SELECT MENU

Bí kíp gia truyền khắc phục bé ngủ không ngon giấc cho bà mẹ

Cao Thao - - 183

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với thể chất, tinh thần, trí não trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có rất nhiều bé gặp vấn đề rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình, ngủ không đủ tiếng… Điều này không những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn khiến trẻ mệt mỏi. Nếu tình trạng này không được cải thiện có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn tình trạng bé ngủ không ngon giấc, bố mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Vai trò giấc ngủ ngon đối với trẻ con 

Theo nghiên cứu thời gian ngủ ở trẻ nhỏ cần đảm bảo tốt cho sự phát triển như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Đây là giai đoạn trẻ có thể ngủ bất kì lúc nào, tổng thời gian ngủ của bé trong 1 ngày có thể lên tới 18 – 20 tiếng. Giấc ngủ kéo dài từ 30 phút – 3 tiếng.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ bắt đầu hình thành thói quen sinh hoạt và giảm thời gian ngủ ngày từ 3,5 đến 5,5 tiếng so với giai đoạn sơ sinh.
  • Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Tổng thời gian ngủ của bé khoảng 14 giờ. Giấc ngủ của bé bắt đầu theo chu kì giờ giấc.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có lợi hay hại? Lời khuyên từ chuyên gia

Giấc ngủ khá quan trọng đến sức khỏe của em bé

Giấc ngủ khá quan trọng đến sức khỏe của em bé

Thời gian ngủ chiếm một hơn 1 nửa thời gian trong ngày so với các hoạt động khác của trẻ. Ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Ngủ đủ giấc, giấc ngủ sâu giúp trẻ có tinh thần tốt, luôn tỉnh táo và tăng khả năng tập trung hơn. Giống như người trưởng thành nếu không ngủ đủ giấc, hoặc giấc ngủ không sâu cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, mất tập trung và gây ra phản ứng chậm với mọi việc xảy ra xung quanh.

Với trẻ nhỏ giấc ngủ còn có vai trò giúp phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ. Khi trẻ ngủ hormone tăng trưởng của bé được tiết ra nhiều hơn giúp kích thích sự phát triển về thể chất. Chính vì vậy, những trẻ ngủ đủ giấc sẽ phát triển tốt về thể chất, hoạt bát.

Giấc ngủ liên quan trực tiếp đến một số vấn đề bệnh lý thường gặp ở trẻ như: béo phì, cáu gắt, rối loạn thần kinh, hiếu động quá mức, mệt mỏi.

2. Nguyên nhân bé ngủ không ngon giấc

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Trong đó có thể liệt kê ra 4 nguyên nhân chính sau:

    • Nguyên nhân sinh lý: Ban ngày trẻ vận động quá nhiều, bé bị đói hoặc bú quá no trước khi ngủ, trẻ đang mọc răng gây khó chịu.
    • Nguyên nhân bệnh lý: Trẻ bị thiếu canxi hoặc một số vi chất Magie, kẽm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
    • Thói quen sinh hoạt của bé: Ngay từ đầu bố mẹ thường bế bồng, ru bé trên võng hoặc nôi khiến trẻ hình thành thói quen này khi ngủ. Không gian ngủ không được thoải mái: ánh sáng mạnh, nhiều tiếng ồn, không khí ngột ngạt, bụi bẩn, giường ngủ không sạch sẽ khiến trẻ bị ngứa…
  • Các bệnh lý trẻ: Một số các bệnh lý khiến ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như: bệnh lý đường hô hấp, trẻ bị ngạt mũi khó thở, thở bằng miệng khi ngủ, ngủ ngáy, trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa… Đối với trường hợp trẻ mất ngủ do mắc phải các bệnh lý này, bố mẹ nên cho trẻ đi khám để được hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. 

Hậu quả việc trẻ ngủ không ngon giấc 

Mất ngủ trong thời gian dài ở trẻ có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần, sự phát triển của trẻ sau này. Dưới đây là 5 vấn đề có thể gặp phải khi trẻ bị mất ngủ thường xuyên mà bố mẹ nên biết.

  • Mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và mất tập trung
  • Giảm khả năng nhận thức
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thừa cân, béo phì, tim mạch
  • Nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tăng động ADHD
  • Thiếu ngủ dẫn đến đái tháo đường
Biểu hiện bé thiếu giấc ngủ các bà mẹ nên biết

Biểu hiện bé thiếu giấc ngủ các bà mẹ nên biết

3. Giải pháp khắc phục khi bé ngủ không ngon giấc

Để có thể khắc phục tình trạng mất ngủ hoặc thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc ở trẻ một cách hiệu quả, bố mẹ nên biết được nguyên nhân do đâu để điều trị đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp giúp trẻ ngủ ngon mẹ có thể thực hiện tại nhà.

3.1 Thiết lập đồng hồ sinh học 24 giờ cho trẻ

Phương pháp thiết lập đồng hồ sinh học cho bé giúp cho bé tạo được thói quen đến giờ đi ngủ. Thông thường giờ ngủ tốt nhất cho bé là trước 9h tối. Đây là khoảng thời gian tốt cho bé và bố mẹ cũng có thể nghỉ ngơi. Sau nhiều ngày liên tục lặp đi lặp lại thời gian ngủ, bé sẽ có thói quen đi ngủ đúng giờ. Trong trường hợp bé mới ngủ dậy, bố mẹ vẫn nên cho bé thực hiện đúng khung giờ như mọi ngày. Bố mẹ có thể cho bé vào giường và tắt đèn, để bé chơi tự do. Cứ như vậy, đồng hồ sinh học 24 giờ của bé sẽ được lập ra và dần đưa bé vào thói quen.

>>Xem thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm – con khỏe mạnh mẹ nhàn tênh

Thiết lập đồng hồ sinh học giúp bé ngủ ngon hơn mỗi ngày

Thiết lập đồng hồ sinh học giúp bé ngủ ngon hơn mỗi ngày

3.2 Thời gian ngủ trưa nên hạn chế

Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng với sức khỏe của cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ thường cho trẻ ngủ trưa rất lâu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối của trẻ. Độ tuổi khác nhau thì thời gian ngủ trưa cũng khác nhau. Trẻ từ 1-3 tuổi có thể ngủ trưa từ 1-2 tiếng. Trẻ mầm non nên ngủ trưa khoảng 1 tiếng.

3.3 Tư tưởng thoải mái trước khi ngủ

Chuẩn bị cho bé một tư tưởng, tinh thần thoải mái là một trong những yếu tố giúp bé có giấc ngủ ngon. Để làm được điều này bố mẹ nên tránh cho bé hoạt động mạnh, quá sức. Thay vào đó là các hoạt động thư giãn nhẹ nhàng như: Massage, nghe tiếng ồn trắng…

 3.4 Hạn chế bé ngủ khi không muốn

Mặc dù trẻ sơ sinh và trẻ ở giai đoạn 1-3 tuổi có thời gian ngủ rất nhiều. Tuy nhiên, không vì thế mà bố mẹ ép bé ngủ khi bé không muốn. Điều này vô tình khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi ngủ. Hãy để trẻ ngủ theo nhu cầu của cơ thể, trừ trường hợp trẻ ngủ quá ít, kèm theo các dấu hiệu bất thường sức khỏe.

3.5 Tạo không gian ngủ lý tưởng

Không gian ngủ hợp lý sẽ giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Bố mẹ nên lưu ý phòng ngủ không được quá sáng, hạn chế tiếng ồn, không gian thoáng sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh giường nệm loại bỏ vi khuẩn ảnh hưởng đường hô hấp và da…

Không gian ngủ lý tưởng giúp em bé ngủ ngon hơn

Không gian ngủ lý tưởng giúp em bé ngủ ngon hơn

3.6 Không sử dụng thiết bị điện từ phòng ngủ

Các thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại, máy tính,.. không nên đặt trong phòng ngủ. Bởi, các thiết bị này sẽ tạo ra từ trường hỗn loạn, các bức xạ từ mà chúng tạo ra sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của cả trẻ em và người lớn. 

3.7 Quấn tã

Quấn tã cho trẻ sơ sinh là một phương pháp chăm sóc trẻ phổ biến, được nhiều mẹ bỉm áp dụng để giữ ấm và giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn. Khi năm trong tã quấn bé cảm nhận được cuộn tròn trong tã, tương đồng như khi trẻ còn nằm trong tử cung của người mẹ ở giai đoạn bào thai hoặc khi được ôm ấp, vỗ về. Những đứa trẻ được quấn tã khi ngủ dường như cũng ngủ ngon hơn, đặc biệt có ích với những trẻ có vấn đề liên quan đến thần kinh và tiêu hóa. Quấn tã đúng cách cũng giúp bố mẹ có thể ru ngủ trẻ sơ sinh ở tư thế nằm ngửa dễ dàng.

3.8 Sử dụng máy tiếng ồn trắng của moaz

Máy tạo tiếng ồn trắng là sản phẩm hỗ trợ giúp trẻ ngủ ngon. Máy tạo tiếng ồn trắng Moaz BéBé MB – 057 là sản phẩm được nghiên cứu giúp tạo ra những tiếng ồn đặc biệt, tự nhiên có lợi cho giấc ngủ, với tính năng loại bỏ các âm thanh từ môi trường, giúp giấc ngủ ngon, trọn vẹn và sâu hơn.

Hình ảnh máy tạo tiếng ồn trắng dễ dàng nhận biết

Hình ảnh máy tạo tiếng ồn trắng dễ dàng nhận biết

Máy tạo tiếng ồn trắng của Moaz có thiết kế 13 loại tiếng ồn tự nhiên như: tiếng mưa, tiếng nhịp tim, tiếng sóng… Bật tiếng ồn trắng giúp bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Đặc biệt, chiếc máy này còn tích hợp nhiều chức năng bao gồm: Đèn ngủ, loa Bluetooth, hẹn giờ, báo thức, ghi nhớ cài đặt… mẹ tiện nghi sử dụng. Chính vì thế hiện nay máy tạo tiếng ồn trắng của nhà Moaz BéBé được các mẹ tin dùng và sử dụng rất nhiều.

Sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng là phương pháp hiện đại được các mẹ lựa chọn để giành trọn vẹn giấc ngủ cho bé.

>>Xem thêm: Điểm danh một số loại âm thanh cho trẻ sơ sinh ngủ ngon

Toàn bộ bài viết là thông tin về vai trò của giấc ngủ đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân, hậu quả của việc bé ngủ không đủ giấc và phương pháp khắc phục. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bố mẹ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với bé và có những phương pháp chăm sóc giấc ngủ cho con được tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý