SELECT MENU

Những dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất trong những tuần đầu

Cao Thao - - 46

Mang thai là một hành trình dài, vừa vất vả lại vừa hạnh phúc của các mẹ. Để bắt đầu hành trình một cách thuận lợi và có những sự chuẩn bị tốt nhất, các mẹ cần biết cách nhận biết những dấu hiệu mang thai dễ thấy nhất từ các tuần đầu tiên. Khi mang thai, cơ thể của các chị em sẽ nhanh chóng thay đổi, vì thế có nhiều dấu hiệu sẽ dễ dàng nhận diện nếu chú ý kỹ.

Nội dung bài viết

1. 25+ dấu hiệu mang thai trong những tuần đầu

dấu hiệu mang thai trong những tuần đầu

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi về thể chất và tâm lý. Nhận biết các dấu hiệu mang thai sớm sẽ giúp mẹ và gia đình không có những tác động vô tình làm ảnh hưởng sức khỏe mẹ lẫn thai nhi. Vì thế, có thể thông qua những dấu hiệu dễ nhận thấy như sau để xác định:

1.1 Chậm kinh

Đây là dấu hiệu nhận biết mang thai dễ nhận biết nhất. Đã có rất nhiều chị em phát hiện bản thân mang thai thông qua hiện tượng này.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 24 đến 38 ngày. Nếu chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, nhưng đột nhiên chậm kinh từ 5 – 7 ngày sau khi quan hệ tình dục mà không dùng các biện pháp phòng tránh thì có thể là đã mang thai. Lúc này, chị em có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra nồng độ hormone hCG trong nước tiểu tại nhà, sau đó đến cơ sở y tế để kiểm tra nhằm xác định xem đã mang thai chưa.

dấu hiệu mang thai chậm kinh

1.2 Sự thay đổi ở ngực

Thông thường, các cơn đau tức ngực có thể xảy ra khi chị em đến kỳ nguyệt san. Tuy nhiên, những bạn mang thai cũng có thể gặp các hiện tượng liên quan đến đau nhức và thay đổi vùng ngực.

Các chị em mang thai có dấu hiệu dễ nhận thấy là thay đổi ở vùng ngực, bao gồm đau sưng ngực, núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra, quầng vú cũng trở nên lớn hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tăng cao của nồng độ hormone hCG khi mang thai, làm thay đổi kích thước và hình dạng vùng ngực. Sau khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, các triệu chứng trên sẽ giảm hẳn và biến mất do cơ thể đã tự điều chỉnh sự thay đổi nội tiết tố.

1.3 Thay đổi trong tần suất đi tiểu

Đột nhiên đi tiểu nhiều lần cũng là một dấu hiệu mang thai, do sự gia tăng nội tiết tố (hormone hCG), cùng tử cung phát triển kích thước, làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và thận. Quá trình này tạo nên sức ép cho bàng quang, khiến cho chị em đi tiểu nhiều lần hơn.

1.4 Buồn nôn

Có đến khoảng 2/3 phụ nữ cảm thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Ngoài ra, đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai xảy ra sớm, ngay trong 1 – 2 tuần đầu tiên sau khi thụ tinh. Biểu hiện là ốm nghén buồn nôn xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày, nhưng đặc biệt là vào buổi sáng.

Về sau, khi thai kỳ ổn định, triệu chứng buồn nôn sẽ giảm dần và biến mất. Tuy nhiên cũng có một số mẹ bầu bị buồn nôn đến tận khi sinh.

dấu hiệu mang thai buồn nôn

1.5 Cơ thể mệt mỏi và kiệt sức

Khi chị em mang thai, nồng độ progesterone trong cơ thể bắt đầu tăng cao một cách nhanh chóng. Hơn nữa trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ, lượng progesterone sẽ liên tục tăng.

Vì đây là chất duy trì nội tiết tố thai kỳ, ngăn ngừa co bóp tử cung và có tác dụng ức chế đáp ứng miễn dịch sớm, nên có thể làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, đôi khi kiệt sức. Đó là lý do có nhiều mẹ khi mang thai luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không có sức lực.

1.6 Dấu hiệu mang thai: Bị đầy hơi

Do lượng progesterone tăng cao nên có thể làm cho các cơ trong ruột hoạt động kém hiệu quả hơn trước, dẫn đến làm chậm quá trình tiêu hóa. Hậu quả là mẹ bầu sẽ gặp tình trạng đầy hơi, ợ hơi.

1.7 Bị sưng và đau nướu

Để nuôi dưỡng thai nhi, cơ thể sẽ tập trung máu và lượng chất lỏng cần thiết vào, cho nên có thể khiến cho các mô dễ bị sưng, trong đó bao gồm nướu răng. Vậy nên các mẹ bầu có thể gặp hiện tượng nướu bị viêm, đau, chảy máu; mắt và mặt sưng húp. Tình trạng này rất dễ thấy bằng mắt thường, nên là một dấu hiệu mang thai nhanh chóng nhận biết được.

1.8 Chuột rút

Khi phôi bắt đầu làm tổ trong tử cung có thể gây ra hiện tượng chuột rút nhẹ ở các chị em. Dấu hiệu này thường xuất hiện tại thời điểm mang thai tuần thứ tư nên chị em có thể chú ý để phát hiện. Trường hợp chuột rút đi kèm với triệu chứng chảy máu thì có thể là mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Lúc này chị em cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám.

dấu hiệu mang thai chuột rút

1.9 Ra dịch trắng sữa

Do cơ thể mẹ bầu chưa tiếp nhận và thích nghi với sự thay đổi nội tiết tố nên có thể ra nhiều khí hư và có màu trắng sữa hơn. Nhưng nếu đi kèm với tiểu buốt, tiểu rắt hay đau vùng chậu thì cần đến gặp bác sĩ ngay.

1.10 Ẩm ướt cổ tử cung

Khi rụng trứng, cổ tử cung sẽ tiết dịch nhầy để giúp tinh trùng dễ gặp trứng hơn. Nhưng nếu trứng không gặp được tinh trùng thì chất nhầy sẽ khô lại trong vòng 24 giờ sau khi rụng trứng.

Nếu cơ thể thụ thai thì chất nhầy cổ tử cung sẽ tiếp tục được sản xuất trong nhiều ngày tiếp theo đó. Hiện tượng này gây ra tình trạng ẩm ướt cổ tử cung.

1.11 Chóng mặt và có thể bị ngất xỉu

Do sự thay đổi nội tiết tố làm cho mạch máu giãn ra, gây nên hiện tượng lưu thông máu tăng. Điều này làm cho huyết áp giảm xuống và có thể gây ra những cơn đau nhức đầu, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu ở phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, nhiều chị em có thể ngất xỉu do lượng đường trong máu hạ thấp.

1.12 Chảy máu âm đạo

Nếu trứng được thụ tinh cấy sâu hơn vào niêm mạc tử cung dày, sẽ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 25 – 30% phụ nữ mang thai trong những ngày đầu của thai kỳ.

dấu hiệu mang thai máu báo thai

Điều này có thể khiến cho nhiều người nhầm tưởng đây là hiện tượng kinh nguyệt. Do đó các chị em và gia đình cần chú ý về lượng máu chảy và màu sắc. Những người mang bầu thường chảy ít máu hơn, máu có màu nâu và hồng nhạt, chứ không phải đỏ sậm hay đỏ tươi.

1.13 Khẩu vị thay đổi

Hiện nay vẫn chưa có những giải thích thỏa đáng và cụ thể, nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã tổng kết rằng các mẹ bầu thường thay đổi khẩu vị khi mang thai. Nguyên nhân được biết đến nhiều nhất là do sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai tác động lên khẩu vị của chị em.

Đặc biệt là sự thay đổi của hormone HCG, sẽ tăng lên trong những ngày đầu thai kỳ, sau đó lại giảm xuống ở tuần thứ 11 và có những thay đổi liên tục tùy theo sức khỏe hoặc cơ địa mỗi người. Điều này dẫn đến việc có nhiều chị em trở nên cực kỳ nhạy cảm với một số mùi và vị của thức ăn, nên không thể ăn uống tốt. Ngược lại, có những mẹ bầu trở nên thèm ăn do được kích thích vị giác.

1.14 Rối loạn vị giác

Một trong những dấu hiệu mang thai dễ thấy là sự thay đổi và rối loạn vị giác. Có nhiều mẹ bầu cảm thấy miệng có vị lạ, đắng hoặc là vị như có kim loại trong miệng. Việc này khiến cho nhiều chị em mang thai cảm thấy khó chịu nhưng không biết nguyên nhân do đâu.

Theo các bác sĩ về thai sản, mùi vị kỳ lạ này là do nồng độ estrogen tăng lên khi mang thai có gây ra cảm giác dai dẳng mơ hồ trong miệng. Mẹ thường sẽ có cảm giác trong những ngày đầu thai kỳ, nhưng khi nội tiết tố đã ổn định thì cơ thể sẽ quen dần và không còn cảm giác này nữa. Tuy nhiên, cũng có nhiều mẹ bầu gặp phải hiện tượng này kéo dài trong suốt thai kỳ.

1.15 Mẹ trở nên nhạy cảm với nhiệt độ hơn

Nhiều chị em khi mang thai sẽ cảm thấy cơ thể rét buốt lúc vừa thức dậy, rồi sau đó lại cảm thấy quá nóng chỉ sau khoảng 30 phút. Những biểu hiện nhạy cảm với nhiệt độ có thể là dấu hiệu mang thai do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

1.16 Tiết nhiều nước bọt

Một số chị em khi mang thai bày tỏ, khoang miệng sẽ tiết nhiều nước bọt hơn bình thường. Hiện tượng dư thừa nước bọt chính là sự bắt đầu của tình trạng ốm nghén, tình trạng trào ngược axit hoặc ợ nóng, vốn là những triệu chứng mang thai rất phổ biến mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải.

1.17 Bị táo bón

Lượng Progesterone tăng lên khi mang thai sẽ gây ra hiện tượng làm chậm quá trình chuyển động nhu động, dẫn tới tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Đó là lý do các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh.

dấu hiệu mang thai táo bón

1.18 Rụng tóc

Trong khoảng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ có thể trải qua những tình trạng căng thẳng và mệt mỏi kéo dài vì sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc trong thai kỳ, được gọi là Telogen Effluvium (TE).

Quá trình này thường không kéo dài mà kết thúc trước tháng thứ 6 của thai kỳ. Bước vào những tháng cuối thai kỳ, tình trạng rụng tóc sẽ được cải thiện dần.

1.19 Người mang thai sẽ có tâm trạng thất thường

Vì sự thay đổi có nội tiết tố có thể làm ảnh hưởng tới những chất dẫn truyền thần kinh trong não, nên có thể gây ra ảnh hưởng tới tâm trạng. Vì thế có nhiều mẹ bầu sẽ thay đổi tâm tính so với ngày thường, ví dụ như có thể buồn chán, lo lắng hoặc trở nên hưng phấn. Do đó, nguy cơ mẹ bầu bị stress, trầm cảm khi mang thai cũng cao hơn nên gia đình cần phải chú ý.

1.20 Mẹ bầu bị đau lưng

Do sự phát triển của tử cung khi mang thai mà lưng của mẹ có thể bị đau nhức bởi các áp lực từ tử cung. Những cơn đau lưng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi thai nhi lớn dần trong những tháng tiếp theo.

dấu hiệu mang thai đau lưng

1.21 Bị tăng cân bất thường

Nhiều mẹ bầu sẽ tăng cân khi mang thai, đặc biệt là nếu các chị em thường xuyên thèm ăn và ăn rất ngon miệng. Mẹ bầu sẽ nhận được qua tình trạng quần áo mặc chật hơn, cơ thể nặng nề hơn.

1.22 Khó thở, hụt hơi

Đây là hiện tượng xuất hiện trong những tháng đầu thai kỳ, nhưng cũng có thể tái diễn vào cuối thai kỳ. Chị em mang thai sẽ thấy khó thở và hụt hơi do cần thêm lượng oxy để nuôi phôi thai phát triển, khi lượng hormone progesterone tăng lên sẽ gây ra hiện tượng trên.

1.23 Nhiệt độ cơ thể tăng

Đây vẫn là một hiện tượng xảy ra do lượng hormone progesterone tăng lên, làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao. Hiện tượng này khá giống với những ngày rụng trứng nên có nhiều chị em không chú ý và nhầm lẫn.

1.24 Phụ nữ mang thai xuất hiện rôm, sảy

Ở những vùng da nhiều nếp gấp của mẹ bầu sẽ xuất hiện rôm, sảy. Nguyên nhân là vì thân nhiệt cơ thể tăng cao, không thể đào thải kịp mồ hôi nên tích tụ lại và làm nổi rôm, sảy.

1.25 Có những cơn đau bụng âm ỉ

Nhiều chị em có bầu sẽ xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ, khá giống thời kỳ kinh nguyệt. Đồng thời đi kèm với hiện tượng ra máu bào thai, buồn nôn, căng tức ngực và mệt mỏi cơ thể.

2. Các phương pháp để xác định chính xác việc mang thai

Mặc dù các chị em có thể nhận biết được bản thân mang thai qua một số dấu hiệu tiêu biểu, nhưng không hoàn toàn chính xác nếu như không có biện pháp kiểm tra khoa học. Vì thế, để xác định chính xác việc mang thai, chị em cần áp dụng những phương pháp như sau:

Phương pháp 1: Xét nghiệm nước tiểu

Đây là phương pháp kiểm tra có thể thực hiện ngay tại nhà. Chị em sử dụng que thử thai mua tại những hiệu thuốc gần nhất để kiểm tra. Việc kiểm tra có thể thực hiện vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, nhưng để mang lại kết quả chính xác nhất thì chị em nên tiến hành vào buổi sáng.

Các phương pháp để xác định chính xác việc mang thai

Để kiểm tra, các chị em tiến hành theo những bước như sau:

Cho nước tiểu vào lọ đựng, rồi lấy que thử thai cắm vào lọ đựng, theo hướng mũi tên chỉ xuống dưới. Lưu ý là không được để nước tiểu vượt quá mũi tên. Sau đó chị em chỉ cần chờ đợi kết quả.

Thời gian chờ đợi là khoảng 5 phút. Nếu thấy xuất hiện 2 vạch đỏ tức là chị em đã mang thai. Còn nếu như chỉ thấy 1 vạch thì tức là chưa có thai. Trường hợp không xuất hiện vạch nào tức là có khả năng que thử thai bị hỏng hoặc lượng nước tiểu chưa đạt đủ mức yêu cầu.

Tính chính xác của phương pháp kiểm tra bằng nước tiểu lên đến 97% và nên thực hiện vào thời điểm 2 tuần kể từ khi có kinh hoặc sau khi chuyển phôi.

Nếu như kiểm tra bằng que thử thai mà ra kết quả âm tính, nhưng vẫn có những dấu hiệu mang thai như chậm kinh, buồn nôn, đau ngực, mệt mỏi thì nên kiểm tra lại bằng que thử thai sau 1 tuần, hoặc tiến hành xét nghiệm máu.

Phương pháp 2: Xét nghiệm máu

Biện pháp này được thực hiện để kiểm tra nồng độ Beta-Hcg có trong máu của người phụ nữ. Tên đầy đủ của hormone Hcg là Human Chorionic Gonadotropin, được tiết ra từ hợp bào nuôi và có vai trò kích hoạt các tế bào mầm của thai nhi phát triển. Ngoài ra còn có vai trò kích thích tiết ra hormone sinh dục, giúp quy định hình thành giới tính thai nhi.

Vì thế, Hormone hCG xuất hiện ngay sau khi trứng được thụ tinh và làm tổ trong niêm mạc tử cung. Loại  này đạt Hormone nồng độ tối đa khi bào thai được 2,5 tháng tuổi và ổn định đến lúc sinh. Do đó, khi mang thai sẽ xuất hiện Hormone hCG trong máu và chỉ cần xét nghiệm là biết được người phụ nữ có mang thai hay không.

Phương pháp xét nghiệm này cho ra kết quả chính xác hơn so với kiểm tra bằng que thử thai. Mặc dù sẽ không tiện lợi và tốn chi phí, nhưng chị em phụ nữ có thể lắng nghe các tư vấn từ bác sĩ để có những sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình mang thai của mình. Ví dụ như nhận được những thông tin về tuổi của thai nhi, nguy cơ dị tật bẩm sinh bất thường, khả năng mang thai ngoài tử cung.

3. Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì khi mang thai

Mang thai có thể mang đến niềm hạnh phúc vô hạn cho những mẹ bầu và gia đình. Tuy nhiên đây cũng là một hành trình vất vả và có nhiều điều cần phải quan tâm chú ý. Vì thế, mẹ bầu cùng gia đình phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có một hành trình mang thai an toàn, thuận lợi, bảo vệ bản thân và giúp con chào đời khỏe mạnh.

Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì khi mang thai

3.1 Chuẩn bị chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bà bầu và thai nhi

Mẹ bầu mang thai cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, để nuôi dưỡng thai nhi cũng như để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Đặc biệt là trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể bị thiếu hụt nhiều dinh dưỡng quan trọng, nên cần chú ý đến:

  • Thực phẩm chứa đạm

Khi mang thai, chị em cần nạp nhiều chất đạm để duy trì năng lượng, ổn định hàm lượng đường trong máu. Khi có đầy đủ lượng đạm cần thiết, mẹ bầu mới tạo điều kiện cho thai nhi phát triển toàn diện. Đây cũng là cách để hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng hệ thần kinh của thai nhi.

Những thực phẩm phù hợp để cung cấp đạm là thịt, sữa, tôm, cua, trứng, cá,… từ động vật. Ngoài ra còn có đậu tương, đậu xanh, đậu, bơ, chuối, … giàu đạm.

  • Thực phẩm chứa sắt

Khi mang thai, phụ nữ rất cần sắt để ngăn chặn tình trạng mệt mỏi cơ thể, chống da dẻ xanh xao, ngừa thiếu máu, không bị sút cân và đặc biệt là tránh băng huyết. Ngoài ra, nếu mẹ thiếu sắt thì có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho thai nhi, cụ thể là dễ bị sảy thai, thai chết yểu, suy dinh dưỡng thai nhi, sinh non, ….

Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì khi mang thai

Để bổ sung sắt, mẹ bầu có thể thêm thịt bò, thịt lợn, trứng gà, rau dền, bí đỏ, đậu tương, quả hạnh nhân, quả óc chó,… vào thực đơn của mình. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm viên sắt.

  • Thực phẩm giàu canxi

Nếu không cung cấp đủ canxi thì phụ nữ mang thai sẽ thường xuyên mệt mỏi, đau nhức lưng, bị chuột rút và đau đớn các khớp. Về sau có thể gặp tình trạng tê mỏi tay chân, yếu răng và loãng xương.

Khi thai nhi không có đủ canxi sẽ bị suy dinh dưỡng, còi xương. Bé sau khi sinh sẽ bị thấp bé, dễ dàng có nguy cơ dị tật. Đó là lý do mẹ nên bổ sung nhiều canxi khi mang thai.

Các thực phẩm có thể cung cấp nhiều canxi cho phụ nữ mang thai là cá, tôm, cải bó xôi, khoai lang, chuối, kiwi, sữa, ….

  • Thực phẩm chứa axit folic

Tác dụng của Axit folic với phụ nữ mang thai là ngăn chặn tình trạng thiếu máu hồng cầu, sảy thai, sinh non,… Ngoài ra còn có nhiều tác dụng với sự phát triển thai nhi, cụ thể là phòng ngừa nguy cơ khuyết tật, thiếu não, não úng thủy, đốt sống bị nứt, chống bị tim bẩm sinh, hở hàm ếch.

Mẹ có thể bổ sung Acid folic từ các loại thực phẩm như súp lơ xanh, rau mồng tơi, bơ, cam, bưởi, gan, đậu, hạt ngũ cốc,… Ngoài ra, có thể uống viên acid folic theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một trong những chất cần phải bổ sung khi mang thai, vì có tác dụng giảm ốm nghén, chống mệt mỏi, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, thiếu sữa, … Ngoài ra kẽm còn có tác dụng hỗ trợ thai nhi phát triển nhanh chóng, phòng chống suy dinh dưỡng, dị tật, thiếu cân ở thai nhi và bé sơ sinh.

Mẹ có thẻ ăn thịt bò, rau bina, nấm, đậu đỏ, đậu đen, hoặc tôm, cua vì giàu kẽm.

Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì khi mang thai

  • Các loại vitamin

Mẹ bầu cần bổ sung thêm vitamin A, B, C, D, E,… có tác dụng tăng khả năng miễn dịch, hấp thu nhiều dưỡng chất để thai nhi khỏe mạnh. Ví dụ như cam, bưởi, sữa, phô mai, ngũ cốc, trứng, … sẽ tốt cho mẹ bầu.

3.2 Thay đổi các thói quen sinh hoạt không tốt

Khi mang thai, có nhiều thói quen của mẹ bầu lẫn gia đình cần thay đổi, để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thai nhi. Đặc biệt là phải chú ý để chống nguy cơ bị stress, trầm cảm, có thể khiến cho mẹ bầu lẫn bé đều gặp nguy hiểm. Cụ thể là:

  • Không nên căng thẳng

Gia đình không nên để mẹ bầu gặp nhiều áp lực, vì có thể bị ảnh hưởng sức khỏe, gây ra những nguy hiểm cho thai nhi cũng như với cơ thể người mẹ. Nếu không chú ý có thể bị trầm cảm, sẽ có những hậu quả rất nguy hiểm.

  • Không nên tránh tiếp xúc với ánh mặt trời

Trong ánh mặt trời có chứa vitamin D cần thiết với hệ xương khớp và giúp mẹ hấp thụ canxi cùng phốt pho. Nếu không đủ canxi, vitamin D thì bé sinh ra có nguy cơ loãng xương, nhuyễn xương. Do đó mẹ bầu nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vừa đủ để giúp bé phát triển hệ xương. Thời điểm thích hợp là trước 9h sáng.

Mẹ bầu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để bổ sung Vitamin D

  • Không nên tắm nước nóng quá nhiều

Nếu mẹ bầu tắm nước nóng quá nhiều sẽ ảnh hưởng thân nhiệt và huyết áp. Nguyên nhân là vì khi tiếp xúc với nước nóng, nhịp tim sẽ tăng theo phản xạ dẫn đến tăng huyết áp. Sau đó thân nhiệt của mẹ bầu sẽ tăng theo, làm cho mạch toàn thân giãn ra và gây tụt huyết áp, thậm chí là tụt mức thấp hơn trước khi tắm.

Nếu thân nhiệt và huyết áp của người mẹ thay đổi liên tục, có thể gây hại cho quá trình vận hành máu, oxy và các dưỡng chất đến thai nhi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

  • Thường xuyên sử dụng điện thoại di động

Sóng phát ra từ điện thoại có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là rối loạn nhận thức và khiến trẻ thiếu tập trung. Bên cạnh đó, ánh sáng phát ra từ điện thoại còn gây ảnh hưởng tới khả năng tiết ra hormone melatonin, làm cho mẹ bầu bị rối loạn giấc ngủ, rơi vào căng thẳng. Vì thế, chị em không nên sử dụng điện thoại quá nhiều trong lúc mang thai.

  • Ăn uống đồ lạnh

Các loại thực phẩm lạnh có thể gây co thắt mạch máu tại vùng bụng và cổ tử cung, cản trở quá trình tuần hoàn máu đến thai nhi, gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi, thậm chí là các bé về sau. Với những mẹ bầu cơ địa yếu, nếu dùng đồ lạnh có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

  • Ăn cay quá nhiều

Không ít chị em ăn cay khi mang bầu, nhưng đây không phải là một thói quen tốt. Bởi trong thức ăn cay có chất gây tê, nên có khả năng làm tê liệt thần kinh của thai nhi, đánh mất khả năng phát triển bình thường, gây tác động xấu đến chức năng của hệ thần kinh. Ngoài ra, mẹ bầu vốn dễ dàng bị táo bón, ăn quá nhiều đồ ăn cay sẽ làm gia tăng khả năng này, hơn nữa còn có thể gây kích ứng và rối loạn hệ tiêu hóa.

Mẹ bầu cần tránh đồ cay nóng khi mang thai

  • Nằm ngửa

Mẹ bầu nằm ngửa quá nhiều sẽ làm cho trọng lượng thai nhi chèn ép lên động mạch chủ. Việc này có thể gây cản trở quá trình vận chuyển máu và oxy trong cơ thể mẹ, còn có thể ngăn cản việc vận chuyển các chất dinh dưỡng cho nhau thai. Nếu để việc này xảy ra quá thường xuyên còn có thể dẫn đến sảy thai, thai chết non hoặc suy dinh dưỡng.

  • Mẹ bầu thường xuyên xoa bụng

Thói quen thường xuyên xoa bụng tưởng chừng như bình thường nhưng lại có thể gây ảnh hưởng với những chị em đang mang thai. Khi xoa bụng nhiều sẽ làm cho tử cung bị co thắt, gây xáo động thai nhi và tăng nguy cơ bị sảy thai. Việc xoa bụng quá nhiều vào các tháng cuối thai kỳ còn khiến cho tử cung co thắt nhiều và gia tăng nguy cơ chuyển dạ đột ngột.

  • Trang điểm không đúng cách

Không ít chị em vẫn giữ thói quen trang điểm khi mang bầu. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo chị em nên cẩn thận khi lựa chọn các loại mỹ phẩm. Hãy tìm kiếm các loại mỹ phẩm có chất lượng tốt và chuyên dùng cho bà bầu, hoặc nếu không cần thiết, chị em không nên trang điểm.

Những sản phẩm chất lượng kém có thể thẩm thấu qua lớp niêm mạc và da, rồi hòa tan vào máu và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, sau khi sinh ra, những thành phần độc hại này vẫn đi từ máu sang sữa mẹ rồi gây hại cho em bé.

  • Mẹ bầu sử dụng những loại đồ uống có chứa chất kích thích

Khi mang bầu, các chị em không nên dùng những loại đồ uống chứa chất kích thích, như rượu, bia, cà phê hoặc trà. Những loại đồ uống trên không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, khi có khả năng làm nhịp tim và huyết áp của mẹ tăng cao. Sau một thời gian có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tiền sản giật, thai chết lưu, sảy thai, sản giật,…

4. Các câu hỏi thường gặp

Xung quanh vấn đề mang thai, đã có nhiều câu hỏi được đặt ra. Vì thế mẹ bầu có thể chú ý một số câu hỏi thường gặp như sau để cảm thấy an tâm hơn khi mang bầu và có sự chuẩn bị tốt nhất trong suốt thai kỳ:

Quan hệ bao lâu thì có dấu hiệu mang thai?

Sau quan hệ từ 14 đến 30 ngày, khi phôi thai làm tổ trong tử cung, cơ thể người phụ nữ đã xuất hiện một số dấu hiệu mang thai đầu tiên. Trong khoảng 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai, hormone hCG được sản xuất và gây ra những triệu chứng báo hiệu mang thai tiêu biểu như chậm kinh, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, đau tức ngực, rụng tóc, …. Vì thế, mẹ có thể thực hiện những biện pháp kiểm tra và xét nghiệm để xác định bản thân có mang thai hay không.

Quan hệ bao lâu thì có dấu hiệu mang thai?

Các dấu hiệu mang thai có khác nhau không?

Do cơ địa mỗi người là khác nhau, hoàn cảnh sống cũng không giống nhau, nên các dấu hiệu mang thai ở từng người phụ nữ cũng có nhiều khác biệt. Có chị em sẽ trải qua những hiện tượng như chậm kinh, buồn nôn, mệt mỏi, … nhưng cũng có những người mẹ bầu không gặp phải những tình trạng này.

Hơn nữa, ở giữa những người cùng xuất hiện chung một hiện tượng cũng có sự khác biệt về mức độ. Ví dụ như có mẹ chỉ ốm nghén trong thời gian ngắn, nhưng có mẹ kéo dài đến khi sinh nở. Đó là lý do mỗi người mẹ cần có sự quan tâm bản thân và đến gặp bác sĩ để có những phương pháp chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi tốt nhất.

Thời điểm nào dễ nhận biết mang thai nhất?

Thường thì 1 tuần sau khi trễ kinh ngày đầu tiên, mẹ có thể thực hiện các biện pháp kiểm tra để xem có mang thai hay không. Trong đó sử dụng que thử thai là phương pháp phổ biến, căn cứ vào việc phát hiện hormone hCG trong nước tiểu để xác định có mang thai hay không.

Tuy nhiên khi nồng độ hormone hCG trong nước tiểu thấp thì sẽ khó xác định được. Do đó, nếu nghi ngờ thì chị em có thể đến các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm và xác định đã mang thai hay chưa.

Như vậy, đây là những dấu hiệu mang thai dễ nhận thấy mà chị em có thể tham khảo để xác định bản thân đã mang bầu hay chưa. Tuy nhiên, như đã đề cập, không phải chị em nào cũng có các dấu hiệu giống nhau. Một số chị em có dấu hiệu này nhưng một số chị em khác lại không có các dấu hiệu đó. Điều này tùy thuộc nhiều vào cơ địa, sức khỏe và hoàn cảnh sống của mỗi người. Do đó, chị em nên chú ý kỹ lưỡng và đến gặp bác sĩ để đảm bảo tính chính xác.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý