SELECT MENU

Nhận biết sớm những dấu hiệu thai yếu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Cao Thao - - 11

Mọi mẹ bầu đều muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con suôn sẻ. Đó là lý do các mẹ bầu luôn rất thận trọng trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, trên thực tế đã có không ít chị em gặp phải tình huống ngoài ý muốn là thai chết lưu hoặc ngừng phát triển. Nếu gia đình phát hiện nhanh những dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu thai kỳ, thì có thể nâng cao tỷ lệ ngăn chặn thai chết non.

1. Tầm quan trọng của việc nhận biết sớm dấu hiệu thai yếu trong 3 tháng đầu

Nhận biết sớm dấu hiệu thai yếu trong 3 tháng đầu mang thai cực kỳ quan trọng, bởi đây là giai đoạn thai nhi còn non yếu, dễ bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố dù là nhỏ nhất. Gia đình cần chú ý để sớm phát hiện và gặp bác sĩ, nhằm tránh được những biến chứng nghiêm trọng như sảy thai, thai lưu hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Tầm quan trọng của việc nhận biết dấu hiệu thai yếu sớm

Hơn nữa, nhờ phát hiện dấu hiệu thai yếu sớm, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp để bổ sung dưỡng chất cho mẹ, xây dựng kế hoạch nghỉ ngơi khoa học cho mẹ bầu và kê đơn thuốc cần thiết.

Vì trong 3 tháng đầu, nồng độ hormone chưa ổn định, nên có nguy cơ sảy thai tự nhiên. Nếu phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường sẽ ngăn ngừa nguy cơ sảy thai, bảo vệ mẹ và bé.

Các bác sĩ cũng có thể hỗ trợ ổn định tâm lý mẹ bầu, giúp chị em phụ nữ khi mang thai không bị căng thẳng, lo lắng, giảm nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

2. Những dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu mẹ cần lưu ý

Thai yếu trong 3 tháng đầu có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau. Mẹ bầu có thể chú ý để nhanh chóng phát hiện:

Những dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu

2.1 Ra máu bất thường

Trong 3 tháng đầu mang thai, nếu xảy ra tình trạng ra máu bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu, động thai, thậm chí còn có thể là nguy cơ sảy thai. Vì thế, mẹ bầu cùng gia đình nhất định phải đặc biệt chú ý. Nếu xảy ra tình trạng này phải đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

2.2 Ngứa toàn thân

Khi mẹ bầu gặp hiện tượng bị ngứa và rạn da khi mang thai thì là một hiện tượng bình thường. Nhưng nếu đi kèm với những triệu chứng như vàng da, sốt, tổn thương ngoài da, nước tiểu nhạt màu thì nên đi khám ngay lập tức. Nguyên nhân là vì các hiện tượng này có thể là dấu hiệu của biến ứ mật dẫn đến tích tụ axit mật trong gan. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu.

2.3 Tiết dịch âm đạo nhiều

Do sự thay đổi nội tiết tố nên khi mang thai, cơ thể phụ nữ tăng tiết dịch âm đạo. Nếu dịch âm đạo có màu trong suốt hoặc trắng ngà, không có mùi hôi thì bình thường.

Nhưng khi mẹ bầu thấy dịch tiết ra có màu vàng, thậm chí là ngả xanh hoặc ra huyết nâu khi mang thai và đi kèm với mùi hôi thì phải đi gặp bác sĩ ngay. Đây chính là những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu bị bệnh viêm cổ tử cung, và có thể là biểu hiện thai yếu hoặc tăng nguy cơ sảy thai.

Ra nhiều khí hư màu vàng là dấu hiệu thai yếu

2.4 Sốt cao

Phụ nữ mang thai bị sốt cao là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt, nếu kèm theo những triệu chứng sốt khác như phát ban, đau khớp … thì có thể là do nhiễm vi trùng toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus… Mẹ bầu cần được điều trị ngay để gây điếc bẩm sinh ở thai nhi.

2.5 Mất cảm giác căng vú

Trong 3 tháng đầu thai kỳ núm vú của mẹ bầu sẽ lớn dần lên và chuyển sang màu nâu sẫm, đi kèm với đó là cảm giác đau ngứa phần da vùng ngực, thậm chí là những vết rạn. Nếu như các hiện tượng này biến mất, mẹ bầu không có cảm giác căng tức vú thì có thể là dấu hiệu bị hoại tử villous, phôi thai có thể đang teo đi hoặc đã chết.

2.6 Ra sữa non sớm

Mẹ bầu bình thường sẽ tiết sữa non từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Nhưng nếu mẹ bầu xảy ra tình trạng này sớm và có đi kèm các triệu chứng đau bụng, chảy máu âm đạo thì cần đến gặp bác sĩ kiểm tra ngay vì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai, thai chết lưu.

2.7 Mẹ bầu đi tiểu quá ít

Khi thai nhi phát triển, lớn dần lên sẽ chèn ép bàng quang, làm cho mẹ bầu hay có cảm giác buồn tiểu. Nhưng nếu mẹ bầu ít đi tiểu dần thì cũng có thể là dấu hiệu chứng tỏ thai nhi gặp tình trạng sức khỏe bất thường.

Mẹ bầu đi tiểu quá ít có thể thai nhi đang gặp vấn đề

2.8 Đau đầu dữ dội

Trong 3 tháng đầu mang thai, nếu mẹ bầu gặp hiện tượng đau đầu dữ đội thì có thể là nguy cơ tiền sản giật do huyết áp quá cao. Đây là bệnh lý thai kỳ rất nguy hiểm, nếu không đến gặp bác sĩ ngay thì có nguy cơ bị co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp, xuất huyết não gây tử vong… Mẹ bầu gặp tình trạng tiền sản giật mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thai, sinh non, thai chết lưu.  Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị tiền sản giật có nguy cơ chậm phát triển.

2.9 Chuột rút quá mức

Mẹ bầu thường bị chuột rút do lưu lượng máu hoạt động kém. Nhưng nếu chuột rút quá thường xuyên và ngày càng trầm trọng thì có thể là dấu hiệu thai yếu, mẹ bầu phải đi gặp bác sĩ để thăm khám ngay.

2.10 Đau lưng dữ dội

Các mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai không quá bất thường, vì đây là dấu hiệu thai nhi phát triển, gây ra áp lực cho vùng cột sống và lưng dưới của mẹ bầu. Nhưng nếu cơn đau bắt nguồn từ phía trước cơ thể rồi tiến dần về phía lưng thì lại có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu.

2.11 Đột ngột dừng nghén

Mẹ bầu sẽ dần giảm triệu chứng ốm nghén sau tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, rồi biến mất hoàn toàn, hoặc thậm chí có thể xảy ra sớm hơn mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng nếu mẹ bầu đột ngột ngừng ốm nghén thì có thể là do bị thấp nồng độ hCG, là dấu hiệu cảnh báo thai yếu, có nguy cơ sảy thai.

2.12 Tăng cân ít hoặc quá nhanh

Mẹ bầu thường tăng cân khi mang thai. Nhưng nếu tăng cân chậm thì có thể là do thai nhi bị suy dinh dưỡng, nhưng nếu tăng cân quá nhanh thì có thể là dấu hiệu bị tiền sản giật. Đó là lý do mẹ bầu phải chú ý đến tiến độ tăng giảm cân nặng khi mang thai.

cân nặng mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi

2.13 Thiếu hoặc không có tim thai

Tim thai nhi bắt đầu đập từ khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ và nhận thấy rõ ràng hơn vào tuần thứ 10 trở đi. Nhưng nếu như khi khám thai mà bác sĩ không phát hiện thấy tiếng tim thai, hoặc đập yếu thì có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí thai chết lưu.

2.14 Thai nhi phát triển chậm trong tử cung (IUGR)

Mẹ bầu bị khó thở, lượng đường trong máu tăng, … có thể là dấu hiệu cảnh báo gặp phải tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung. Kích thước của thai nhi lúc này sẽ bị nhỏ hơn 10% so với kích thước tiêu chuẩn và tuổi thai. Nguyên nhân chủ yếu là do bé không nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, mẹ bị thiếu máu, có vấn đề về thận, hoặc bị đái tháo đường thai kỳ.

2.15 Nhau thai thay đổi vị trí

Nhau thai đổi vị trí cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thai yếu. Trong trường hợp nhau thai bong khỏi tử cung sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

2.16 Tiểu buốt, đau khi đi tiểu

Mẹ bị đau buốt khi đi tiểu là dấu hiệu cảnh báo viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, tức là đang gặp nguy cơ sảy thai, sinh non. Đó là lý do cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín.

3. Dấu hiệu mất tim thai 3 tháng đầu

Mất tim thai trong 3 tháng đầu là tình trạng thai ngừng phát triển, không còn nhịp tim. Đây là dấu hiệu cảnh báo thai lưu, nên mẹ bầu phải được đưa đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu mất tim thai 3 tháng đầu

Vậy nên mẹ bầu và gia đình cần chú ý những dấu hiệu mất tim thai trong 3 tháng đầu dễ nhận thấy là:

Mẹ bầu thấy buồn nôn, căng tức ngực, mệt mỏi; đồng thời ra máu âm đạo bất thường mà máu có thể có màu đỏ tươi, nâu sẫm hoặc hồng nhạt, kèm theo dịch nhầy. Hơn nữa lượng máu có thể ít hoặc nhiều nhưng kéo dài liên tục. Đi kèm với đó là những cơn đau đớn dữ dội ở bụng dưới, rồi đau quặn, co thắt mạnh. Khi gặp những dấu hiệu  trên, mẹ bầu cần đi khám ngay lập tức để bác sĩ kiểm tra và xử lý sớm.

4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai yếu hoặc mất tim thai

Thông qua những triệu chứng cảnh báo thai yếu hoặc mất tim thai ở trên, có thể thấy rằng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này rất đa dạng và có liên quan tới các bệnh lý khác nhau. Trong đó có thể là do mẹ bị suy tim, suy thận, tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra còn có thể là do bệnh mô liên kết ở mẹ bầu như lupus ban đỏ hệ thống, dị tật tim thai nhi bẩm sinh (dị tật thần kinh, dị tật tim thai), tắc nghẽn tuần nuôi thai qua dây rốn, đầu thai nhi bị chèn ép trong khung chậu, ….

nguyên nhân thai yếu 3 tháng đầu

Các bác sĩ cũng nghiên cứu và chỉ ra rằng dinh dưỡng của mẹ bầu hoặc tâm lý đều có thể ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng sức khỏe của thai nhi. Nếu không ăn uống nghỉ ngơi tốt, hay gặp áp lực thì có thể dẫn đến tim thai yếu, ví dụ như:

  • Nôn nghén kéo dài làm cho mẹ bầu không nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng, cần thiết, bị sụt cân, làm cho thai nhi không đủ dinh dưỡng, bị yếu thai.
  • Các mẹ bầu bị các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm, u bướu, ung thư, hoặc bệnh từ quan hệ tình dục quá mức, quan hệ không an toàn trong lúc mang thai.
  • Những mẹ bầu làm việc quá sức và không được nghỉ ngơi đầy đủ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Phụ nữ mang thai thiếu chất, đặc biệt là canxi, đạm, sắt, ….
  • Mẹ bầu gặp phải những chấn thương ở vùng bụng trong thời gian mang thai.

5. Cách phòng ngừa và xử lý khi phát hiện dấu hiệu thai yếu

Tình trạng thai yếu rất nguy hiểm, không chỉ với thai nhi mà còn với mẹ bầu. Để giữ an toàn cho cả mẹ lẫn bé, có một thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ mang thai cùng gia đình và bác sĩ cần có những biện pháp phòng ngừa, đồng thời xử lý kịp thời như là:

5.1 Khám thai định kỳ và thực hiện các chẩn đoán tim thai

Khi đến khám thai định kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ lắng nghe nhịp tim của thai nhi, siêu âm để chẩn đoán. Nhờ vậy sẽ dễ dàng phát hiện nhịp tim chậm bất thường, đồng thời có thể đưa ra những đánh giá chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của thai nhi, trong đó bao gồm: cử động, trương lực cơ và lượng nước ối, …

>> Xem thêm: 28 điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết

Mẹ bầu cần khám thai định kỳ

Thông qua những kiểm tra và đánh giá này, bác sĩ sẽ giúp bố mẹ biết được em bé có khỏe mạnh hay đang gặp bất kỳ vấn đề nào không. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể thực hiện những xét nghiệm máu và nước tiểu của mẹ để sàng lọc các tình trạng của mẹ có thể gây ra nhịp tim chậm của thai nhi hay không.

5.2 Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất cho mẹ bầu

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế gặp những nguy cơ gây nên tình trạng yếu tim thai, hoặc khiến thai nhi phát triển không bình thường, gia đình nên có những phương pháp chăm sóc mẹ bầu hiệu quả và khoa học.

Người vợ cần được chăm sóc sức khỏe cẩn thận, được nâng cao thể trạng trước khi mang thai và vợ chồng cần tích lũy đầy đủ kiến thức về quá trình mang thai trước khi có thai. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần được bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết, thông qua chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, cũng như sử dụng những loại vitamin tổng hợp nếu bác sĩ yêu cầu.

Mẹ bầu cần bổ sung nhiều đạm, để cung cấp chất cần cho quá trình cấu tạo các bộ phận, cơ quan trên cơ thể trẻ, và có vai trò quan trọng trong tăng nguồn cấp máu cho thai nhi. Một osos thực phẩm giàu đạm mà mẹ bầu có thể ăn là: thịt, cá trứng, sữa, các loại đậu,…

Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhiều chất béo, đặc biệt là các chất béo không bão hòa như omega 3, vì đây là một chất khá quan trọng cho quá trình phát triển trí não của trẻ về sau. Chất béo còn đóng vai trò quan trọng với hệ tim mạch và hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt. Gia đình có thể bổ sung các axit béo không bão hòa từ những loại thực phẩm như: cá hồi, cá thu, cá trích, hạt lanh, hạt óc chó, cải bó xôi, súp lơ,…

>> Xem thêm: Cách giữ thai trong 3 tháng đầu thai kỳ: Mẹ khỏe mạnh, con phát triển tốt

Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất cho mẹ bầu

Mẹ bầu cũng cần tinh bột, bởi đây là chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các tế bào thần kinh thai nhi. Những thực phẩm từ ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc sẽ cung cấp tinh bột cần thiết cho mẹ bầu.

Khi mang thai, thể tích máu của người phụ nữ tăng lên 50% so với bình thường, vì phải dùng để cấp máu cho sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Chính vì thế, mẹ bầu rất cần bổ sung sắt, để thai nhi khỏe mạnh, tránh yếu tim thai. Những loại thực phẩm giàu sắt mà mẹ bầu có thể ăn là: ngũ cốc nguyên hạt, gan động vật, rau xanh, thịt đỏ, củ dền,…

Nếu thiếu Acid Folic khi mang thai, có thể gây ra những dị tật ống thần kinh ở trẻ. Đó là lý do mẹ bầu cần bổ sung Acid Folic theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Và nên ăn những thực phẩm chứa axit folic như: bơ, ngũ cốc thô, rau màu xanh đậm, rau chân vịt, bông cải xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa,…

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bổ sung và kết hợp Canxi, Vitamin D, giúp tránh tình trạng thai nhi bị còi xương. Một số loại thực phẩm giàu vitamin D như cá, bơ, trứng, sữa, …. Và bổ sung canxi với phô mai, hải sản, đậu,… Mỗi ngày mẹ bầu cần 800UI vitamin D và 800 -1000mg Canxi, cũng như nên tắm nắng vào thời gian thích hợp.

5.3 Tránh xa những thực phẩm không nên ăn

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng và đi khám thường xuyên, mẹ bầu cũng cần tránh xa các thực phẩm không nên ăn như là:

  • Những loại rau củ đã thối rữa, mọc mầm, có nấm mốc
  • Thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn
  • Đồ uống chứa cồn, cafein, thức uống có gas
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn nhanh
  • Cùng với đó là xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh như: Không thức khuya, không hút thuốc lá, uống đủ nước, chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no cho một lần ăn, không bỏ bữa, thực hiện các bài tập thể thao vừa phải, tránh các căng thẳng lo lắng trong thai kỳ
  • Mẹ bầu có thể tập hít thở bằng cơ hoành để cải thiện tâm trạng, giảm lo âu, căng thẳng.
  • Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ các vấn đề trong quá trình mang thai và không ngừng tích lũy những kiến thức về thai kỳ.

Đây là những dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu và cách phòng tránh, xử lý hiệu quả. Ba mẹ hãy tham khảo để có những sự chuẩn bị tốt nhất trong thai kỳ, giúp con yêu và mẹ khỏe mạnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý