SELECT MENU

Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm – con khỏe mạnh mẹ nhàn tênh

Cao Thao - - 52

Ban đêm con gắt ngủ, quấy khóc khiến bố mẹ bị thiếu ngủ thường xuyên gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như công việc. Nếu bố mẹ đang lo lắng về vấn đề này thì đừng bỏ qua các mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm được Moaz BéBé chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao con gắt ngủ, quấy khóc, ngủ không sâu giấc vào ban đêm

Gắt ngủ là hiện tượng trẻ gắt gỏng, quấy khóc trước khi đi ngủ hoặc đang ngủ dở giấc. Đây là tình trạng thường gặp phải ở trẻ sơ sinh khiến nhiều bố mẹ lo lắng và căng thẳng. Để tìm cách khắc phục tình trạng trẻ “ngủ ngày cày đêm” hoặc con gắt ngủ và thường xuyên quấy khóc về đêm mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Dưới đây là một số lý do mẹ có thể tham khảo:

  • Trẻ đã quen với chu kỳ ngủ ngắn – thất thường: Bé dậy nhiều lần vào ban đêm đòi bú liên tục và đo bố mẹ vệ sinh thay bỉm. Mặc dù điều này là bình thường trong quá trình phát triển của trẻ nhưng cũng là một phần nguyên nhân khiến trẻ bị gián đoạn giấc ngủ sinh ra cáu gắt, khó chịu và quấy khóc.
  • Trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa: Nếu trẻ đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,… con cũng sẽ cảm thấy không thoải mái nên hay gắt ngủ và khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Trẻ ăn quá no hoặc quá đói: Trẻ sơ sinh đêm thường hay thức dậy và quấy khóc có thể do con ăn quá no hoặc đang quá đói. Điều này xảy ra khi lịch trình ăn uống của con chưa hợp lý, trẻ không được đáp ứng đúng / đủ lượng sữa/thức ăn cần thiết để nạp vào cơ thể.
Tại sao con gắt ngủ, quấy khóc, ngủ không sâu giấc vào ban đêm

Tại sao con gắt ngủ, quấy khóc, ngủ không sâu giấc vào ban đêm

Trẻ không ngủ ngon, quấy khóc về đêm là hiện tượng thường gặp ở những trẻ từ 5 – 6 tuần tuổi và hết sau 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp tình trạng này thường xuyên – con ngủ không sâu giấc hay giật mình khóc thét ban đêm,… mẹ cũng cần chú ý vì điều đó không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, chế độ ăn uống của con mà còn gây ra những tổn thương nghiêm trọng bên trong cơ thể, nghiêm trọng hơn là làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con.

2. Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình thực hiện đơn giản

Một số nguyên nhân khiến trẻ hay vặn mình về đêm khiến con ngủ không ngon giấc có thể kể đến như:

  • Chỗ ngủ không được thoải mái. Mẹ quấn con quá chặt hoặc có tiếng ồn, ánh sáng không phù hợp khiến con không ngủ được
  • Do đang đói hoặc bù quá nhiều sữa khiến trẻ đầy bụng
  • Khi trẻ đi vệ sinh muốn gắng hết sức để tổng chất thải ra ngoài
  • Do trẻ đi vệ sinh đêm nhiều, tã ướt bố mẹ thay không kịp thời khiến con khó chịu
  • Do nhiệt độ phòng cho bé quá nóng hoặc quá lạnh
Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình

Hầu hết, trẻ sơ sinh vặn mình là cách giúp trẻ giãn các cơ xương khớp khi phải nằm một chỗ quá lâu hoặc do trẻ cảm thấy khó chịu vì các yếu tố như vệ sinh cá nhân, môi trường xung quanh. Để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình, mẹ có thể tham khảo các giải pháp sau:

  • Chọn cho trẻ loại tã bỉm phù hợp, thấm hút mồ hôi tốt, an toàn cho làn da non nớt của trẻ
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ, giữ cơ thể con luôn khô thoáng
  • Nhiệt độ phòng ngủ để ở mức tiêu chuẩn từ 26 – 28 độ C, không nên để nhiệt độ cao khiến trẻ nóng bức hoặc quá thấp khiến trẻ bị cảm lạnh
  • Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, tạo cho trẻ không gian ngủ thoáng đãng, ánh sáng phù hợp
  • Massage, vỗ về, ôm ấp trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu

3. Mẹo dân gian giúp bé hết “ngủ ngày cày đêm” ngủ sâu giấc

Trẻ sơ sinh “ngủ ngày cày đêm” là nỗi ám ảnh của rất nhiều bố mẹ vì vừa lo lắng về sức khỏe của con vừa mệt mỏi do phải thức đêm. Vậy tại sao trẻ lại “ngủ ngày thức đêm”? Và giờ ngủ của trẻ sao lại có sự xáo trộn như vậy? dưới đây là một số lý do có thể kể đến:

  • Do nhịp sinh học của con chưa hoàn thiện, trẻ chưa phân biệt được ngày và đêm và vẫn theo thói quen như trong bụng mẹ có thể ngủ bất cứ khi nào
  • Do môi trường, không gian ngủ của con chưa phù hợp
  • Do trẻ đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, có thể là bị ốm sốt, mọc răng, đầy hơi,…
  • Do thiếu một số chất quan trọng trong quá trình ngủ của trẻ như canxi, viatmin & khoáng chất, kẽm,…
  • Không có thói quen sinh hoạt theo lịch trình, không tuân thủ giờ ăn, giờ chơi, giờ ngủ.
  • Do trẻ hoạt động quá nhiều kích thích hệ thần kinh trước khi ngủ
mẹo dân gian giúp bé ngủ sâu giấc vào ban đêm

Mẹo dân gian giúp bé ngủ sâu giấc vào ban đêm

Hiện nay, có nhiều mẹo dân gian chữa trẻ “ngủ ngày cày đêm” và chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh được các mẹ truyền tai nhau như:

3.1 Tập cho bé phân biệt thời gian ngày – đêm

Khi trẻ mới tiếp xúc với thế giới bên ngoài còn chưa biết đến giờ giấc, không thể phân biệt được đâu là ngày và đêm. Lúc này, trẻ sinh hoạt theo thói quen như khi còn trong bụng mẹ và có thể ngủ bất cứ khi nào theo nhu cầu. Bởi vậy, mẹ có thể hỗ trợ con phân biệt ngày đêm bằng cách

  • Không gây tiếng ồn vào ban đêm
  • Để phòng ngủ tối và sử dụng đèn ngủ với ánh sáng vừa phải
  • Không để con thức dậy quá muộn.
  • Đánh thức trẻ bằng cách mở cửa sổ để ánh sáng chiếu vào

3.2 Xây dựng thời gian ngủ cho trẻ hợp lý

Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà số giờ ngủ mỗi ngày của các trẻ cũng khác nhau. Nhưng theo mẹo dân gian chữa trẻ “ngủ ngày cày đêm” bố mẹ cần đảm bảo cân bằng khoảng thời gian giữa các việc ăn, ngủ, chơi của trẻ. Đặc biệt, không nên ép con không ngủ hoặc ngủ ít vào ban ngày để đêm con ngủ.

Dưới đây là gợi ý khoảng thời gian ngủ 1 ngày của con bố mẹ có thể tham khảo:

  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: Ngủ 18 tiếng/ngày. Thời gian ngủ ngày và đêm có thể được chia đều
  • Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi: Ngủ 14 – 16 tiếng/ngày
  • Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi: Ngủ khoảng 14 tiếng/ngày. Giấc ngủ đêm có thể kéo dài 8 tiếng
  • Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi: Ngủ khoảng 9 – 12 tiếng/ngày

3.3 Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học

Trong thực đơn hàng ngày, bố mẹ nên xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn. Hãy đảm bảo con được cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất,… để cải thiện chất lượng giấc ngủ và hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện

3.4 Không nên cho trẻ ăn quá no vào ban đêm

Nhiều mẹ nghĩ rằng, cho con ăn no để con đi ngủ không bị đói. Nhưng đây là quan điểm sai lầm. Vì hành động này vô tình hình thành cho trẻ thói quen thức đêm và đòi ăn. Hơn nữa, ban đêm là thời điểm nghỉ ngơi, phục hồi việc cho trẻ ăn đêm sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình này từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3.5 Câu thần chú giúp trẻ hết ngủ ngày cày đêm

Mặt khác, theo tâm linh, các bà các mẹ ta cho rằng, con “ngủ ngày cày đêm” hay khóc vào ban đêm gọi là khóc dạ đề con ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc là do những thứ không sạch sẽ trêu, quở,… Do đó, mọi người thường truyền tai nhau câu thần chú “đâm cối cội chày” giúp bé hết “ngủ ngày cày đêm”. Theo đó, cách thực hiện được làm như sau:

Câu thần chú được áp dụng khi bé ở nhà với mẹ một mình và mẹ không để ai biết điều này.

Bước 1: Bế trẻ trên tay và quay phần đầu hướng về phía bên tường con hay nằm ngủ

Bước 2: Di chuyển tay giả vờ húc dần đầu con vào tường

Bước 3: Vừa húc vừa đọc câu thần chú: “Đâm cối cội chày, ngủ ngày cày đêm. Đâm thêm cối nữa ngủ đêm ta cày ngày” với bé trai mẹ đọc 7 lần, với bé gái mẹ đọc 9 lần.

4. Mẹo chữa trẻ ngủ không sâu giấc

Đối với trẻ, giấc ngủ là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Tuy nhiên, ở một số độ tuổi, trẻ lại ngủ không ngon, không sâu giấc.

Mẹo chữa trẻ ngủ không sâu giấc

Để khắc phục tình trạng này, nhiều mẹ đã lựa chọn chữa mẹo cho con như:

  • Làm gối thảo dược: Mẹ có thể làm gối lá đinh lăng giúp trẻ cảm thấy thư giãn và cải thiện giấc ngủ hiệu quả
  • Đặt con dao cùn phía đầu giường ngủ của trẻ: Đây là mẹo được sử dụng thường xuyên đối với những trẻ hay giật mình khi ngủ vào ban đêm. Các cụ cho rằng, đây là cách xua đuổi tà ma, bảo vệ con an toàn tránh bị quấy nhiễu giúp con ngủ yên giấc hơn.
  • Đặt vỏ cam quýt trong phòng ngủ: Mẹ có thể đặt vỏ cam quýt trong phòng ngủ bởi tinh dầu từ vỏ hai loại quả này có tác dụng điều hòa lưu thông máu, thư giãn tâm trí giúp con ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Treo tỏi lên đầu giường: Theo văn hóa dân gian, tỏi được xem là vật trừ tà. Sự hiện diện của nó trong phòng ngủ của trẻ sẽ tạo bầu không khí trong sạch, êm dịu, giấc ngủ của con như được bảo vệ trong thế giới tâm linh.
  • Sử dụng cành dâu tằm: Cũng giống như con dao cùn, củ tỏi,… dâu tằm được xem là loại cây có thể trừ tà. Để giúp con ngủ ngon có giấc ngủ yên bình hơn, bố mẹ có thể đặt cành dâu tằm trong phòng ngủ của trẻ.

Đây đều là những cách các cụ truyền tai nhau giúp trẻ ngủ xuyên đêm, không cáu gắt được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng. Bố mẹ có thể cân nhắc áp dụng các mẹo này cho bé nhà mình.

5. Một số câu hỏi liên quan đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh

5.1 Bé ngủ không sâu giấc nên bổ sung các chất gì?

Để bé ngủ ngon, sâu giấc hơn, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bố mẹ nên bổ sung cho trẻ đầy đủ các loại vitamin như:

  • Vitamin D: Giúp cơ thể tăng hấp thụ canxi, photpho làm giảm tình trạng giật mình khi ngủ hoặc gây rối loạn giấc ngủ
  • Canxi: Thúc đẩy sự phát triển của xương, giúp trẻ không bị nhức mỏi, trằn trọc, khó ngủ
  • Magie: Đây là yếu tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, góp phần vào việc hoàn thiện chức năng não, đảm bảo sức khỏe tim mạch. Thiếu Magie trẻ dễ bị khó ngủ hoặc bị chuột rút và mắc các bệnh về da.
  • Vitamin E: Đây là chất chống oxy hóa, trung hòa các chất tự do. Nó không chỉ có tác dụng cải thiện giấc ngủ mà còn giúp trẻ tăng hệ miễn dịch.

Ngoài ra còn các loại như: Vitamin nhóm B, vitamin nhóm C, sắt… Bố mẹ có thể bổ sung các chất này cho trẻ qua các loại thực phẩm ăn hàng ngày: hạt sen, rau diếp xoăn, bông cải xanh, trứng, sữa, khoai tây, khoai lang,…

>> Xem thêm: Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm: Bé ăn ngon, tăng cân đều

5.2 Trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng có sao không?

Dựa vào thời gian ngủ mỗi ngày của trẻ theo từng độ tuổi, việc trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng có sao không vẫn chưa có câu trả lời chính xác vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Thời điểm trẻ thức liền 5 tiếng là ban ngày hay ban đêm. Nếu trẻ thức 5 tiếng vào ban ngày thì không quá đáng ngại.
  • Tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu con đang ốm mệt thì trẻ thức liền 5 tiếng vào ban ngày hay ban đêm là chuyện bình thường

5.3 Cách giúp trẻ ngủ xuyên đêm là gì?

Một trong những cách giúp trẻ ngủ xuyên đêm hiệu quả là tạo cho con một không gian lý tưởng, gồm các yếu tố:

  • Cho con nghe những âm thanh du dương, thư giãn, tạo cảm giác thoải mái giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn
  • Phòng của con được đặt nhiệt độ, độ ẩm phù hợp: Nhiệt độ từ 26 độ C – 28 độ C, độ ẩm từ 40 – 60 độ C
  • Ánh sáng phòng ở mức vừa phải đủ cho mẹ sử dụng để dạy pha sữa, cho con ăn, thay bỉm tã cho con,…
Cách giúp trẻ ngủ xuyên đêm

Một số cách giúp trẻ ngủ xuyên đêm hiệu quả

Để tạo một môi trường lý tưởng như vậy, mẹ rất cần các sản phẩm của Moaz BéBé trong phòng ngủ của con. Có thể là chiếc máy tạo tiếng ồn trắng hoặc chiếc nhiệt kế ẩm đa năng,… Chúng có đầy đủ các chức năng đáp ứng nhu cầu cần thiết để giúp trẻ có giấc ngủ ngon, sâu giấc.

>> Xem thêm: Giải đáp: Có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh không?

Trên đây là một số mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm đang được nhiều mẹ áp dụng. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp bố mẹ khắc phục tình trạng “ngủ ngày cày đêm”-  con thường xuyên cáu gắt, quấy khóc khiến bố mẹ mệt mỏi. Hãy theo dõi Moaz BéBé hàng ngày để cập nhật các tin tức mới nhất giúp ích mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ nhé!.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý
Top