Kiết lỵ là gì? Cách phòng tránh kiết lỵ ở trẻ em hiệu quả
Trẻ em rất nhạy cảm và yếu ớt trước những loại bệnh tật. Trong đó phải kể đến bệnh kiết lỵ, có thể mang đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì thế ba mẹ nhất định phải hiểu rõ kiết lỵ là gì, các triệu chứng nổi bật, các nhanh chóng phát hiện, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. Cũng như ba mẹ có thể chủ động phòng tránh để đảm bảo an toàn cho các bé.
1. Kiết lỵ là gì? Những triệu chứng của bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ là dạng bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn E. coli, salmonella và shigella … gây ra. Triệu chứng điển hình của kiết lỵ là tiêu phân nhầy máu. Nếu phân lỏng và chủ yếu chứa dịch nhầy cùng máu thì cần phải bổ sung nước, đồng thời có những biện pháp điều trị cấp tốc thì mới tránh được những biến chứng nguy hiểm.
>>Xem thêm: Trẻ em nóng trong uống gì cho mát? Lời khuyên từ chuyên gia
![Kiết lỵ là gì? Cách phòng tránh kiết lỵ ở trẻ em hiệu quả 1 kiết lỵ là gì](https://moazbebe.com/wp-content/uploads/2025/02/kiet-ly-la-gi.jpg)
Nguyên nhân dẫn đến kiết lỵ thường là do những loại vi khuẩn trên lây lan từ cơ thể người bệnh sang, do có sự tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trong phân, các loại thực phẩm, nước uống. Ngoài ra có thể do bơi lội trong nước ô nhiễm, chứa vi khuẩn.
Kiết lỵ có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Tuy nhiên, trẻ em thường xảy ra kiết lỵ nhiều hơn so với người trưởng thành, nhất là ở độ tuổi từ 2 – 4 tuổi. Vì vậy gia đình cần phải chăm sóc bé thật cẩn thận để tránh mắc bệnh, cũng như có những biện pháp điều trị kịp thời để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Bệnh kiết lỵ thường phát triển mạnh hơn vào mùa hè. Đó là do thời tiết mùa này biến đổi nhanh chóng, cũng như do ảnh hưởng từ lối sinh hoạt, ăn uống làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể.
Người mới nhiễm bệnh sẽ không có triệu chứng dễ phát hiện. Một vài trường hợp có biểu hiện tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc là lỵ tối cấp. Khi bị áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng ngoài tim, màng phổi. Nếu gia đình không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.
Người tiếp xúc với vi khuẩn từ 1 đến 2 ngày sau sẽ có các triệu chứng bị tiêu chảy và kèm theo máu tươi, bị sốt, bụng đau quặn. Lúc này phải có những biện pháp điều trị nhanh chóng và dứt điểm. Ngoài ra cũng phải chú ý rằng có một số trường hợp người bị nhiễm khuẩn mà không hề có triệu chứng nào, nhưng vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác.
2. Những nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ ở trẻ em
![Kiết lỵ là gì? Cách phòng tránh kiết lỵ ở trẻ em hiệu quả 2 nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ ở trẻ em](https://moazbebe.com/wp-content/uploads/2025/02/kiet-ly-la-gi-4.jpg)
Để ngăn chặn những nguy hại từ bệnh kiết lỵ ở trẻ em, gia đình cần phải biết rõ những nguyên nhân, sớm có phương án phòng tránh:
Do các loại vi khuẩn gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng, thường là thông qua phân. Chủ yếu là do có người trong gia đình bị bệnh, sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ, chạm vào đồ ăn của thành viên khác làm cho vi khuẩn lây lan. Ngoài ra, một số đồ đạc của người gây bệnh cũng có thể lây dính vi khuẩn, nếu dùng chung đồ sẽ bị lây bệnh.
Có thể là do vi khuẩn bên trong phân của các loại thú cưng, được nuôi trong nhà. Khi người trong gia đình chơi đùa với các con vật như sờ vào lông, chân, chạm vào thức ăn, nước bọt của động vật sẽ bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Nếu trong nhà có ruồi cũng có thể dẫn đến kiết lỵ vì ruồi bu vào phân hay nơi có vi khuẩn lây bệnh rồi đậu lên thức ăn của con người.
3. Bé bị kiết lỵ bao lâu thì khỏi
Nếu gia đình chăm sóc đúng cách, bé bị kiết lỵ sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, gia đình không nên chủ quan vì nếu để bệnh trở nặng sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, viêm loét đại tràng sau lỵ, thủng ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa… Vì thế, nếu bố mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu bị kiết lỵ, cần có những biện pháp điều trị nhanh chóng và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng.
>>Xem thêm: Những điều cần biết về giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh
![Kiết lỵ là gì? Cách phòng tránh kiết lỵ ở trẻ em hiệu quả 3 Bé bị kiết lỵ bao lâu thì khỏi](https://moazbebe.com/wp-content/uploads/2025/02/kiet-ly-la-gi-2.jpg)
4. Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì?
Nếu bé có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng kèm máu và có dịch nhầy, cơ thể sốt cao… thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị. Ngoài ra, để giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe, ba mẹ nên cho bé ăn những loại thực phẩm như sau:
Các loại thực phẩm dễ tiêu, giúp bé nhẹ bụng, tiêu hóa nhanh chóng, tránh bị đi ngoài dạng lỏng.
Ưu tiên các món ăn nhạt và loãng, không chứa nhiều gia vị như súp, cháo, … để bổ sung dưỡng chất và không gây kích thích lên đường ruột của trẻ.
Sử dụng các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn probiotic như sữa chua, để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giúp trẻ hấp thu các dưỡng chất hiệu quả hơn, nhanh chóng cải thiện sức khỏe.
Ăn những loại rau trái có chứa nhiều chất xơ hòa tan và pectin, để hỗ trợ giảm triệu chứng tiêu chảy, cải thiện sức khỏe đường ruột của trẻ.
Đối với những bé đang còn dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú đồng thời có chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp thêm nhiều dưỡng chất có lợi cho bé, cũng như giúp bé dễ dàng tiêu hóa hơn.
![Kiết lỵ là gì? Cách phòng tránh kiết lỵ ở trẻ em hiệu quả 4 Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì?](https://moazbebe.com/wp-content/uploads/2025/02/kiet-ly-la-gi-3.jpg)
5. Cách phòng tránh bệnh kiết lỵ ở trẻ em hiệu quả
Để phòng tránh bệnh kiết lỵ ở trẻ em, gia đình cần giữ những nguyên tắc như sau:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, nơi ăn ngủ của các bé.
- Không để các bé tiếp xúc với những người đang bị kiết lỵ.
- Nhắc nhở bé luôn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi vệ sinh, đặc biệt là nên dùng các loại xà phòng, nước rửa tay chuyên dụng.
- Tuân thủ nguyên tắc nấu nướng kỹ, ăn chín uống sôi cho các bé.
- Không ăn những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, các loại đồ ăn chế biến sẵn.
- Chế biến thực phẩm sạch sẽ, kỹ lưỡng và đúng cách.
- Vệ sinh và khử khuẩn nhà cửa, nơi bé thường xuyên chơi đùa thường xuyên.
- Khử trùng bình sữa, vật dụng của bé bằng máy tiệt trùng chuyên dụng để bảo vệ sức khỏe của bé
>>Xem thêm: Như thế nào là bé hợp sữa? Dấu hiệu nhận biết trẻ hợp sữa chính xác
Như vậy là ba mẹ đã biết kiết lỵ là gì cùng với các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Đây là một căn bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ, nên gia đình cần chú ý cẩn thận để bảo vệ sức khỏe cho các bé.