Lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì? Cách trị lông đẹn hiệu quả, an toàn
Nhiều trẻ sơ sinh khi chào đời cơ thể đã xuất hiện nhiều lông đặc biệt là ở vùng lưng. Điều này khiến bố mẹ vô cùng lo lắng, vì không biết lớp lông đẹn này có gây hại cho sức khỏe của trẻ hay không? Vậy lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì? Có cách nào trị lông đẹn hiệu quả, an toàn không? Hãy cùng Moaz BéBé tìm lời giải đáp xoay quanh vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì?
Lông đẹn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như lông tơ, lông măng, lông cáy, lông quắm,… Đây là phần lông mềm, mịn được hình thành sớm trên cơ thể trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ. Từ tuần thứ 12 – 20 của thai kỳ, thai nhi đã mọc nhiều lông tơ bao phủ cơ thể ngoại trừ các vị trí như: môi, lòng bàn chân, lòng bàn tay và bộ phận sinh dục. Đến khoảng cuối thai kỳ, thông thường ở tuần thứ 32 – 34 tuần tuổi, lông đẹn bắt đầu rụng dần và trộn lẫn với nước ối. Đây chính là một phần thức ăn đầu tiên của trẻ. Để kiểm nghiệm điều này, mẹ có thể quan sát phân su của trẻ khi mới chào đời sẽ nhìn thấy một số lượng lông tơ có lẫn trong phân.
>>Xem thêm: Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn – đơn giản, bố mẹ nên biết
Vậy lông đẹn có tác dụng gì đối với thai nhi? Có lẽ mẹ không biết, lông đẹn đóng vai trò tương đối quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi:
- Khi còn trong tử cung, lông đẹn có chức năng tương tự như lớp mỡ dưới da của cơ thể, chúng có tác dụng giữ ấm và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thai nhi.
- Bảo vệ thai nhi tránh khỏi các tác động cơ học từ nước ối và bảo vệ làn da tránh bị hư hỏng
- Kích thích sự phát triển của các giá quan trong cơ thể
2. Lông đẹn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Như vậy, lông đẹn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bình thường. Đây là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ.
3. Cách trị lông đẹn an toàn, hiệu quả
Hầu hết, lông đẹn ở trẻ sơ sinh sẽ rụng dần đến khi trẻ được 2 tháng tuổi. Một số ít, sẽ kéo dài đến khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Mặc dù, đây là lông tơ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng có thể gây mất thẩm mỹ. Vì thế, nhiều mẹ vẫn muốn tìm cách trị lông đẹn cho trẻ bằng các phương pháp khoa học hoặc tắm lá an toàn.
Dưới đây là một số cách trị lông đẹn an toàn cho trẻ, không chỉ giúp rụng lông hiệu quả mà còn làm mát da trẻ:
3.1 Tắm nước lá trầu không
Lá trầu không trong đông y được xem là nguyên liệu quý có tính kháng khuẩn cao, chống dị ứng, ngứa ngáy và khử mùi hôi rất tốt. Do đó, tắm nước lá trầu không được xem là cách giúp làm rụng lông đẹn ở lưng trẻ an toàn.
Lưu ý: Mẹ nên chọn những lá trầu không tươi, sạch, không bị chuyển màu và khi tắm mẹ hãy pha loãng với nước ấm, không nên tắm nước lá trầu không quá đặc cho trẻ.
3.2 Tắm nước lá đậu ván
Muốn tẩy lông đẹn cho trẻ an toàn không thể không kể đến việc tắm cho trẻ bằng nước lá đậu ván. Mẹ hãy chọn những chiếc lá còn xanh tươi, không bị sâu, rửa sạch và đun nước tắm cho trẻ. Trong khi nấu, mẹ có thể cho thêm một chút muối sạch và vò nát lá đậu. Sau khi đun xong, nước nguội dần mẹ hãy lọc lấy nước và pha với nước ấm để tắm cho trẻ.
Lưu ý: Mẹ nên tắm lại bằng nước sạch cho trẻ và dùng khăn mềm lau khô cơ thể trước khi mặc quần áo.
3.3 Tắm nước lá vông
Tắm nước lá vông cũng là cách giúp mẹ làm rụng lông đẹn ở trẻ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, trước khi nấu mẹ nên ngâm lá vông trong nước từ 5 – 15 phút và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Để phát huy hiệu quả tốt nhất, trước khi đun mẹ nên vò nát nắm lá vông để ra hết nhựa và tinh dầu.
Mẹ nấu nước lá vông đến khi nước chuyển màu và để nguội lấy phần nước trong pha cùng nước ấm để tắm cho trẻ.
3.4 Tắm nước cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi có nhiều trong tự nhiên và cũng có tác dụng trong việc tắm mát, loại bỏ lông đẹn ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể đun nước lá cây nhọ nồi cũng giống như đun nước lá vông để tắm cho trẻ.
Ngoài ra, mẹ cũng nên áp dụng một số biện pháp giúp làm giảm lông đẹn an toàn ở trẻ sơ sinh như:
- Tắm sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày, đặc biệt ở những vùng có lông đẹn mẹ có thể chà nhẹ nhiều lần để kích thích lông rụng dần.
- Thực hiện massage cho trẻ thường xuyên để giảm tình trạng lông đẹn dày trên cơ thể, đồng thời cũng giúp trẻ cảm thấy thư thái, thoải mái
- Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp dân gian chà mạnh lên da trẻ
- Không bôi các loại thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể làm da trẻ bị dị ứng, nhiễm trùng, viêm da,…
4. Các vấn đề liên quan đến lông đẹn ở trẻ sơ sinh
Lông đẹn ở trẻ sơ sinh luôn là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Dưới đây là một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề này đã được Moaz BéBé tổng hợp:
Có nên tẩy lông đẹn cho trẻ hay không?
Câu trả lời là không nên, vì theo y học không có bệnh lông đẹn nên các phương pháp tẩy, triệt lông,… theo dân gian hoặc dùng thuốc tự ý đều không được khuyến nghị và có thể làm hỏng da của trẻ.
Trong trường hợp, lông đẹn xuất hiện nhiều cùng các biểu hiện: trẻ thường xuyên bỏ bú, ngủ hay giật mình, chậm tăng cân, bị tiêu chảy, rụng tóc,… mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể.
Có nên dùng mẹo dân gian tẩy lông đẹn cho trẻ tại nhà không?
Bố mẹ không nên tự tẩy lông đẹn cho trẻ ở nhà bằng các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng về tính an toàn và hiệu quả. Bởi làn da của trẻ sơ sinh rất non nớt và nhạy cảm, nếu áp dụng các mẹo dân gian không đúng cách sẽ khiến da trẻ bị tổn thương và đối mặt với các vấn đề xấu về sức khỏe.
Lông đẹn có tự rụng không?
Đa phần, lông đẹn của thai nhi sẽ rụng hết trong tử cung, một số ít sẽ tồn tại đến khi trẻ chào đời. Trong trường hợp, trẻ sinh non thiếu tháng lông tơ chưa kịp rụng hết khi sinh ra lớp lông đẹn chưa kịp rụng vẫn còn nhiều và dày trên da nên bố mẹ thường rất lo lắng. Tuy nhiên, khi trẻ được 4 – 5 tháng tuổi lớp lông này sẽ tiếp tục rụng tiếp.
>>Xem thêm: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì? Những mẹo trị cứt trâu hiệu quả
Tóm lại, lông đẹn ở trẻ sơ sinh là loại lông tơ mềm được hình thành ngay từ khi thai nhi được 12 – 20 tuần tuổi và sẽ rụng dần từ tuần thứ 32 trở đi. Khi chào đời, lông đẹn sẽ còn một số ít ở vùng lưng. Đây là hiện tượng bình thường và không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Hy vọng, Moaz BéBé đã mang lại nhiều thông tin hữu ích giúp mẹ giải đáp được các thắc mắc xoay quanh chủ đề lông đẹn ở trẻ sơ sinh. Đừng quên theo dõi Moaz BéBé thường xuyên để cập nhật thêm các kiến thức hay trong quá trình chăm sóc con nhỏ nhé!