SELECT MENU

Làm sao để biết sữa mẹ ít hay nhiều? Mẹ ít sữa phải làm sao?

Cao Thao - - 14

Xác định được bản thân có nhiều hoặc ít sữa sẽ giúp mẹ luôn cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng cho con, cũng như có những biện pháp khắc phục tốt nhất. Nhưng làm sao để biết sữa mẹ ít hay nhiều và mẹ cần phải làm như thế nào nếu bị ít sữa? Những thắc mắc này sẽ được Moaz BéBé chia sẻ các giải đáp ngay tại đây!

1. Làm sao để biết mẹ ít hay nhiều sữa

Làm sao để biết mẹ ít hay nhiều sữa

Những dấu hiệu để nhận biết mẹ ít hay nhiều sữa

Để xác định được mẹ có ít sữa hay nhiều sữa, có thể căn cứ vào những dấu hiệu của trẻ khi bú, hình dáng ngực của mẹ hoặc chính cảm nhận của mẹ:

1.1 Dấu hiệu nhận biết mẹ ít sữa

Mẹ sẽ nhận ra bản thân bị ít sữa nếu có những dấu hiệu như sau:

  • Trẻ chỉ bú trong thời gian ngắn rồi bỏ bú, có thể là không chịu bú tiếp nữa do không hút được sữa.
  • Trẻ bú mỗi bên ngực trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 5 phút rồi dừng lại.
  • Ngực mẹ không căng tròn mà có dấu hiệu xẹp xuống, kích thước nhỏ và mềm.
  • Mẹ không bị căng đầy ngực, đồng thời cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu.
  • Sữa mẹ có màu nhạt hoặc màu trong vắt.
  • Bé thường chậm tăng cân, không có dấu hiệu phát triển cơ thể, thường xuyên khóc do đói, vàng da, khô miệng, đi tiểu ít.

1.2 Dấu hiệu nhận biết mẹ nhiều sữa

Nếu như ngực mẹ căng đầy sữa, có đủ sữa cho bé bú thì sẽ dễ dàng nhận thấy qua những dấu hiệu như sau:

  • Bé bú đều đặn và lâu dài hơn, thường trong khoảng 5 – 10 phút mỗi bên rồi mới chuyển sang phía còn lại. Mẹ có thể nghe thấy rõ tiếng bú mút và nuốt sữa của bé.
  • Sau khi bú xong, bé có thể tự chơi một mình, không quấy khóc hoặc ngủ ngon do có đủ sữa nên đã no.
  • Ngực của mẹ căng tròn, đôi khi rỉ sữa ra bên ngoài do có nhiều sữa.
  • Bầu ngực của mẹ có kích thước nhỏ, nhưng căng phồng, không mềm hoặc xệ xuống.

2. Dấu hiệu mẹ không đủ sữa cho con bú

Phát hiện sớm các dấu hiệu không đủ sữa cho bé bú sẽ giúp mẹ nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục và phòng ngừa tình trạng xấu đi. như vậy sẽ giúp gia đình có được cách tốt nhất để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.

>>Xem thêm: Dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất và những tuyệt chiêu giúp tăng chất lượng sữa mẹ

Dấu hiệu mẹ không đủ sữa cho con bú

Dấu hiệu mẹ không đủ sữa cho con bú

2.1 Sữa tiết ra ít và không tăng sau nhiều ngày

Sau khi sinh xong thì nhiều mẹ chưa có nhiều sữa, thậm chí không tiết sữa. Nhưng sau 1 tuần thì sữa sẽ tiết ra ổn định và nhiều hơn. Vì thế trong 1 tuần đầu mẹ không cần lo lắng. Nhưng nếu sau thời gian này mà lượng sữa tiết ra không tăng lên, thậm chí có dấu hiệu sụt giảm thì có thể là mẹ đang bị ít sữa.

2.2 Bầu ngực xẹp xuống

Nếu như mẹ có lượng sữa dồi dào, bầu ngực sẽ căng và tròn đầy. Còn nếu như bầu ngực bị xẹp xuống thì có thể là dấu hiệu mẹ ít sữa, thiếu sữa.

2.3 Trong thời gian mang thai, bầu ngực của mẹ không có sự thay đổi

Trong thời gian mang thai, bầu ngực của mẹ có xu hướng căng lên và tròn đầy vì cơ thể đã bắt đầu tạo sữa. Nhưng nếu như kích thước bầu ngực không thay đổi thì có thể là một trong những dấu hiệu mẹ ít sữa.

2.4 Sau khi sinh con, ngực không căng sữa

Nếu bầu vú của mẹ không căng sữa sau khi sinh thì có thể là biểu hiện của việc mẹ bị ít sữa, không đủ sữa cho con bú. Không nên để tình trạng này kéo dài.

2.5 Khi con bú, mẹ cảm thấy đau ở núm vú và bụng

Bé ngậm vú không đúng cách sẽ khiến mẹ bị đau ở núm vú. Nhưng nếu bé đã ngậm đúng cách mà vẫn bị đau đớn ở đấy và tại bụng thì là dấu hiệu mẹ bị thiếu sữa. Đó là do bé không có đủ sữa nên phải nhai và cố mút đầu vú của mẹ để ra sữa.

>>Xem thêm: Mất sữa 1 bên có lấy lại được không? Những điều mẹ cần lưu ý

Dấu hiệu mẹ không đủ sữa cho con bú

Khi con bú, mẹ cảm thấy đau ở núm vú và bụng là dấu hiệu mẹ bị thiếu sữa

2.6 Mẹ không có cảm giác ngứa, bứt rứt ở ngực

Khi bé bú xong, nếu mẹ có đủ sữa thì sẽ thấy cảm giác ngứa và bứt rứt như có kim châm ở đầu vú. Nhưng nếu như mẹ không có những cảm giác này thì có thể là sữa đang không đủ.

2.7 Bé bị chậm tăng cân

Vì mẹ không có đủ sữa nên bé không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và hậu quả là chậm phát triển. Bé sẽ bị chậm tăng cân, chiều cao không đủ. Hơn nữa biểu hiện của bé không vui vẻ, ủ rũ và mệt mỏi, có thể bị vàng da. Bé cũng thường xuyên quấy khóc hơn và khó ngủ.

2.8 Thời gian bú mẹ quá ngắn hoặc quá dài

Thời gian trung bình trong mỗi cữ bú của bé là từ 10 – 20 phút. Nhưng nếu bé bú quá ngắn, dưới 5 phút hoặc bú quá dài mà vẫn cảm thấy không đủ no, khó chịu và quấy khóc thì chứng tỏ là mẹ không đủ sữa cho con.

2.9 Cách trẻ bú sữa

Nếu bé mút rất nhanh thì thông thường là mẹ đang không có đủ sữa. Ngược lại khi sữa mẹ nhiều, bé sẽ mút và nuốt chậm rãi. Có khả năng trẻ còn lim dim ngủ khi đang bú.

3. Mẹ ít sữa phải làm sao? Cách tăng sữa cho mẹ

Nếu như mẹ bị ít sữa thì cần thực hiện những biện pháp khắc phục kịp thời để không kéo dài tình trạng này, tránh không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Vậy nên gia đình có thể thực hiện một số cách tăng sữa như sau:

Mẹ ít sữa phải làm sao?

3.1 Tăng cường cho con bú

Mẹ có thể bắt đầu bằng việc cho con bú thật thường xuyên. Bé sẽ là nhân tố kích thích cơ thể mẹ sản xuất sữa. Thời gian bú của bé kéo dài 10 – 15 phút để cơ thể sản sinh hormone và kích thích quá trình tái tạo sữa.

3.2 Xây dựng lịch hút sữa đều đặn

Sử dụng máy hút sữa là một cách hay để kích sữa trở lại. Mẹ cần lên một thời gian biểu hút sữa đều đặn và khoa học. Cụ thể là nên hút 8 lần một ngày và thời gian hút sữa cách nhau 2 – 3 giờ. Mỗi lần mẹ thực hiện hút sữa không quá 30 phút.

Những thời điểm sau thích hợp để mẹ hút sữa là 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 18 giờ, 21 giờ, 24 giờ và 3 giờ, tính cả ban đêm. Mẹ đảm bảo hút sữa đều đặn theo lịch sẽ giúp cơ thể kích thích sản xuất sữa về nhanh chóng hơn.

3.3 Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Mẹ cần phải xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng nhóm thực phẩm. Nên thêm vào thực đơn những món ăn có trứng gà, các loại cá giàu omega 3, thịt bò, rau xanh, trái cây cùng với nhiều loại hạt như đậu nành, đậu xanh. Ngoài ra, mẹ lưu ý uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để duy trì năng lượng và giúp cơ thể sản xuất sữa nhiều hơn.

3.4 Giữ tâm lý thoải mái

Tâm trạng của mẹ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sữa. Vì thế mẹ nên giữ tinh thần lạc quan, tránh để đầu óc căng thẳng. Gia đình cũng nên tham gia vào động viên mẹ, giúp cho mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và không gặp áp lực lớn, đặc biệt là không nên để mẹ cảm thấy có trách nhiệm, sẽ bị mệt mỏi và khó có sữa trở lại.

Cách tăng sữa cho mẹ

Một số cách tăng lượng sữa cho mẹ

3.5 Thận trọng khi uống các loại thuốc

Uống một số loại thuốc khi mang thai và sinh con có thể khiến mẹ bị mất sữa, không đủ sữa. Vậy nên mẹ cần thận trọng khi uống thuốc, chỉ uống thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ và không nên tự ý dùng thuốc không kê đơn.

3.6 Luôn để bé bú hết sữa

Trong mỗi lần bú, mẹ cần để bé bú hết sữa trong ngực, để kích thích cơ thể tiếp tục sản xuất sữa. Nhưng nếu như bé không bú hết thì nên sử dụng máy hút sữa để vắt kiệt sữa trong bầu ngực.

3.7 Cho bé bú đúng tư thế

Khi mẹ để bé bú đúng tư thế thì sẽ bú được nhiều sữa hơn, đồng thời giảm khả năng tạo áp lực lên bầu ngực của mẹ. Bé cũng sẽ giúp mẹ hút sữa ra khỏi ngực nhiều để tránh tình trạng tắc tia sữa, là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc bị suy giảm và mất sữa.

4. Một số câu hỏi thường gặp về vấn đề mẹ ít sữa

Khi mẹ gặp phải tình trạng bị ít sữa, mẹ có thể khá lo lắng và thường đặt ra câu hỏi. Dưới đây là một số thắc mắc thường thấy:

Mẹ ít sữa có nên cai sữa cho con?

>>Xem thêm: Cách dặm thêm sữa công thức cho trẻ sơ sinh an toàn, chuẩn khoa học

Mẹ ít sữa có nên cai sữa cho con?

Mẹ ít sữa có nên cai sữa cho con?

Nếu mẹ bị ít sữa và muốn cai sữa cho con thì phải xem xét vào những yếu tố có khả năng ảnh hưởng. Ví dụ như là:

Độ tuổi của bé: Nếu bé dưới 6 tháng tuổi thì không nên vội vàng cho bé cai sữa mà nên thử để bé bú sữa mẹ hoặc kết hợp với sữa công thức. Đối với bé từ 6 tháng – 1 tuổi, đã ăn dặm thì có thể duy trì vừa cho bé bú vừa bổ sung thực đơn ngoài. Sau khi bé trên 1 tuổi có thể suy xét việc cai sữa hoàn toàn.

Tình trạng sức khỏe của mẹ: Nếu mẹ gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc không thể duy trì cho con bú thì nên cai sữa. Còn khi mẹ có sức khỏe tốt, nên thử các các biện pháp kích sữa.

Mẹ ăn ít có ảnh hưởng đến chất lượng sữa không?

Mẹ ăn ít không hẳn là nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng sữa. Điều mẹ cần làm là ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng hóa các món ăn. Mẹ cũng ưu tiên ăn những thực phẩm lợi sữa, uống nhiều nước, tránh xa các món ăn có thể làm tiêu sữa.

Tuy nhiên mẹ không nên vội vàng thực hiện các biện pháp ăn kiêng giảm cân vì dễ dàng ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú. Mẹ có thể cân nhắc khi cơ thể không sản xuất được sữa, bé đang uống sữa công thức và có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

Bé bú ít mẹ có mất sữa không?

Nếu bé bú quá ít thì cơ thể mẹ sẽ ít sữa dần đi theo nhu cầu của bé vì cho rằng không cần phải sản xuất nhiều sữa. Đó là lý do các bà mẹ nên để bé bú mẹ thường xuyên và đều đặn, tránh bị mất sữa.

>>Xem thêm: Cách gọi sữa về sau khi mất sữa hiệu quả mẹ cần biết

Với những biện pháp trên, mẹ có thể xác định làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều. Hy vọng qua những chia sẻ này, mẹ có thể biết chính xác tình trạng cơ thể để có những chế độ chăm sóc bản thân và bé tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý