Các kiểu nghén khi mang thai và mẹo giảm nghén hiệu quả cho mẹ bầu
Ốm nghén chính là nỗi kinh hoàng của nhiều mẹ bầu. Mặc dù có nhiều chị em chưa mang thai đã biết về điều này, nhưng chỉ khi trải qua mới thấu hiểu sự đáng sợ và mệt mỏi của ốm nghén. Tuy nhiên không phải ai cũng nghén khi mang thai giống nhau, nên chị em có thể tìm hiểu trước để có sự chuẩn bị phù hợp nhất và điều chỉnh sao cho bản thân thấy thoải mái, dễ chịu, đồng thời giúp con yêu phát triển khỏe mạnh.
1. Các kiểu nghén phổ biến khi mang thai
Nghén khi mang thai là những phản ứng của cơ thể do hàng loạt thay đổi. Đây là dấu hiệu phổ biến khi có bầu. Tùy vào cơ địa, sức khỏe hiện tại cũng như môi trường sống và làm việc mà mỗi chị em lại có những kiểu ốm nghén khác nhau khi mang bầu. Do đó, các bác sĩ đã chia ốm nghén thành những kiểu và cấp độ như sau, giúp chị em có sự chuẩn bị phù hợp nhất:
1.1 Ốm nghén nhẹ
Theo ghi nhận, phần lớn các kiểu nghén khi có bầu là mức độ nhẹ. Các mẹ thường gặp triệu chứng buồn nôn, hoặc nôn làm cho ăn uống không ngon miệng. Cùng với đó là nhiều mẹ lo lắng, mệt mỏi cơ thể khi ốm nghén.
Đối với mức độ ốm nghén nhẹ, dù khá mệt mỏi nhưng mẹ vẫn có thể duy trì chế độ ăn uống như bình thường, nên có thể cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Các mẹ cũng không gặp hiện tượng sụt giảm cân nặng hay thiếu nước trong cơ thể, nên không gây ảnh hưởng cho thai nhi.
1.2 Ốm nghén nặng
Cứ 1000 người phụ nữ thì có 1 người gặp phải tình huống ốm nghén nặng. Mặc dù không xảy ra nhiều nhưng những triệu chứng này sẽ làm mẹ bầu gặp nhiều ảnh hưởng. Khi ốm nghén nặng, mẹ bầu nôn mửa liên tục, dẫn đến mất nước, sụt cân. Thậm chí, khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến:
Mất cân bằng điện giải.
Dẫn đến trầm cảm cực độ, rối loạn lo âu trong thời gian mang thai.
Suy dinh dưỡng bào thai.
Thận, tim, gan và các cơ quan khác trong cơ thể gặp áp lực nặng.
Do đó, khi mẹ bị ốm nghén nặng cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị. Từ đó mới giúp mẹ tránh được những biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa các bác sĩ cũng có thể theo dõi và chăm sóc, đưa ra biện pháp hỗ trợ tốt nhất.
1.3 Chồng ốm nghén thay vợ
Có một hiện tượng dân gian thú vị là chồng có thể ốm nghén thay cho vợ. Mẹ có thể bị nghén trong lúc mang thai hoặc không, nhưng các ông bố sẽ gặp phải những biểu hiện trên, như là buồn nôn, nôn ói, ợ nóng, bị chuột rút, đau lưng, … khi vợ mang thai.
Điều đáng nói là ngay cả tâm trạng của họ cũng thay đổi, như trở nên buồn bực, khó chịu hoặc lo lắng. Hiện nay các nhà khoa học cũng chưa lý giải được hiện tượng trên, nhưng có đưa ra một số suy đoán là chồng bị ốm nghén thay vợ xuất phát từ chứng đồng cảm hoặc hội chứng Couvade giữa 2 vợ chồng.
2. Nguyên nhân gây nghén khi mang thai
Ốm nghén là những triệu chứng diễn ra trong thời kỳ phụ nữ mang thai, thông thường là ở 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên tùy theo mỗi người mà hiện tượng này có thể kéo dài lâu hơn.
Theo thống kê cho thấy, có khoảng 70% trường hợp xuất hiện triệu chứng buồn nôn ở tuần thứ 4 tới tuần thứ 12 của thai kỳ, 10% xuất hiện triệu chứng ở tuần thứ 16 và thậm chí là xuyên suốt thai kỳ. Những phụ nữ có cơ địa nhạy cảm thường xuyên bị buồn nôn và nôn nhiều hơn, thậm chí là khó kiểm soát.
Vì ốm nghén có thể khiến cho các mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi, nên nhiều người quan tâm đến nguyên nhân gây ra những hiện tượng này. Tuy nhiên khoa học vẫn chưa làm rõ được hoàn toàn, mà có nhiều suy đoán. Trong đó có nhiều kết luận tin rằng là do sự thay đổi nội tiết tố ở tuyến sinh dục, cụ thể là Progesteron và HCG.
Bởi vì khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ sản sinh ra một lượng lớn hormone Progesterone, làm thức ăn bên trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, nên tạo ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, hormone này còn làm chậm khả năng tiêu hóa, khiến cho mẹ bầu bị khó tiêu.
Các mẹ bầu có thói quen ăn uống thất thường, người quá gầy, có tiền sử nghén nặng ở những lần mang thai trước cũng dễ bị ốm nghén hơn. Ngoài ra, những thai phụ có hệ thần kinh nhạy cảm với các thực phẩm có mùi vị, do di truyền, mang đa thai, mắc bệnh nguyên bào nuôi cũng dễ dàng bị nghén hơn.
3. Ốm nghén khi mang thai nặng nhất ở giai đoạn nào
Ốm nghén khi mang thai còn được gọi là “bệnh buổi sáng” (Morning sickness) vì các triệu chứng thường xuất hiện và diễn ra nặng nề vào lúc mới thức dậy. Tuy nhiên, đa phần các mẹ bầu đều có thể bị ảnh hưởng bởi ốm nghén tại bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là khi gặp sự kích thích về mùi, vị thức ăn hoặc là âm thanh, ánh sáng, hay tại nơi đông người. Ngoài ra, bà bầu còn gặp phải cảm giác chán ăn, thường xuyên thấy mệt mỏi, cơ thể thiếu năng lượng, và không thể tập trung vì chỉ liên tục thấy buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, giấc ngủ bị rối loạn.
Mỗi người phụ nữ mang thai có những thời kỳ ốm nghén đỉnh điểm khác nhau, nhưng thường xảy ra nhiều trong khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ. Theo các nghiên cứu khoa học thì rất có thể đây là lúc các cơ quan của bào thai đang hình thành trọn vẹn. Vậy nên cơ thể đòi hỏi huy động một lượng lớn năng lượng, chất xúc tác để diễn ra những phản ứng chuyển hóa, đồng thời làm tăng trưởng các hormone và khiến cho cơ thể mẹ bị mất cân bằng, làm xáo động những hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Thời điểm nghén nặng thường là vào khoảng 3 tháng đầu tiên, vốn là thời điểm nhạy cảm của cơ thể. Nếu không cẩn thận và không chú ý đến những triệu chứng ốm nghén nặng thì mẹ bầu có thể bị ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí là sảy thai. Do đó, gia đình cần chú ý kỹ, khám thai và lắng nghe ý kiến của bác sĩ để mẹ lẫn bé được khỏe mạnh.
4. Các mẹo giảm nghén hiệu quả cho mẹ bầu
Dù mẹ bầu bị ốm nghén nhẹ hay nặng thì vẫn ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe và cả tâm lý. Thậm chí có nhiều mẹ cảm thấy ám ảnh vì những cơn ốm nghén. Vậy nên gia đình có thể áp dụng một số mẹo nhỏ như sau để giảm các cơn ốm nghén, tạo cảm giác dễ chịu cho cơ thể:
4.1 Bổ sung gừng
Gừng có thể ức chế cảm giác buồn nôn, giảm các cơn ốm nghén. Tuy nhiên, những người có huyết áp thấp, lượng đường trong máu cao hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu thì cần hạn chế sử dụng đường.
Mẹ bầu có thể dùng đường để giảm cảm giác buồn nôn, vượt qua cơn ốm nghén khi mang thai bằng cách cho vào các món ăn, uống trà gừng. Lưu ý là trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm tra sức khỏe.
4.2 Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ
Nhiều mẹ bầu không muốn ăn vì khi ngửi mùi đồ ăn sẽ thấy buồn nôn. Nhưng nếu không ăn uống đủ chất thì lại khiến tình trạng ốm nghén trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.
Giải pháp ở đây là chia các thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, thay vì ăn 3 bữa lớn như cũ. Vào buổi sáng, để ức chế các cơn buồn nôn thì mẹ bầu có thể ăn một chút bánh quy, bánh mì khô sau khi thức dậy.
Bên cạnh đó có thể hạn chế các loại thức ăn giàu chất béo hoặc dầu mỡ. Mẹ có thể ăn những món đồ ngọt, thực phẩm giàu protein, ít chất béo, nhạt và khô để hạn chế các cơn ốm nghén. Ngoài ra, trong bữa ăn có thể không ăn và uống cùng lúc để chống buồn nôn.
4.3 Bổ sung các loại vitamin
Ốm nghén cũng có thể là dấu hiệu thiếu một số loại vitamin. Mẹ bầu có thể bổ sung trước khi đi ngủ, thay vì vào buổi sáng để hạn chế tình trạng ốm nghén. Trước khi sử dụng, mẹ bầu cần có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để thay đổi loại vitamin và nếu có ý định dừng sử dụng thì phải có sự đồng ý từ bác sĩ để tránh bị thiếu vitamin.
4.4 Một số phương pháp khác
Để giảm bớt sự khó chịu từ các cơn ốm nghén, mẹ bầu có thể áp dụng thêm một số biện pháp như sau:
- Loại bỏ những món ăn và thực phẩm khiến mẹ buồn nôn khỏi thực đơn.
- Uống nhiều nước, thêm nước ép trái cây đã pha loãng, súp.
- Có thể bổ sung vitamin B6 nhưng phải thận trọng để tránh quá liều.
- Bấm huyệt hoặc châm cứu cổ tay để giảm buồn nôn.
- Mặc các bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, không bó bụng.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn.
5. Một số câu hỏi liên quan
Về các cơn ốm nghén, đã có nhiều câu hỏi được đặt ra, trong đó thường thấy và được nhiều mẹ bầu chú ý kết quả nhất là:
Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái?
Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu gặp hiện tượng nghén mùi có thể là dấu hiệu đang mang thai con gái, vì phụ nữ có nhiều biến đổi về nội tiết tố hơn so với khi mang thai bé trai. Tuy nhiên hiện nay chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định quan niệm trên là chính xác.
Cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào?
Mẹ bầu có thể bị buồn nôn vào sáng sớm, có cảm giác như là ợ nóng và trào ngược, hoặc giống như say tàu xe hoặc khi say sóng. Một số mẹ cảm thấy như có vật gì đó mắc kẹt trong cổ họng.
Dấu hiệu sắp hết nghén
Khi mẹ bầu có những biểu hiện như: giảm các cảm giác buồn nôn, khó chịu; cơ thể khỏe khoắn và thoải mái hơn; ngủ ngon giấc hơn; ăn nhiều hơn, không bị chán ăn; tâm trạng vui vẻ; tăng cân, …. đều là những dấu hiệu chứng tỏ mẹ đã giảm hoặc sắp hết cơn ốm nghén khi mang thai.
Như vậy, với những chia sẻ trên, mẹ đã biết về tình trạng ốm nghén khi mang thai và những biện pháp giảm cảm giác khó chịu này. Nếu các mẹ đang gặp phải tình huống như trên, có thể áp dụng các biện pháp trên nhé!