Nhận biết các triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ và cách phòng ngừa hiệu quả
Cúm A là mội loại cúm mùa, thường bị nhầm lẫn với cảm cúm do có nhiều triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Hơn nữa, đối tượng trẻ em rất nhạy cảm và dễ dàng bị cúm A tấn công, nên gia đình cần nhanh chóng nhận biết để có biện pháp điều trị hiệu quả, cũng như tìm ra những biện pháp phòng ngừa an toàn nhất. Vậy các triệu chứng nổi bật của cúm A và cách phòng tránh hiệu quả là gì?
1. Cúm A là gì?
Cúm A (Influenza A) là tên một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Có nhiều chủng virus cúm A, phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường xảy ra ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh.
Cúm A thường xuất hiện trong các đợt cúm mùa và gây ra đại dịch do virus cúm A có khả năng thay đổi và phân nhóm để tạo thành chủng mới, từ cúm mùa này sang cúm mùa khác. Đây là lý do cần phải tiến hành tiêm vacxin phòng cúm nhắc lại mỗi năm để đảm bảo khả năng có hiệu quả với những chủng cúm mới. Virus cúm A còn có thể lây lan trên động vật như gà, chim, lợn, động vật có vú,… và lây nhanh sang người, nên càng phải thận trọng hơn.
2. Đối tượng dễ nhiễm bệnh cúm A
Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc cúm A, nếu như không có biện pháp phòng tránh an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, có một số đối tượng thường gặp nguy cơ cao bị cúm A, cũng như dễ gặp biến chứng nặng hơn, bao gồm:
- Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi là nhóm đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất.
- Người cao tuổi, trên 65 tuổi.
- Những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, tiểu đường, suy thận, suy gan hoặc suy giảm miễn dịch.
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ.
- Các bệnh nhân gặp vấn đề về thần kinh, suy giảm nhận thức hoặc mắc rối loạn thần kinh, động kinh,…
- Những người làm việc trong môi trường tiếp xúc đông người, ví dụ công xưởng, trường học, bệnh viện, công sở, … thường có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao hơn.
3. Các triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ
Để không nhầm lẫn giữa cúm A với cảm cúm thông thường, ba mẹ cần nắm rõ những triệu chứng của cúm A, giúp việc phân biệt và phát hiện bệnh dễ dàng hơn.
3.1 Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm A ở trẻ nhỏ
Theo các bác sĩ, những dấu hiệu cúm A thường gặp ở trẻ cơ bản là:
- Bị sốt, đi kèm với đau nhức đầu
- Có triệu chứng ho, đồng thời bị viêm họng nhẹ và đau nhức vòm họng
- Bị sưng hạch vùng hầu họng
- Hắt hơi kèm theo chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Bị đau mỏi các cơ và cơ thể có cảm giác mệt mỏi
Do những biểu hiện này khá giống với cảm cúm thông thường, nên nhiều gia đình hay bị nhầm lẫn. Vậy nên, để đảm bảo thì ba mẹ phải chú ý theo dõi, nhằm dễ dàng nhận ra sự thay đổi tình trạng ở trẻ nhỏ.
Cụ thể là các bé dưới 24 tháng tuổi có triệu chứng cúm A rõ ràng nhất là bị sốt. Đầu tiên là sốt nhẹ, rồi sau đó sốt cao hơn và khi tới 38.5 độ C thì sẽ bị đau đầu, kèm theo quấy khóc, ho, cơ thể rã rời, mệt mỏi. Nhiều trẻ sẽ gặp triệu chứng nôn trớ nhiều lần trong ngày, cơ thể háo nước.
Khi bị sốt đến 39 độ C, trẻ sẽ có những biến chuyển nặng hơn như bỏ ăn, bỏ bú, tay chân lạnh. Đồng thời xuất hiện một số triệu chứng phụ như thở nhanh, ngủ li bì, thậm chí là sốt cao kèm theo co giật, suy hô hấp.
Nếu tình trạng sốt cao ở trẻ kéo dài và không được xử trí kịp thời thì sẽ bị mất nước, rối loạn điện giải, thậm chí nặng hơn là co giật. Đó là lý do ba mẹ không nên chủ quan, mà cần theo dõi những triệu chứng của trẻ để đưa bé đến bệnh viện, hoặc thông báo với bác sĩ ngay, nhằm có những biện pháp can thiệp nhanh chóng, đảm bảo sự an toàn cho các bé.
3.2 Những biến chứng có thể gặp phải khi mắc cúm A
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ dàng mắc cúm A, cũng như có thể gặp những biến chứng nguy hiểm khi không được can thiệp kịp thời, vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Đặc biệt là trẻ bị bệnh hen suyễn, có triệu chứng bất thường về phát triển tâm thần kinh, trẻ bị bệnh mạn tính, bệnh lý tim mạch, bệnh lý về máu, nội tiết, thận, gan, hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa, trẻ béo phì, trẻ phải sử dụng corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài, trẻ nhiễm HIV thường có nguy cơ gặp biến chứng bệnh cao hơn. Trong đó có những biến chứng đáng chú ý là:
Viêm tai giữa
Viêm phổi
Suy hô hấp
Viêm thanh khí phế quản
Khởi phát cơn hen trên trẻ bị hen suyễn
Nhiễm khuẩn thứ phát
Viêm màng não
Viêm cơ (hiếm gặp)
Viêm cơ tim
Để ngăn chặn trường hợp xảy ra biến chứng ở trẻ bị cúm A, gia đình cần quan sát theo dõi kỹ càng, nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
4. Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ nhỏ
Virus cúm A có thể lây lan trực tiếp trong không khí thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện, các giọt bắn có lẫn virus sẽ thoát ra ngoài và có thể lây truyền cho người khác, nếu hít phải hoặc chạm vào đồ vật có virus.
Ngoài ra, nhiều người có thể bị nhiễm cúm A khi:
- Dùng chung đồ đạc với người bị nhiễm bệnh, như cốc uống nước, chén, bát, thìa, khăn, quần áo, … hoặc do vô tình tiếp xúc với những vật mà người bệnh chạm vào như nắm cửa, bàn, ghế, nút bấm thang máy, … rồi đưa lên mũi hoặc miệng.
Bị lây bệnh do tiếp xúc với các động vật nhiễm cúm như lợn, ngựa, gia cầm. - Do tiếp xúc gần ở những nơi đông người như bệnh viện, trường học, công viên, văn phòng.
5. Cách phòng ngừa cúm A cho bé hiệu quả
Cúm A là căn bệnh nguy hiểm, không thể không đề phòng, nhất là khi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, gia đình nên chủ động tìm những biện pháp phòng ngừa cúm A như:
5.1 Tiêm phòng vắc xin cúm
Virus gây nên bệnh cúm A có nhiều chủng khác nhau và có thể tiến hóa, phân thành nhiều chủng mới, nên việc tiêm phòng vắc xin cúm nhắc lại mỗi năm rất cần thiết. Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành 3 loại vắc xin có thể bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh cúm là:
- Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp): Có thể phòng 4 chủng virus cúm nguy hiểm nhất là chủng A (A/H3N2, A/H1N1), chủng B (Yamagata, Victoria), chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến người già.
- Vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan): Có thể phòng 4 chủng virus cúm nguy hiểm nhất chủng A (A/H3N2, A/H1N1), chủng B (Yamagata, Victoria), chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn
- Vắc xin GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc): Có thể phòng 4 chủng virus cúm nguy hiểm nhất chủng A (A/H3N2, A/H1N1), chủng B (Yamagata, Victoria), chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến người già.
Tiêm phòng vắc xin cúm sẽ ngăn ngừa từ 60% đến 90% nguy cơ mắc bệnh, tùy theo độ tuổi và loại virus gây nên cúm A mà trẻ mắc phải. Vì thế gia đình nên chú ý để tiêm chủng đúng lịch cho bé. Ngoài ra, người lớn cũng nên tiêm phòng vắc xin để bảo vệ bản thân và gia đình.
5.2 Giữ vệ sinh, tiệt trùng đồ dùng cá nhân cho bé
Đồ đạc cá nhân của bé cần phải được giữ sạch sẽ và tiệt trùng cẩn thận. Đặc biệt là dùng những loại đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với các bé. Ngoài ra cần phải giúp bé rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.
5.3 Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Bé cần phải được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, để hệ miễn dịch phát triển khỏe mạnh, sức đề kháng tốt. Đặc biệt là bổ sung vitamin C vì sẽ giúp bé có sức đề kháng cao, ngăn ngừa cúm A hiệu quả. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C mà bố mẹ có thể cho bé ăn như bắp cải, rau bina, nước cam ép, chanh mật ong, ….
5.4 Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây
Do trẻ nhỏ rất yếu ớt, nhạy cảm nên cực kỳ dễ dàng bị nhiễm bệnh. Do đó ba mẹ không nên để bé tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, tránh đến gặp người bệnh hay chạm vào đồ đạc của người bị bệnh. Trong nhà có người bị bệnh thì ba mẹ cần phải thực hiện tiệt trùng, sát khuẩn các đồ đạc mà người bệnh tiếp xúc, để hạn chế vi khuẩn lây lan.
Vào những thời điểm cúm mùa hoành hành, ba mẹ không nên để bé đến những nơi đông người và có nguy cơ lây nhiễm cao. Nếu đi ở những nơi công cộng, cần tránh để bé chạm vào những nơi có nhiều người tiếp xúc.
Mẹ và bố cũng không nên để người khác hôn hoặc bẹo má của bé, vì dễ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cúm. Nếu có ai muốn ôm hôn hoặc chạm vào bé, cần phải rửa tay sạch sẽ trước.
5.5 Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ
Ba mẹ cần phải đảm bảo môi trường sống thật sạch sẽ. Đồ đạc trong nhà cần được tiệt trùng và làm sạch thường xuyên. Ngoài ra cần phải diệt muỗi và hạn chế nguy cơ phát triển của nhiều loại động vật hay côn trùng có khả năng lây lan dịch bệnh.
Sử dụng máy tiệt trùng chuyên dụng giúp loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ bé khỏi nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện nay, Moaz BéBé mang đến nhiều dòng máy tiệt trùng hiện đại như máy tiệt trùng sấy khô UVC, máy tiệt trùng sấy khô bảo quản hay dòng máy tiệt trùng hơi nước, giúp tiệt trùng bình sữa, núm ti, đồ chơi và các vật dụng khác một cách an toàn, nhanh chóng. Đây là lựa chọn lý tưởng để mẹ an tâm chăm sóc bé yêu.
Ba mẹ cũng có thể sử dụng thêm các dòng máy lọc không khí, hút ẩm hoặc tạo độ ẩm để giữ cho không gian sống trong lành, cân bằng độ ẩm, giảm nguy cơ lây nhiễm virus trong không khí.
5.6 Theo dõi sức khỏe và đi khám khi có dấu hiệu cúm
Khi bé có dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, sốt, … thì ba mẹ cần chú ý theo dõi để biết bé có bị cúm hay không. Nếu các triệu chứng rõ ràng hơn thì ba mẹ cần phải nhanh chóng đưa bé đi khám.
Nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ C thì ba mẹ có thể hạ sốt bằng cách chườm khăn mát lên trán. Đồng thời sử dụng khăn sạch ấm khoảng 30 độ C để lau cơ thể trẻ, nhất là các vùng trán, nách và bẹn, kết hợp cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung vitamin C. Nếu trẻ sốt cao không giảm, gia đình cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất, để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
6. Một số câu hỏi liên quan
Vì cúm A là bệnh gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, nên ba mẹ rất quan tâm chú ý và đã đưa ra nhiều thắc mắc. Dưới đây là những câu hỏi bác sĩ thường gặp nhất. Ba mẹ có thể chú ý để có biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp.
6.1 Cúm A có lây không?
Cũng như các loại cúm mùa khác, bệnh cúm A có khả năng lây lan rất nhanh, đồng thời dễ bùng phát thành dịch. Nhất là vào thời điểm mùa dịch, virus gây cúm A tồn tại lâu bên ngoài môi trường, từ 24 – 48 giờ trên bề mặt các đồ đạc như bàn ghế, tay nắm cửa, vịn cầu thang, nút bấm thang máy, …
Khi ở trong quần áo, virus có thể tồn tại được từ 8 – 24 giờ. Nếu ở trong lòng bàn tay có thể tồn tại được 5 phút. Khi ở trong môi trường nước có nhiệt độ 22°C, các chủng virus cúm A có thể tồn tại được đến 4 ngày, đối với môi trường nước ở nhiệt độ 0°C, virus có thể sống được tới 30 ngày. Đó là lý do, virus cúm thường phát triển rất mạnh vào mùa đông và lây lan nhanh chóng.
6.2 Cúm A có tự khỏi được không?
Những người có thể trạng khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe thì sẽ tự khỏi cúm A sau 2 – 3 ngày. Hầu hết các triệu chứng cúm A có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế.
Nhưng với những người có hệ miễn dịch đang suy giảm như người cao tuổi, trẻ nhỏ, trẻ bị suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính,…. thường khó tự khỏi và có thể gặp những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là có thể dẫn đến tử vong. Đó là lý do gia đình cần phải theo dõi kỹ càng và có biện pháp điều trị kịp thời.
6.3 Cúm A bao lâu thì khỏi?
Người mắc cúm A thường khỏi và hồi phục nếu điều trị đúng cách sau khoảng 1 tuần. Nhưng nếu không được điều trị phù hợp thì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và thời gian bị bệnh kéo dài hơn.
6.4 Cúm A sốt mấy ngày?
Người bị cúm A thường sốt từ 2 – 3 ngày, hoặc là từ 5 – 7 ngày, tùy theo thể trạng hoặc môi trường điều trị của người bị bệnh. Toàn bộ triệu chứng của bệnh thường biến mất hoàn toàn sau khoảng 1 – 2 tuần.
Nếu các triệu chứng tiếp tục kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện, người bệnh nên đến các cơ sở y tế và gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra, điều trị kịp thời và tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
6.5 Cúm A bao lâu thì hết lây?
Cúm A thường lây lan mạnh nhất trong khoảng 1 – 2 ngày trước khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Các dấu hiệu cúm A thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày sau khi phát bệnh. Tuy nhiên, các đối tượng trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc người có hệ miễn dịch yếu có thể lây lâu hơn.
Thời gian lây nhiễm của Cúm A của từng đối tượng là:
Người lớn và trẻ lớn: Có thể lây từ 1 ngày trước khi có triệu chứng đến khoảng 5-7 ngày sau khi khởi phát.
Trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch: Có thể lây lâu hơn, kéo dài đến 10-14 ngày hoặc hơn.
Sau khi hết sốt ít nhất 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt, tức là đã không còn lây nhiễm. Những triệu chứng giảm đáng kể, đặc biệt là ho và hắt hơi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, gia đình không nên để người bệnh tiếp xúc gần với người khác trong khoảng 7 ngày, nếu ra ngoài thì nên đeo khẩu trang.
6.6 Cách test cúm A
Người bị cúm A thường xuất hiện các triệu chứng giống với cúm thường như sổ mũi, đau họng, và mệt mỏi. Tuy nhiên, người bị cúm A sẽ mắc một số dấu hiệu cụ thể hơn như là:
Bị sốt cao liên tục trên 38,5 độ C, đi kèm nhức đầu dữ dội. Gia đình cần phải theo dõi nhiệt độ thường xuyên để biết tình trạng sức khỏe.
Sẽ có các dấu hiệu bị đau nhức cơ, xương khớp, nhất là khi bị ho. Cơ thể người bệnh mệt mỏi, uể oải và cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh ho.
Có thể bị đau tức ngực, nhịp tim tăng nhanh, khó thở, … Đây là biểu hiện của suy hô hấp, nếu không điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và tử vong.
Một biến chứng nghiêm trọng khác của cúm A là viêm màng kết. Tình trạng này xảy ra do sự viêm nhiễm lớp màng ngoài cùng bao quanh phổi, cản trở quá trình hô hấp, dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng khác.
Vì thế, biện pháp tốt nhất là xét nghiệm ngay để biết có mắc cúm A hay không. Tính đến thời điểm hiện tại, những phương pháp chẩn đoán cúm A sau đây là chính xác nhất:
Phương pháp RT-PCR, cung cấp kết quả trong khoảng 4 đến 6 giờ và giúp phân biệt các loại cúm khác nhau.
Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, cũng cung cấp kết quả sau vài giờ.
Xét nghiệm nhanh cung cấp kết quả trong thời gian ngắn (10 – 15 phút) và kết quả sẽ không chính xác bằng các phương pháp khác.
>> Xem thêm: Trẻ bị cúm A có nên tắm không? Lưu ý quan trọng khi tắm cho trẻ
Đây là những thông tin đang chú ý về cúm A và biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bé an toàn. Xin mời ba mẹ cùng tham khảo, để ngăn chặn những nguy cơ gây nên nguy hiểm cho bé trong mùa cúm.