SELECT MENU

Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả

Cao Thao - - 6

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, tuy không nguy hiểm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng cũng khiến nhiều bố mẹ lo lắng, đặc biệt là chị em lần đầu làm mẹ chưa có kinh nghiệm chăm con. Vậy ọc sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Tại sao trẻ bị ọc sữa? Hãy cùng Moaz BéBé tham khảo bài viết dưới đây để trả lời các câu hỏi trên và biết thêm các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả được ông bà ta chỉ dạy nhé!

1. Ọc sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng sữa trong dạ dày trào ngược lên thực quản hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh.

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh là gì? 

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng xảy ra khá phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ vòng thực quản dưới (phần nằm giữa thực quản và dạ dày) của trẻ chưa đến giai đoạn trưởng thành nên chưa hoạt động hiệu quả, không thể giữ được các chất trong dạ dày ở đúng vị trí. Tình trạng này thường xảy ra sau mỗi lần mẹ cho trẻ bú no.

Mẹ cần phân biệt rõ ràng hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh và nôn ói. Việc này sẽ giúp mẹ phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến tình trạng sức khỏe của trẻ, từ đó có thể chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Thực tế có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nhưng trong y khoa, ọc sữa có thể xảy ra từ 2 nguyên nhân chính sau:

>>Xem thêm: Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn – đơn giản, bố mẹ nên biết

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nguyên nhân do đâu

2.1 Ọc sữa do yếu tố sinh lý

Trẻ sơ sinh, các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, các van trong dạ dày chưa thể phát huy được hiệu quả tối đa. Vì thế, khi trẻ bú no và nằm ngay sau đó rất dễ bị ọc sữa.

Ngoài ra, trong quá trình bú, nếu bé nuốt phải nhiều không khí, sau khi tích tụ trong dạ dày sẽ khiến trẻ có cảm giác no và muốn ợ hơi, kèm theo đó là tình trạng ọc sữa.

2.2 Ọc sữa do các bệnh lý

Hầu hết, trẻ sơ sinh bị ọc sữa đều là hiện tượng sinh lý nhưng đối với một số trẻ đây lại là lời cảnh báo nguy hiểm, trẻ có thể mắc một số bệnh lý gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và sự phát triển cả về thể chất lẫn não bộ.

Trong trường hợp trẻ bị ọc sữa kèm các dấu hiệu bất thường như:

  • Trẻ bị ọc sữa liên tục cùng với đó là các cơn ho kéo dài, thở khò khè, cơ thể mệt mỏi
  • Trẻ bị viêm phổi tái diễn nhiều lần
  • Trẻ nôn ra các dịch màu vàng và xanh hoặc nặng hơn là nôn ra máu
  • Trẻ bú kém, chậm tăng cân thậm chí là bị sụt cân trong thời gian dài
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, thường xuyên giật mình tỉnh dậy và quấy khóc
  • Trẻ bị tiêu chảy, phân có dịch nhầy và máu bất thường
  • Trẻ bị sốt, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc nhiều

Bố mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ sớm nhất có thể vì đây có thể là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo trẻ dễ bị các bệnh như: hẹp phì đại môn vị, teo/ tắc ruột, xoắn ruột,…

3. Các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả

Trong những tháng đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh đều gặp phải tình trạng ọc sữa. Nếu không kèm theo các bất thường mẹ có thể tự điều trị ở nhà cho trẻ bằng các mẹo dân gian đã được ông bà ta lưu truyền. Đây đều là những bài thuốc dân gian trị ọc sữa hiệu quả vừa dễ tìm kiếm lại an toàn với sức khỏe trẻ sơ sinh.

mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh

Mẹo dân gian trị ọc sữa cho bé hiệu quả

Nếu trẻ đang gặp các tình trạng như:

  • Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè
  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và ọc sữa thường xuyên
  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình quấy khóc và ọc sữa
  • Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi
  • Trẻ sơ sinh ọc sữa có nhớt
  • Trẻ sơ sinh ọc sữa có màu vàng
  • Trẻ sơ sinh ọc ra sữa vón cục

Mẹ đều có thể áp dụng các mẹo trị ọc sữa cho trẻ được Moaz BéBé chia sẻ dưới đây.

3.1 Trị ọc sữa sử dụng gừng tươi

Mẹ có thể chọn những củ gừng ta, cạo vỏ rửa sạch và cắt thành lát mỏng. Khi trẻ bị ọc sữa, bố ngậm gừng vào miệng và hà hơi vào ngực, rốn và cổ của trẻ. Đồng thời, mẹ cũng thực hiện tương tự nhưng hà hơi vào vùng lưng cho trẻ. Làm việc này khoảng 40 lần trong 3 ngày tức khắc tình trạng ọc sữa ở trẻ sẽ được cải thiện.

3.2 Trị ọc sữa bằng chanh tươi

Với những trẻ nhiều tháng tuổi hoen mẹ có thể sử dụng chanh tươi, cắt lát mỏng và cho cho vào ly nước sôi và cho trẻ uống mỗi lần khoảng 1,2 thìa nhỏ.

Trị ọc sữa bằng chanh tươi

Mẹo dân gian trị ọc sữa bằng chanh tươi

Thực hiện việc này khoảng 2 ngày, chứng ọc sữa ở trẻ sẽ thuyên giảm bởi trong chanh tươi có lượng axit cao có tác dụng hạn chế tình trạng nôn trớ, ọc sữa hiệu quả.

3.3 Trị ọc sữa bằng hạt gạo lứt

Gạo lứt đem rửa sạch, phơi khô và mang đi rang. Khi hạt gạo ngả sang màu vàng thì thêm nửa ly nước ấm và nửa ly sữa trẻ hay uống đun liu riu trên bếp cho tới khi còn khoảng nửa ly. Mẹ dùng nước đó cho trẻ uống mỗi lần 2 thìa nhỏ và uống liên tục trong 3 ngày để mẹo phát huy tác dụng.

3.4 Trị ọc sữa cho trẻ bằng lá bạc hà

Bạc hà được biết đến với công dụng là bổ máu, giảm đau, kháng viêm và có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt. Do đó, ông bà ta đã sử dụng bạc hà là liều thuốc hữu hiệu giúp giảm tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh.

Trị ọc sữa cho trẻ bằng lá bạc hà

Mẹo dân gian trị ọc sữa bằng lá bạc hà

Mẹ có thể nhỏ vài giọt bạc hà lên lòng bàn tay và từ từ massage nhẹ nhàng bụng của trẻ. Thực hiện việc này 2 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng nôn trớ, ọc sữa cho trẻ sơ sinh.

3.5 Trị ọc sữa bằng đọt tre

Đây là bài thuốc dân gian được lưu truyền khá rộng rãi và được các mẹ sử dụng phổ biến mẹ dùng búp tre tươi, nếu là trai lấy 7 đọt, nếu là gái lấy 9 đọt. Cắt nhỏ phần đọt tre cho vào nồi đổ thêm nửa chén nước sạch và đun trên bếp lửa liu riu đến khi nước cạn dần còn khoảng 6 muỗng nước cốt thì cho trẻ uống. Mẹ có thể cho trẻ uống từ 2 -3 muỗng mối lần và uống đều đặn nước cốt này trong 3 ngày.

4. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao?

Ngay khi trẻ bị ọc sữa, mẹ cần thực hiện một số thao tác để xử lý kịp thời. Nhằm khắc phục tình trạng trên, mẹ có thể tham khảo các cách xử lý dưới đây:

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải làm sao

Một số biện pháp khắc phục tình trạng trẻ bị ọc sữa

4.1 Vỗ ợ hơi cho trẻ ngay sau khi bú xong

Dù là bú mẹ hay bú bình trẻ đều có thể nuốt phải không khí trong quá trình bú nên con thường bị ợ hơi và ọc sữa. Do đó, bố mẹ cần thường xuyên thực hiện việc vỗ ợ hơi đúng cách cho trẻ để giải phóng lượng không khí dư thừa trong dạ dày giúp con thoải mái, dễ chịu hơn.

4.2 Không nên cho trẻ nằm ngay sau khi bú no

So với người trưởng thành, kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh sẽ nằm ngang hơn. Đây cũng là lý do vì sao trẻ hay bị ọc sữa nếu mẹ cho trẻ bú no và nằm ngay sau đó. Để phòng ngừa tình trạng này, sau mỗi lần cho trẻ bú mẹ nên bế ở tư thế thẳng đứng và giữ yên tư thế này trong khoảng 30 phút để lượng sữa trong dạ dày được giữ ổn định.

4.3 Tránh cho trẻ bú quá no

Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh thường rất nhỏ. Mỗi lần bú xong trẻ chỉ cần đi tiểu một hai lần là sẽ cảm thấy đói. Cùng với đó, trẻ bú quá no vượt quá khả năng hoạt động của dạ dày sẽ dẫn đến tình trạng ọc sữa.

Tránh cho trẻ bú quá no

Bé bú quá no sẽ dễ bị ọc sữa

Do đó, thay vì cho trẻ bú quá no, mẹ nên cho trẻ bú ở mức độ vừa phải và tăng cường số lần bú. Như vậy sẽ đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng nuôi dưỡng cơ thể mà không bị nôn trớ, ọc sữa.

4.4 Hạn chế cho trẻ vừa nằm vừa bú

Ở tư thế vừa nằm vừa bú trẻ sẽ dễ nuốt phải không khí nên dẫn đến tình trạng ọc sữa. Do đó, mẹ cần hạn chế cho trẻ bú ở tư thế này để làm giảm nguy cơ nôn trớ, ọc sữa.

4.5 Hạn chế cho trẻ bú bình

Có lẽ mẹ không biết, việc trẻ bú mẹ hay bú bình cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc trẻ bị ọc sữa hay không. Vì khi trẻ bú mẹ trực tiếp dạ dày của trẻ sẽ giãn nở đúng mức, dạ dày chứa đủ lượng sữa bé nuốt theo nhu cầu. Hơn nữa, việc bú mẹ, sữa chỉ chảy vào miệng trẻ khi có tác động bú – mút của trẻ điều này trái ngược hoàn toàn so với việc bú bình nên hạn chế tối đa được việc trẻ bị sặc sữa, góp phần làm giảm nguy cơ bị rối loạn nhu động ruột ở trẻ.

Trong trường hợp đặc biệt, mẹ cần cho trẻ bú bình thì việc giữ an toàn vệ sinh các dụng cụ hút sữa / vắt sữa cần được chú trọng. Mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ máy hút sữa, bình sữa và tiệt trùng thường xuyên để đảm bảo sạch khuẩn bảo vệ sức khỏe trẻ một cách tốt nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, nhất là canxi và vitamin D. Vì đây là những vi chất quan trọng, thiếu chúng trẻ rất dễ quấy khóc, vặn mình càng làm tăng nguy cơ ọc sữa ở trẻ sơ sinh.

Hy vọng các thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh và có biện pháp xử lý kịp thời. Hãy vận dụng đúng các biện pháp và mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh kể trên để bảo vệ sức khỏe trẻ tốt nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý