập hoàn thành nhiều công việc như đã hẹn.

Ngay cả khi bạn đã hoàn thành công việc và có thể sớm trở về, nhưng hãy đảm bảo đúng thời điểm đã hẹn trước với bé. Đây là cách giúp bé biết chính xác hơn về thời gian, độc lập hơn khi xa bố mẹ và có thêm niềm tin vào người lớn.

5.3 Giúp con hình thành phản xạ khi chia tay

Ba mẹ có thể xây dựng một phản xạ hoặc thói quen xác định sắp phải tạm xa ba mẹ trong thời gian nhất định. Ví dụ như hãy ôm hôn con và tạm biệt, vỗ tay hay ngoắc tay với con cùng một lời hứa trước khi rời khỏi nhà. Những biện pháp này giúp con xác định tín hiệu cần độc lập và tự tin hơn trong thời gian xa cách ba mẹ.

Nếu như ba mẹ đang tập cho bé ngủ riêng thì có thể tạo một số thói quen trước giờ đi ngủ như là: đọc truyện, hát ru hoặc massage nhẹ nhàng cho con. Sau đó an ủi con nếu như tỉnh dậy mà không thấy ba mẹ. Lưu ý khi thực hiện các hoạt động này, không lén rời khỏi phòng con vì dễ làm trẻ thấy không an toàn, thiếu tin tưởng vào ba mẹ. Vậy nên hãy chúc con ngủ ngon rồi mới rời khỏi phòng.

5.4 Giúp con làm quen với người lạ hay không gian lạ

Ba mẹ có thể tập cho con đi đến những không gian lạ, giúp bé dạn dĩ và thoải mái hơn khi thay đổi môi trường. Ngoài ra nên thực hiện các hoạt động giao tiếp với người khác chưa quen biết, để trẻ phát triển khả năng giao tiếp, thêm tự tin hơn. Tuy nhiên, cần phải dạy cho bé biết cách đề phòng trong nhiều trường hợp.

5.5 Luôn kiên nhẫn và bao dung bé

Khủng hoảng vì xa cách có thể khiến các bé sụp đổ tâm lý, nhưng cũng ảnh hưởng đến ba mẹ. Nếu ba mẹ có dấu hiệu mất bình tĩnh, thiếu kiên nhẫn, lo lắng đều sẽ làm bé sợ hãi theo.

Đó là lý do khi cần tạm biệt con, bản thân ba mẹ không nên bịn rịn, cần thể hiện sự bình tĩnh để trẻ thấy an tâm hơn. Đây cũng là cách giúp trẻ có thể quản lý cảm xúc và đương đầu với những tình huống khó khăn trong cuộc sống.

6. Một số lời khuyên dành cho ba mẹ

ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý và có biện pháp giúp con vượt qua khủng hoảng

Một số lời khuyên cho ba mẹ khi bé bị khủng hoảng xa cách

Khủng hoảng vì xa cách không chỉ là thách thức của trẻ mà còn của bố mẹ khi bước sang giai đoạn phát triển mới của con. Đó là lý do mà ba mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý, có những biện pháp giúp con vượt qua khủng hoảng.

Nếu con có các biểu hiện khủng hoảng, ba mẹ cũng phải thật bình tĩnh, ổn định tình hình. Đồng thời hãy luôn dứt khoát để tránh cho bé càng thêm sợ hãi, hoặc đơn giản là dựa dẫm vào ba mẹ quá nhiều. Ngoài ra hãy luôn giữ lời hứa thì bé sẽ tự tin và can đảm hơn.

>>Xem thêm: Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn – đơn giản, bố mẹ nên biết

Xin mời ba mẹ tham khảo những chia sẻ trên để có biện pháp đồng hành cùng con khi vượt qua khủng hoảng xa cách. Hãy để bé độc lập và tự tin, chuẩn bị cho quá trình khám phá thế giới mới.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý